CÁC BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT TTT TRÊN LÂM SÀNG 1 Phát hiện TTT

Một phần của tài liệu TƯƠNG TÁC THUỐC VÀ KIỂM SOÁT TƯƠNG TÁC THUỐC TRÊN LÂM SÀNG (Trang 32)

4.1. Phát hiện TTT

Để đề phòng TTT, cần phải thực hiện hai chức năng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau là phát hiện TTT và nhận biết TTT.

Sự ra đời của công nghệ thông tin đã giúp chúng tac có được các công cụ phát hiện TTT nhanh và hữu hiệu: đó là các phần mềm duyệt TTT. Việc áp dụng các phần mềm duyệt TTT đã làm giảm đáng kể các sai sót khi kê đơn. Trong một nghiên cứu khá lớn tại Israel trên 775.186 bệnh nhân được theo dõi trong suốt 18 tháng cho thấy tỷ lệ đơn có TTT đã giảm 62,8% khi áp dụng hệ thống cảnh báo bằng máy tính. Tuy nhiên khả năng phát hiện và giá trị của các thông tin đưa lại tuỳ thuộc vào phần mềm sử dụng. Hazlet và cs đã đánh giá khả năng của 9 phần mềm TTT để tìm ra 16 cặp TT trong 6 đơn thuốc

điều trị. Độ nhạy của các chương trình nằm trong khoảng 0,44 đến 0,88 và độ chọn lọc nằm trong khoảng 0,71 đến 1 (tối đa là 1) cho thấy các phần mềm vẫn bỏ qua rất nhiều TTT. Nghiên cứu của Langdorf và cs cũng cho thấy có đến 4,5% số TTT có ý nghĩa lâm sàng bị bỏ qua. Điều này chứng tỏ một số phần mềm có vấn đề về độ nhạy tức là có liên quan đến cơ sở dữ liệu nhập vào trong phần mềm. Đây là điều cần lưu ý khi xây dựng phần mềm duyệt TTT cho Việt nam.

4.2. Đánh giá mức độ nguy hiểm của TTT

Việc đánh giá TTT hiện nay chưa có được sự thống nhất chung trên thế giới. Thông thường các TTT được phân loại dựa trên 2 cơ sở là: mức độ nguy hiểm của TT và sự rõ ràng, đầy đủ của tài liệu tham khảo về TT, theo đó các TTT có mức độ nguy hiểm cao và có tài liệu chứng minh đầy đủ được coi là TT có ý nghĩa lâm sàng.

Nghiên cứu của Vitry trên 4 tài liệu tham khảo khác nhau bao gồm Dược thư Anh, Vidal, Drug interaction Facts và Micromedex cho thấy có sự khác biệt về lựa chọn và phân loại TTT. Điều này chứng tỏ còn thiếu một tiêu chuẩn về mặt thuật ngữ cũng như các bằng chứng dịch tễ học khi xây dựng cơ sở đánh giá các TTT.

Nghiên cứu của Bergk và cs trên 2000 nhân viên y tế cho thấy đa số đều mong muốn cung cấp nhiều hơn thông tin đối với mỗi TTT bao gồm cả các nguồn thông tin điện tử và cũng như là các sách, văn bản in.

Nghiên cứu của Glintborg và cs cũng như của Bergk và cs trên bệnh nhân điều trị nội trú cho thấy khả năng gặp TTT là rất cao; tuy nhiên điều may mắn là các TTT thực sự nguy hiểm và có ý nghĩa lâm sàng chỉ có tỷ lệ nhỏ.

4.3. Sử dụng phần mềm để phát hiện và quản lý TTT* Trên thế giới * Trên thế giới

Mặc dù số lượng các TTT có thể phát hiện trước là rất lớn nhưng số lượng TTT gặp phải trong kê đơn lại không giảm nhiều. Nguyên nhân đầu tiên là các bác sĩ và dược sĩ ngày nay đã hoàn toàn quá tải

trước số lượng dược phẩm khổng lồ và không ngừng gia tăng. Không ai có thể nắm được hết những thông tin cần thiết về từng sản phẩm và những TTT kèm theo. Đã có nhiều sách tra cứu được biên soạn để hỗ trợ đội ngũ nhân viên y tế trong việc phát hiện và quản lý TTT nhưng chúng nhanh chóng bộc lộ hạn chế trước những yêu cầu về tốc độ tra cứu nhanh, ví dụ với đòi hỏi của những đơn vị điều trị khẩn cấp như phòng cấp cứu. Hơn nữa khả năng cập nhật thông tin qua sách thường chậm. Ứng dụng công nghệ thông tin trong kê đơn và sử dụng phần mềm duyệt TTT là một giải pháp hữu hiệu cho những yêu cầu về thời gian và những thay đổi liên tục trong điều trị mà sách tra cứu không đáp ứng được.

Ngay từ những năm 70, các phần mềm duyệt TTT đầu tiên đã được xây dựng. Các nhà xuất bản trước kia chuyên xuất bản những quyển tra cứu đã làm quen với công nghệ thông tin và tung ra sản phẩm mới của mình. Chúng nhanh chóng được áp dụng rộng rãi do những ưu điểm nổi trội, và không thể phủ nhận rằng những phần mềm này đã giúp nâng cao khả năng của bác sĩ và dược sĩ trong việc phát hiện và kiểm soát TTT bất lợi trong kê đơn. Tuy nhiên, một thực tế là giữa các phần mềm có rất nhiều sự khác biệt về cơ sở dữ liệu, mức độ phân loại TTT, mức độ tin cậy, sự tiện lợi trong sử dụng cũng như mức độ cập nhật thông tin.

Trên thế giới nhiều phần mềm duyệt TTT đã ra đời và đang được sử dụng rộng rãi tại nhiều quốc gia, nhiều phần mềm đã được đưa vào sử dụng online trên mạng Internet hoặc offline trên các đĩa CD.

Một số nghiên cứu đã được tiến hành nhằm đánh giá các phần mềm trên thị trường theo nhiều tiêu chí khác nhau để mong tìm ra một phần mềm tối ưu cho công tác phát hiện và kiểm soát TTT trên lâm sàng.

* Tại Việt Nam

rất mới mẻ. Việc áp dụng công nghệ thông tin phục vụ cho sử dụng thuốc tại các bệnh viện mới chỉ dừng ở phạm vi quản lý hành chính. Hiện nay chỉ một số ít bệnh viện trung ương mới bắt đầu sử dụng một số phần mềm chuyên ngành y dược, phần mềm quản lý thuốc trong bệnh viện, còn các phần mềm duyệt TTT mới chỉ được sử dụng như một công cụ tham khảo không chính thức. Đối với các cơ sở y tế tuyến dưới, do điều kiện vật chất và điều kiện học tập còn thiếu thốn nên phần mềm duyệt TTT chưa thể đến được tay nhân viên y tế.

Ngoài ra, việc ứng dụng các phần mềm duyệt TTT tại Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn do cơ sở dữ liệu không phù hợp, ngôn ngữ không thuận tiện và tốc độ tra cứu chậm. Do những nguyên nhân trên, quá trình đánh giá TTT và ứng dụng phần mềm duyệt TTT ở nước ta vẫn còn đang trong giai đoạn khởi đầu. Cần thêm rất nhiều nghiên cứu mới để có thể kết luận về vấn đề này và mục tiêu cần đạt được là xây dựng phần mềm hỗ trợ kê đơn thuốc của Việt Nam và đưa vào sử dụng rộng rãi. Phần phụ lục cuối chương sẽ cho những thông tin về các phần mềm duyệt TTT có ở Việt nam của Ths Ngô Chí Dũng, bộ môn Toán – Tin, trường đại học Dược Hà nội).

Một phần của tài liệu TƯƠNG TÁC THUỐC VÀ KIỂM SOÁT TƯƠNG TÁC THUỐC TRÊN LÂM SÀNG (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w