D. Ghi nhớ
4. Cho ăn
4.1. Chuẩn bị thức ăn
4.1.1. Xác định lƣợng thức ăn thực tế
- Thức ăn thực tế của mỗi lần cho ăn được căn cứ theo lượng đã tính như trên
- Tăng thêm thức ăn khi lần cho ăn trước thiếu
- Giảm hoặc ngưng cho ăn khi:
Lần cho ăn trước thừa
Xử lý hoá chất gây sốc cho tôm như formol Mới thay nước
Tôm lột xác nhiều
Nhiệt độ nước trên 330C hoặc dưới 250
C pH, oxy biến động lớn.
4.1.2. Trộn thức ăn
Khi cần đưa thức ăn bổ sung, các hoạt chất hoặc thuốc trị bệnh vào cơ thể tôm, người ta thường trộn chúng với thức ăn và “áo” viên thức ăn bằng dầu mực.
1.Cân lượng thức ăn viên cần cho ăn trong cữ, chứa vào thau có độ lớn phù hợp
Hình 2.6. Cân thức ăn
2.Cân các thành phần cần
bổ sung theo liều lượng yêu cầu hoặc hướng dẫn ghi trên bao bì
Hình 2.7. Một loại chất bổ sung
3.Hòa các thành phần bổ
sung vào một lượng nước ngọt đủ để thấm ướt đều thức ăn
4.Rưới hoặc dùng bình xịt phun hỗn hợp nước này vào thức ăn
Hình 2.9. Rưới chất bổ sung vào thức ăn viên
5.Trộn đều, để vài phút
cho bề mặt viên thức ăn ráo lại
Hình 2.10. Trộn thức ăn
6.Đong lượng dầu mực
cần dùngtheo hướng dẫn
ghi trên bao bì
7.Rưới dầu mực vào khối
thức ăn
Hình 2.11. Một loại dầu mực
8.Trộn đều tay cho đến khi các viên thức ăn được bao bọc, “bóng” đều bởi
lớp dầu mực
10. Cân, chừa riêng lượng thức ăn cho vào sàng Lưu ý:
- Dầu mực bổ sung cholesterol, các acid béo và vitamin thiết yếu.
- Dầu mực có mùi thơm kích thích tính háu ăn của tôm.
- Lạm dụng dầu mực dễ gây các bệnh về tiêu hóa ở tôm.
4.2. Cho ăn
4.2.1. Thời điểm và lƣợng thức ăn
- Giai đoạn 2 tháng đầu, cho tôm ăn 3-4 lần/ngày
6-7 giờ, cho ăn với tỷ lệ là 25%
10-11 giờ, cho ăn với tỷ lệ là 15%
17-18 giờ, cho ăn với tỷ lệ là 35%
22-23 giờ, cho ăn với tỷ lệ là 25%
- Từ tháng thứ 3, cho ăn 5 lần/ngày
6 giờ, cho ăn với tỷ lệ là20%
10 giờ, cho ăn với tỷ lệ là10%
16 giờ, cho ăn với tỷ lệ là25%
20 giờ, cho ăn với tỷ lệ là25%
23 giờ, cho ăn với tỷ lệ là20%
4.2.2. Vị trí cho ăn
Khi mới thả giống, rải thức ăn quanh bờ ao hoặc khu vực thả giống, từ từ lan rộng ra
Thức ăn viên dạng mảnh cần được làm ướt trước để dễ chìm
Hình 2.13. Làm ướt thức ăn dạng mảnh
Từ tháng thứ 2, dùng thuyền cho ăn quanh ao
Hình 2.14. Cho tôm ăn bằng thuyền
Hoặc dọc theo các dây căng trong ao
Ngừng quạt nước trước khi cho ăn khoảng 15-30’ để tránh thức ăn bị cuốn theo dòng chảy
Hình 2.16. Ngưng quạt nước trước khi cho ăn Lưu ý:
- Không cho ăn ở vùng đáy ao tích tụ nhiều chất thải.
- Rải thức ăn cho tôm nhỏ sau khi rải thức ăn cho tôm lớn xong.
- Thức ăn của cỡ tôm nào được cho vào khu vực cỡ tôm đó tập trung nhiều.
Tôm lớn, khỏe thường ở giữa ao, vùng đáy ao sạch, gần quạt. Tôm nhỏ, yếu ở gần bờ, xung quanh vùng bẩn ở đáy ao, xa quạt.
4.2.3. Loại thức ăn
- Cho tôm ăn đúng loại thức ăn quy định.
- Tôm nhỏ ăn thức ăn tôm lớn sẽ thiếu dinh dưỡng, chậm lớn.
- Tôm lớn ăn thức ăn của tôm nhỏ sẽ không hấp thu hết đạm trong thức ăn.
Lượng đạm thừa được đưa ra ngoài qua phân, phân hủy gây ô nhiễm ao.
- Chuyển loại thức ăn mới từ từ để tôm quen dần.