Kiểm tra độ trong

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun chăm sóc và quản lý tôm sú (Trang 74)

D. Ghi nhớ

8. Kiểm tra độ trong

8.1. Ảnh hƣởng của độ trong của nƣớc ao nuôi đến tôm

- Độ trong: chỉ độ ít hay nhiều tảo trong ao

- Độ trong thích hợp trong ao là 30-40cm

- Độ trong thấp:

Do ao nhiều tảo

pH và oxy hòa tan giảm thấp lúc gần sáng

pH và oxy tăng cao vào quá trưa, gây bất lợi cho tôm

- Độ trong cao:

Thức ăn tự nhiên cho tôm ít Tôm dễ bị sốc, bỏ ăn

Tảo đáy có thể phát triển ở đáy ao

- Độ đục: chỉ độ ít hay nhiều bùn, phù sa lơ lủng trong nước, độ đục cao là

nước ao có nhiều bùn, phù sa lơ lửng

8.2. Đo độ trong của nƣớc ao nuôi 8.2.1. Vị trí, thời điểm đo

- Độ trong của nước được đo trực tiếp tại ao nuôi.

- Vị trí đo: cách bờ 1-2m, nơi có độ sâu vừa phải.

- Thời điểm đo: 13-14 giờ mỗi ngày

8.2.2. Đo độ trong

Đo độ trong của nước bằng đĩa Secchi, đơn vị tính là cm.

Đĩa Secchi là tấm kim loại tròn, đường kính 20 - 25cm

Mặt trên được chia đều 4 phần và sơn 2 màu đen - trắng xen kẻ nhau

Đĩa được nối với một sợi dây nhựa hoặc thanh gỗ được chia vạch 5 hoặc 10cm

Hình 3.66. Đĩa Secchi Cách đo độ trong của nước

1. Thả dây hoặc thanh gỗ để

đĩa Secchi xuống nước từ từ Mắt quan sát đĩa theo chiều thẳng đứng

2. Ngừng thả dây khi không

còn phân biệt được 2 màu đen trắng nữa.

Hình 3.68. Ngưng thả đĩa khi không phân biệt được màu đen trắng

3. Kéo đĩa lên và quan sát đoạn dây (thanh gỗ)

Độ trong của nước là chiều dài của đoạn dây (thanh gỗ) bị ướt. Có thể đo độ trong của nước đơn giản bằng tay như sau: Xoè bàn tay ra sao cho bàn tay vuông góc vớí cổ tay;

Cho tay từ từ xuống nước cho tới khi không nhìn thấy các ngón tay; Độ trong của nước là độ dài của cánh tay ướt nước

8.3. Xử lý khi độ trong của nƣớc ao nuôi tôm vƣợt quá mức thích hợp 8.3.1. Độ trong thấp

- Do tảo phát triển mạnh, thường vào cuối vụ nuôi, gây biến động lớn của pH

và oxy hòa tan trong ao.

- Cách xử lý:

1. Ngừng bón phân

Hình 3.69. Ngừng bón phân

2. Giảm mật độ tảo bằng formol

Hòa tan formol vào nước, tạt khắp ao vào thời điểm: 14-15giờ

Lượng dùng: 5-10 lít/1.000m3

Mở quạt nước liên tục

Thay 1/3 nước mới vào hôm sau

3. Thay nước mới

Hình 3.70. Cấp nước vào ao

8.3.2. Độ trong cao

- Độ trong cao do:

Nền đáy ao trơ, nghèo dinh dưỡng Tảo suy tàn

Nước ao nhiễm phèn

- Xử lý:

Bón phân vi sinh hoặc hóa học, gây màu nước cho ao nghèo dinh dưỡng

Hình 3.71. Bón phân cho ao Tảo tàn:

Thay nước

Đưa chế phẩm men-vi sinh hoặc zeolite vào ao để phân hủy xác tảo chết và hấp thu khí độc

Bón phân gây màu nước trở lại. Có thể gây màu giả tạm thời bằng chất nhuộm màu hữu cơ khi tảo chưa kịp phát triển

Hình 3.72. Một loại chất nhuộm màu hữu cơ

Nước ao nhiễm phèn:

Hòa vôi vào nước rồi tạt đều khắp ao

Lượng dùng 7-10kg/1.000m2

, 7-10 ngày/lần

Bơm hút chất thải

Nhằm đưa chất thải tích tụ ở đáy ao ra ngoài

Hạn chế thực hiện do làm xáo trộn môi trường đáy ao, tôm bị sốc và bỏ ăn Dùng lưới bao khu vực chất thải tập trung để tránh tôm bị hút vào ống. Máy bơm được đặt trên bờ hoặc trên phao di động trong ao

Đầu ống hút được di chuyển theo hình xoắn ốc từ ngoài vào ở khu vực tập trung chất thải khi máy bơm hoạt động.

Chất thải được chứa ở khu đất trống để phân hủy và được bón cho cây trồng.

C. Bài tập và sản phẩm thực hành của học viên

Bài tập 1. Tính lƣợng nƣớc ngọt cần bổ sung vào ao nuôi tôm sú

(Thời gian: 1 giờ)

- Thực hiện cá nhân

- Địa điểm: Lớp học

- Bài tập: Ao có diện tích 2.000m2

, mức nước sâu 1,2m, độ mặn của nước

trong ao là 28‰. Tính lượng nước ngọt cần bổ sung vào ao để hạ độ mặn xuống còn 20‰

- Giải:

Lượng nước trong ao là: 2.000m2

x 1,2m = 2.400m3

Lượng nước ngọt bổ sung vào ao là: (28 – 20) / 20 x 2.400 m3

= 960 m3

- Giáo viên có thể lấy số liệu thực tế từ các ao nuôi của địa phương

- Kết quả và sản phẩm cần đạt được:

Bài báo cáo kết quả tính toán

Bài tập 2. Thực hành kiểm tra các yếu tố môi trƣờng ao nuôi tôm

(Thời gian: 16 giờ)

- Thực hành theo nhóm 2-3 học viên

- Thời điểm thực hiện: Đo môi trường lúc 6-7 giờ và 13-14 giờ của 2 ngày

- Địa điểm: Mỗi nhóm học viên thực hành đo môi trường tại một ao nuôi tôm khác nhau, viết báo cáo và trình bày tại lớp học

- Dụng cụ: cho mỗi nhóm

Hộp giấy quỳ 1 hộp

Hộp test pH 1 hộp

Máy đo pH cầm tay 1 cái

Hộp test Oxy 1 hộp Hộp test độ kiềm 1 hộp Tỷ trọng kế 1 cái Khúc xạ kế 1 cái Nhiệt kế 0-1000 C 1 cái

Đĩa Secchi 1 cái

Nước cất

Nhật ký quản lý thức ăn và chất lượng nước Sổ ghi chép

- Thực hiện:

Mỗi nhóm học viên phụ trách đo các chỉ tiêu môi trường nước của một ao Lúc 6-7 giờ và 13-14 giờ của 2 ngày liên tục

Cách đo như hướng dẫn cho từng loại dụng cụ

Ghi số liệu đo được vào Nhật ký quản lý thức ăn và chất lượng nước hoặc sổ ghi chép

Đề xuất biện pháp xử lý đối với những chỉ tiêu môi trường nước vượt quá mức thích hợp với lượng hóa chất sử dụng tùy thuộc vào lượng nước trong mỗi ao

- Kết quả và sản phẩm cần đạt được:

Bài báo cáo có nêu quá trình thực hiện, số liệu và nhận xét về chỉ tiêu môi trường và đề xuất biện pháp xử lý của nhóm.

D. Ghi nhớ

Mẫu nước lấy đúng vị trí, phải đo ngay sau khi lấy mẫu Không đưa pH kế điện cực cầm tay xuống ao để đo pH nước

Thực hiện đúng hướng dẫn khi đo oxy hòa tan bằng test kit, không để lọ nước mẫu có khoảng trống chứa không khí khi đo.

Giáo viên cần hướng dẫn học viên đọc các thông tin về hàm lượng, nồng độ hóa chất, chế phẩm ghi trên bao bì để xác định lượng sử dụng chính xác.

NHẬT KÝ QUẢN LÝ THỨC ĂN VÀ CHẤT LƢỢNG NƢỚC TỪ ... ĐẾN ...

Ao số Diện tích: Số tôm thả: Mật độ:

Ngày thả: Thời gian thả: Nguồn tôm: Tình trạng chung:

Ngày

Tuổi Lƣợng thức ăn sử dụng (kg) Thức ăn thừa trong sàng Chất lƣợng nƣớc Biện pháp /hóa chất xử lý (kg) 6g 10g 18g 22g Tổng cộng 6g 10g 18g 22g DO pH t0C Độ kiềm Độ mặn Độ trong 6g 14g 6g 14g 6g 14g

Hệ thống quạt nước nhằm cung cấp oxy cho ao, gom tụ chất thải ở đáy ao, phá bỏ sự phân tầng nước… Khi tôm lớn, nhiệt độ cao hay trời mưa, quạt hoạt động liên tục trừ lúc cho ăn.

Khi vận hành, sửa chữa hệ thống quạt nước, cần tuân thủ các nguyên tắc an toàn điện, an toàn vận hành máy để hạn chế, loại trừ tai nạn lao động cho người nuôi.

Mục tiêu

- Biết được các nguyên tắc an toàn lao động trong nuôi trồng thủy sản

- Vận hành được hệ thống quạt nước trong ao nuôi tôm với thời gian, tốc độ

quạt thích hợp với từng thời kỳ phát triển của tôm nuôi

- Cẩn thận, nghiêm túc, chính xác, tuân thủ các nguyên tắc an toàn lao động

trong quá trình làm việc. A. Giới thiệu quy trình

B. Các bƣớc thực hiện

1. Kiểm tra hệ thống quạt nƣớc

Các nội dung kiểm tra gồm:

- Đường dây dẫn điện, các mối nối, nhất là đoạn từ bờ đến hệ thống quạt

nước (nếu vận hành bằng điện)

Kiểm tra hệ thống quạt nước

- Hệ thống điện - Hệ thống truyền động - Cánh quạt - Hệ thống phao Vận hành hệ thống quạt nước - Thời gian - Tốc độ Thực hiện an toàn lao động

- Nhiên liệu chứa trong máy

- Nước làm mát, nhớt làm trơn

động cơ (nếu có)

Hình 4.1. Động cơ

- Các khớp nối của trục truyền

động

Hình 4.2. Trục truyền động

- Bộ phận điều tốc, đảo chiều

- Gối đỡ trục truyền động

Hình 4.4. Gối đỡ

- Hệ thống phao nâng

Hình 4.5. Phao là thùng nhựa xanh

- Độ bền của các cánh quạt, khoảng

cách giữa các cánh quạt, chốt giữ cánh quạt vào trục truyền động.

- Các cọc cố định hệ thống quạt

Hình 4.7. Kiểm tra cọc cố định

2. Vận hành hệ thống quạt nƣớc 2.1. Thời gian vận hành

Trong 15 ngày đầu, không cần sử dụng máy sục khí do tôm nhỏ, ao còn sạch.

Từ ngày 16 - 30, có thể sục khí với thời gian từ 2g00 - 5g00 và 12 - 13 giờ. Từ ngày 31 - 40, vận hành từ lúc 1g00 - 6g00 và lúc 12g00 - 14g00

Từ ngày 41 - 70, vận hành từ 0g - 6g00 và lúc 12g00 - 14g00 Từ ngày 71 - 100, vận hành từ 20g00 - 6g00 và lúc 11g00 - 16g00

Từ ngày 101 đến lúc thu, vận hành liên tục trừ trước khi cho ăn 30 phút và sau khi cho ăn một giờ.

Cần vận hành sục khí liên tục khi thời tiết âm u hoặc mưa kéo dài.

Tăng cường quạt nước sau khi xử lý hóa chất. Với formol, quạt nước liên tục ở ngày đầu và ngày thứ hai sau khi xử lý. Ngưng vận hành khi cho tôm ăn.

2.2. Tốc độ quạt

Quạt nước với tốc độ vừa phải để tránh xáo trộn nền đáy, sục bùn gây đục nước, bất lợi cho tôm.

3. Thực hành an toàn lao động trong vận hành hệ thống quạt nƣớc 3.1. Thực hành an toàn điện

Phải thực hiện đúng các quy định:

- Phải che chắn các thiết bị và bộ phận của hệ thống điện;

- Phải thực hiện nối đất hoặc nối dây trung tính các thiết bị điện theo đúng

- Sử dụng các thiết bị, dụng cụ an toàn và bảo vệ khi làm việc trên hệ thống điện;

- Thường xuyên kiểm tra cách điện của các thiết bị cũng như hệ thống điện;

- Phải cắt nguồn cấp điện khi sửa chữa hệ thống lưới và thiết bị điện.

- Cử người canh giữ hoặc gắn biển báo “Cấm đóng điện” khi có người đang

làm việc trên hệ thống điện.

3.2. Cấp cứu ngƣời bị điện giật

Khả năng cứu sống nạn nhân đạt 90% nếu được cứu chữa ngay phút đầu tiên bị điện giật.

Để đến 6 phút sau khi bị điện giật mới cứu thì chỉ có thể cứu sống 10%. Nếu để đến 10 phút mới cứu thì ít có trường hợp cứu sống được.

3.2.1. Tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện

Ngắt nguồn điện bằng công tắc, cầu dao hoặc dùng búa, rìu cán gỗ chặt dây điện.

Hình 4.8. Cắt cầu dao điện Người cứu chữa phải đứng trên

bàn, ghế gỗ khô, đi dép cao su hoặc đi ủng, mang găng tay cách điện

Dùng que tre, thanh gỗ gạt dây điện

Hình 4.9. Tách dây điện khỏi nạn nhân bằng que tre

Nắm lấy áo quần của nạn nhân kéo ra

Không được nắm tay hay chạm vào người nạn nhân.

Hình 4.10. Tách dây điện khỏi nạn nhân bằng cách nắm áo

Hứng đỡ nạn nhân nếu người bị điện giật ở trên cao.

3.2.2. Xử lý sau khi tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện

- Người bị nạn chưa mất tri giác

Người bị nạn chưa mất tri giác, chỉ bị mê đi trong chốc lát, còn thở yếu Cần đặt nằm nghỉ nơi thông thoáng, yên tĩnh

Đưa ngay đến cơ quan y tế gần nhất.

- Người bị nạn mất tri giác

Người bị nạn mất tri giác nhưng còn thở nhẹ, tim đập yếu Cần đặt nơi thông thoáng, yên tĩnh

Nới rộng quần áo, thắt lưng

Lấy dị vật, đờm nhớt trong miệng ra Cho ngửi dung dịch ammoniac Xoa bóp toàn thân cho nóng lên Đưa ngay đến cơ quan y tế gần nhất.

- Người bị nạn đã ngừng thở

Người bị nạn ngừng thở, tim ngừng đập

Được đặt nơi thông thoáng, bằng phẳng, yên tĩnh Nới rộng quần áo, thắt lưng

Mở miệng nạn nhân để lấy dị vật, đờm nhớt trong miệng ra

Hô hấp nhân tạo hay hà hơi thổi ngạt hoặc hà hơi thổi ngạt kết hợp với ấn tim (xoa bóp tim) ngoài lồng ngực

Chờ y, bác sĩ đến và có ý kiến quyết định.

3.2.3. Hô hấp nhân tạo

- Cách 1:

1. Đặt nạn nhân nằm sấp trên mặt phẳng cứng, đầu nghiêng và gối cằm lên 2

bàn tay sấp lại với nhau.

2. Kéo lưỡi nạn nhân ra để thông khí.

3. Người làm hô hấp quỳ gối

trước đầu nạn nhân, đặt hai bàn tay lên lưng nạn nhân, hai ngón tay cái đụng vào nhau, bàn tay ở dưới đường vòng ngực (đường chạy giữa nách nạn nhân), hai cánh tay giang thẳng ra.

Hình 4.12. Đặt tay lên lưng nạn nhân

4. Nghiêng người về phía trước,

tạo lực ép lên lưng nạn nhân.

5. Buông ra từ từ trong 2-3 giây.

6. Ngã người về phía sau, lướt

bàn tay trên cánh tay nạn nhân.

Hình 4.14. Lướt trên cánh tay nạn nhân

7. Nắm hai cánh tay của nạn nhân

trên khuỷu tay (cùi chỏ) rồi kéo về phía mình (giữ y như vậy khoảng 2-3 giây).

Hình 4.15. Kéo cánh tay nạn nhân

8. Đặt hai tay nạn nhân xuống đất.

Lặp lại chu kỳ 12 lần/phút.

Hình 4.16. Người cứu nạn quỳ trên lưng nạn nhân

Đặt người bị nạn nằm sấp, một tay gối dưới đầu, một tay duỗi thẳng, mặt nghiêng về phía tay duỗi,

Moi đờm nhớt trong miệng nạn nhân ra và kéo lưỡi ra nếu lưỡi thụt vào. Người làm hô hấp quỳ hai đầu gối hai bên hông nạn nhân, hai bàn tay để vào hai bên cạnh sườn, hai ngón tay cái sát sống lưng nạn nhân.

Ấn tay xuống bằng cả người đổ về phía trước, đếm đến 3 rồi từ từ đưa người thẳng về, tay vẫn để ở lưng nạn nhân, đếm đến 3 rồi lại ấn tay xuống để lặp lại thao tác.

Thực hiện đều 12 lần/phút theo nhịp thở của người cấp cứu cho đến khi nạn nhân thở được hoặc có ý kiến của y, bác sĩ.

- Cách 3:

Đặt nạn nhân nằm ngửa, thân hơi ưởn lên bằng cách đặt một cái gối hoặc quàn áo vo tròn lại, đầu hơi ngửa.

Một người lấy khăn sạch kéo lưỡi nạn nhân ra và giữ cố định.

Người làm hô hấp quỳ phía trước, cách đầu nạn nhân độ 20 - 30cm, hai tay cầm lấy hai cánh tay của nạn nhân ở gần khuỷu.

Từ từ đưa hai cánh tay nạn nhân lên phía trên đầu, sau 2-3 giây lại nhẹ nhàng đưa tay nạn nhân xuống dưới, gập lại và lấy sức của người cứu để ép khuỷu tay nạn nhân vào lồng ngực của họ, sau đó 2 - 3 giây lại đưa trở lên đầu.

Thực hiện 16 - 18 lần/phút theo nhịp đếm đều đến 3 lúc hít vào và thở ra cho đến khi nạn nhân thở được hoặc có ý kiến của y, bác sĩ.

Hình 4.17. Người cứu nạn quỳ phía trước nạn nhân

3.2.4. Hà hơi thổi ngạt

Người cấp cứu quỳ bên cạnh, sát ngang vai nạn nhân đang nằm ngửa.

Ngửa đầu nạn nhân để cuống lưỡi không bít kín đường hô hấp

Hình 4.18. Đầu nạn nhân ngửa ra Một tay mở miệng, tay còn lại luồn một ngón tay được quấn vải sạch kiểm tra họng nạn nhân, lau hết đờm nhớt, lấy dị vật…

Người thổi ngạt vẫn mở miệng nạn nhân bằng một tay, tay kia vít đầu nạn nhân xuống

Hít thật mạnh rồi áp kín miệng

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun chăm sóc và quản lý tôm sú (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)