Giới thiệu quy trình thực hiện

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun chăm sóc và quản lý tôm sú (Trang 44)

D. Ghi nhớ

A. Giới thiệu quy trình thực hiện

Thu mẫu nước

-Vị trí: Cách bờ 2m, cách mặt nước 0,5m - Thời gian: 6-7 giờ và 13-14 giờ

Đo chỉ tiêu pH - Máy đo - Test kit - Giấy quỳ - 2 lần/ngày Oxy - Máy đo - Test kit - 2 lần/ngày Nhiệt độ - Nhiệt kế - 2 lần/ngày Độ mặn - Khúc xạ kế - Tỷ trọng kế - 1 lần/ngày Độ kiềm - Test kit - 1 lần/tuần Độ trong - Đĩa Secchi - 1 lần/ngày Màu nước 1 lần/ngày

Ghi số liệu vào sổ theo dõi

B. Các bƣớc tiến hành

1. Kiểm tra pH nƣớc ao nuôi tôm

1.1. Ảnh hƣởng của pH nƣớc ao nuôi đến tôm

- pH thích hợp là 7,5 - 8,5, không dao động quá 0,5 đơn vị trong một ngày

đêm.

- Ảnh hưởng của pH cao:

Khí độc NH3 tăng lên

Tôm khó lột xác, xuất hiện các đốm can xi trắng trên vỏ

- Ảnh hưởng của pH thấp:

Khó gây màu nước

Khí H2S được tạo ra nhiều

Tôm dễ nhiễm bệnh.

- pH thấp nhất vào lúc gần sáng, cao nhất vào quá trưa. Sau đó pH lại hạ dần.

- Trời mưa, phèn bị rửa trôi từ bờ xuống ao làm pH nước giảm xuống.

1.2. Đo pH nƣớc ao nuôi 1.2.1. Lấy mẫu nƣớc

- Vị trí:

Mẫu nước được lấy ở cách bờ khoảng 2m, nơi có độ sâu vừa phải. Mẫu được lấy cách mặt nước khoảng 0,5m.

Ao nhỏ, thu mẫu nước ở 2 vị trí đối xứng. Ao lớn, lấy thêm mẫu ở giữa ao.

- Thời gian thu và đo mẫu:

2 lần/ngày (6-7 và 13-14 giờ): với chỉ tiêu pH, oxy hòa tan, nhiệt độ nước

1 lần/ngày (13-14 giờ): Chỉ tiêu độ mặn, độ kiềm, màu nước, độ trong.

- Kết hợp quan sát thời tiết, tình trạng bờ, đáy ao.

- Khi thời tiết thay đổi, mưa bão, tảo tàn, xử lý hóa chất cần theo dõi diễn biến của môi trường nước.

- Ghi nhận vào sổ theo dõi, so sánh với các ngày trước để dự đoán diễn biến,

có biện pháp xử lý thích hợp như tăng cường sục khí, bón vôi, thay nước…

1.2.2. Đo pH mẫu nƣớc Đo bằng giấy quỳ

Hộp giấy quỳ gồm:

- Giấy quỳ

- Thang so màu

Lưu ý đến hạn sử dụng của giấy quỳ

Hình 3.1. Một số kiểu hộp giấy quỳ Thực hiện đo như sau:

1.Đo trực tiếp nước ao với thời

gian và địa điểm như trong hướng dẫn lấy mẫu nước: Lúc 6-7 và 13-14 giờ

Cách bờ khoảng 2m, cách mặt

nước khoảng 0,5m

Hình 3.2. Đo trực tiếp nước ao

Hoặc đo mẫu nước lấy từ ao theo hướng dẫn lấy mẫu nước

Hình 3.3. Lấy mẫu nước để đo pH

Giấy quỳ

2.Lấy một mẩu giấy quỳ dài khoảng 2-4cm

Hình 3.4. Lấy một mẩu giấy quỳ

3.Nhúng mẩu giấy quỳ vào

nước ao hoặc mẫu nước cần đo

Hình 3.5. Nhúng mẩu giấy quỳ vào nước

4.Để ráo khoảng 5-10 giây

Mẩu giấy chuyển màu

5.Đặt mẩu giấy lên thang so màu, so sánh màu của mẩu giấy với các ô màu trên thang so màu.

Màu giấy quỳ đậm hơn màu trên thang so màu

Hình 3.7. So màu

6.Màu giấy quỳ nhạt hơn màu

trên thang so màu

Hình 3.8. Màu mẩu giấy nhạt hơn

7.Đọc kết quả trị số pH ở ô màu

gần trùng nhất so với màu mẩu giấy.

Hình 3.9. Màu mẩu giấy trùng với màu của pH=8 trên thang so màu

Đo bằng test kit

Bộ test kit gồm:

- Thuốc thử

- Thang so màu

- Lọ nhựa trong chứa

mẫu nước

Hình 3.10. Các thành phần của hộp test pH Cách đo như sau:

1. Cho nước mẫu vào lọ, tráng

đều lọ vài lần Hình 3.11. Tráng lọ 2. Đổ nước tráng lọ ra Hình 3.12. Đổ nước tráng lọ Thang so màu Thuốc thử Lọ nhựa

3. Cho nước mẫu vào lọ đến mức quy định

4. Lau khô bên ngoài lọ

Hình 3.13. Cho mẫu nước vào lọ

5. Cho thuốc thử vào lọ với số

giọt quy định tùy theo nhà sản xuất sau khi lắc đều chai thuốc thử

Hình 3.14. Cho thuốc thử vào lọ

6. Lắc nhẹ tròn đều lọ để thuốc

thử hòa tan vào mẫu nước thử. Mẫu nước thử biến màu

7. Đặt lọ nước mẫu lên thang so màu, so sánh với các ô màu trên thang so màu

8. Đọc kết quả trị số pH ở ô màu

trùng hoặc gần nhất so với màu nước mẫu.

Hình 3.16. So màu mẫu nước với thang so màu

Đo bằng máy đo cầm tay (máy đo điện cực)

Máy đo pH cầm tay có 2 loại:

- Bút đo pH: có đầu dò (điện cực)

nằm trực tiếp, phía dưới của máy (bên trong).

Được dùng nhiều do dễ sử dụng

Hình 3.17. Bút đo pH

- Loại có đầu dò nối với máy bởi

dây dẫn.

Ít dùng do đắt tiền và khó sử dụng

Hình 3.18. Máy đo pH đầu dò rời

Nắp Đầu dò Màn hình số Vít hiệu chỉnh Màn hình số Đầu dò Nút tắt-mở

Cách đo như sau:

1.Hiệu chỉnh máy:

- Mở nắp máy

- Mở máy bằng nút mở-tắt

- Giữ phần dưới của máy trong cốc

nước cất

- Xoay nhẹ vít trong khe hiệu chỉnh

(bên hông hoặc mặt sau của máy), quan sát màn hình

- Ngừng xoay khi màn hình hiện lên

số 7,0

- Chuyển máy ra khỏi cốc nước cất

Hình 3.19. Hiệu chỉnh máy

2.Đo pH mẫu nước:

- Tráng cốc vài lần bằng nước mẫu

vừa lấy ở ao

- Cho mẫu nước cần đo vào cốc.

- Cho phần dưới của máy vào cốc

nước mẫu

- Lắc nhẹ phần dưới của máy trong

nước vài lần

- Chờ 15 - 30” cho số trên màn hình

đứng yên

- Đọc kết quả, ghi vào sổ theo dõi

- Đưa máy ra khỏi cốc nước

- Tắt máy

- Ngâm đầu dò vào cốc nước sạch

một lúc, lấy ra, để ráo

- Đậy nắp máy

Cách bảo quản:

- Tránh để pin cũ quá lâu trong máy vì có thể gây hỏng máy.

- Không đo trực tiếp vào nước ao

- Không để phần trên của máy tiếp xúc với nước để tránh chạm mạch.

1.3. Xử lý khi pH nƣớc ao nuôi tôm vƣợt quá mức thích hợp 1.3.1. Khi trời mƣa

- Bón vôi dọc theo mái và

mặt đê trước khi trời mưa Lượng dùng:

100-300kg/1.000m2

Loại: vôi nông nghiệp hay

còn gọi là vôi bột, CaCO3

Hình 3.21.Vôi bột

Hình 3.22. Rải vôi dọc theo bờ ao

- Hòa vôi bột hoặc dolomite

(vôi đen) vào nước rồi tạt

Lượng dùng:

10-30kg/1.000m2

Hình 3.24. Hòa vôi vào nước

Tạt khắp ao để ổn định pH

Hình 3.25. Tạt nước vôi vào ao

- Nếu pH giảm thấp (dưới

7,5) sau cơn mưa, có thể dùng vôi sống (vôi cục, CaO) tạt vào ao để nâng pH.

Thực hiện như sau:

Tưới nước vào vôi sống để thành vôi bung

Hình 3.26. Tưới nước vào vôi sống Hòa vôi bung vào xô nước, khuấy cho tan đều

Lượng dùng: 5-10kg/1.000m2

Tạt từ từ xung quanh ao để tránh tôm bị sốc vì vôi này làm pH nước tăng nhanh

1.3.2. Khi pH nƣớc tăng cao và thay đổi lớn trong ngày

- Khi pH nước tăng hơn 8,5, chênh lệch pH lúc

sáng và chiều hơn 0,5:

Hòa tan đường cát vào nước ngọt rồi tạt khắp ao Thời điểm: 14-15giờ

Lượng dùng: 1-3 kg/1.000m3

nước Mở quạt nước

Hoặc có thể thay 1/4 - 1/3 lượng nước trong ao để giảm bớt mật độ tảo

Hình 3.27. Đường cát

- Khi pH nước tăng hơn 9, chênh lệch pH lúc

sáng và chiều hơn 1:

Hòa tan formol vào nước rồi tạt khắp ao Thời điểm: 14-15giờ

Lượng dùng: 5-10 lít/1.000m3

nước Mở quạt nước liên tục

Thay 1/3 nước mới cho ao vào hôm sau

Hình 3.28. Chai formol

1.3.3. Khi pH thấp kéo dài

- Nguyên nhân:

Ao mới đào

Ao ở vùng đất phèn

- Xử lý:

Hòa vôi vào nước rồi tạt đều khắp ao, lượng dùng 7-10kg/1.000m2

, 7-10 ngày/lần ngày/lần

Cải tạo phèn (rửa phèn, bón vôi) cho ao trước khi bắt đầu vụ nuôi mới

Cách tính lƣợng chất rắn hoặc lỏng cho vào ao

Ví dụ 1: Tính lượng đường cát cần cho vào ao để ổn định pH nước

trong ao nuôi tôm sú có diện tích 5.000m2, nước sâu 1m với liều lượng

đường cát là 3g/m3 (đơn vị g/m3

Giải:

Thể tích nước trong ao là: 5.000m2

x 1m = 5.000m3

3g/m3 nghĩa là mỗi mét khối (m3) nước ao cần 3g đường

Vậy 5.000m3

nước cần: 3g/m3 x 5.000m3 = 15.000g = 15kg đường cát

Ví dụ 2: Tính lượng formol cần cho vào ao chứa 3.000m3 nước với

nồng độ formol là 10ml/m3 (đơn vị ml/m3

còn được gọi là ppm)

Giải:

10ml/m3 nghĩa là mỗi mét khối (m3) nước ao cần 10ml formol

Vậy 3.000m3

nước cần: 10ml/m3x 3.000m3 = 30.000ml = 30 lít formol

Lƣu ý:

Trong nuôi trồng thủy sản, các đơn vị để tính khối lượng thường là ki- lô-gam (kg), gam (g), mi-li-gam (mg) với

1kg = 1.000g 1g = 1.000mg Đơn vị tính thể tích là mét khối (m3 ), lít (l), mi-li-lít (ml) 1m3 = 1.000l 1l = 1.000ml Đơn vị tính nồng độ là phần trăm (%), phần ngàn (‰, ppt, g/l), phần triệu (ppm, g/m3 , mg/l).

Khi tính toán, cần kiểm tra các đơn vị tính thể tích, khối lượng cẩn thận vì trong nuôi trồng thủy sản, sai lệch kết quả nhau là mười, trăm, ngàn lần, thậm chí còn nhiều hơn nữa

2. Kiểm tra oxy hòa tan trong nƣớc

2.1. Ảnh hƣởng của oxy hòa tan trong nƣớc đến tôm

- Trong ao nuôi tôm sú, oxy hòa tan ít nhất vào lúc gần sáng, cao nhất vào xế

chiều.

- Ao có độ trong vừa phải, chênh lệch của oxy hòa tan vào buổi sáng và

- Ao có độ trong thấp, buổi sáng oxy trong ao thấp, tăng cao vào buổi chiều. Hàm lượng oxy quá cao (10-15mg/l) có thể xảy ra khi nắng to làm tôm bị bệnh bọt khí.

- Oxy trong ao thích hợp là lớn hơn 5mg/l.

- Oxy hòa tan nhỏ hơn 4mg/l, tôm giảm ăn, dễ nhiễm bệnh.

- Ao thiếu oxy, tôm có hiện tượng nổi đầu. bơi hỗn loạn, dạt vào bờ và chết.

2.2. Đo oxy hòa tan trong nƣớc 2.2.1. Lấy mẫu nƣớc

- Mẫu nước kiểm tra pH cũng là mẫu nước dung đo hàm lượng oxy hòa tan.

- Mẫu nước lấy ra khỏi ao phải được kiểm tra oxy hòa tan ngay.

- Lấy mẫu lúc 6-7 giờ và 13-14 giờ

2.2.2. Đo hàm lƣợng oxy hòa tan của mẫu nƣớc

- Hai dạng thiết bị phổ biến để

đo hàm lượng oxy hòa tan là: Hộp test kit gồm thuốc thử, thang so màu và lọ nhựa trong chứa mẫu nước.

Lưu ý đến hạn sử dụng của test kit

Máy đo có điện cực (đầu dò) nối với máy bằng dây dẫn (oxymeter) Máy đắt tiền và khó sử dụng, bảo quản nên không thích hợp với quy mô hộ gia đình

Hình 3.30. Máy đo oxy

Đo bằng test kit, được thực hiện như sau

1. Tráng đều lọ chứa mẫu

nước vài lần bằng nước mẫu định kiểm tra

Hình 3.31. Tráng lọ chứa mẫu nước

2. Cho nước mẫu vào lọ đến mép lọ

3. Lau khô bên ngoài lọ

4. Nhỏ thuốc thử số 1 vào lọ (số giọt có thể thay đổi tùy theo loại test kit) sau khi lắc đều chai thuốc thử Ví dụ: với hộp test SERA (Đức), nhỏ 6 giọt thuốc thử 1 vào lọ nước mẫu

Hình 3.33. Cho thuốc thử 1 vào lọ

5. Nhỏ thuốc thử số 2 vào lọ

(số giọt có thể thay đổi tùy theo loại test kit) sau khi lắc đều chai thuốc thử Ví dụ: với test SERA (Đức), nhỏ 6 giọt thuốc thử 2 vào lọ nước mẫu

Hình 3.34. Cho thuốc thử 2 vào lọ

6. Đậy kín lọ bằng nắp nhựa

ngay (phải không có bọt khí trong lọ)

7. Lắc đều lọ

8. Mở nắp lọ ra

Hình 3.36. Lắc đều lọ

9. Đặt lọ nơi nền trắng của

thang so màu, so màu với ánh sáng tự nhiên, không trực tiếp chiếu vào lọ

10.Đọc kết quả hàm lượng

oxy của mẫu nước là trị số của ô màu trùng hoặc gần nhất với màu mẫu nước.

Hình 3.37. So màu

11. Ghi kết quả kiểm tra vào sổ ghi chép số liệu

12. So sánh với số liệu của 2-3 ngày trước đó. Nhận xét về xu hướng

tăng, giảm hàm lượng oxy trong ao.

2.3. Xử lý khi hàm lƣợng oxy hòa tan vƣợt quá mức thích hợp 2.3.1. Hàm lƣợng oxy hòa tan thấp

- Xử lý khi oxy giảm đột ngột, tôm nổi đầu, dạt bờ:

Đưa chế phẩm tạo oxy như oxy già (H2O2) vào ao

Tăng cường quạt nước Thay nước

- Xử lý khi oxy thấp kéo dài:

Ao bị ô nhiễm do chất thải, thức ăn thừa: dùng chế phẩm men-vi sinh hoặc chế phẩm Yucca để phân hủy chất gây ô nhiễm, zeolit để hấp thu khí độc.

Lƣu ý khi sử dụng chế phẩm men-vi sinh trong ao:

- Thực hiện đúng hướng dẫn ủ ban đầu (nếu có) để tăng mật độ vi sinh trước

khi cho vào ao.

- Không đưa hóa chất diệt khuẩn, kháng sinh vào ao khi đang xử lý bằng chế

phẩm men-vi sinh vì làm vi sinh bị tiêu diệt hoặc ức chế hoạt động

- Tăng cường quạt nước để giúp vi sinh hoạt dộng hiệu quả hơn

- Định kỳ đưa chế phẩm vào ao để duy trì mật độ vi sinh cao

2.3.2. Hàm lƣợng oxy hòa tan cao

Do mật độ tảo cao, xử lý bằng cách: Thay nước

Diệt tảo bằng formol

3. Kiểm tra độ mặn

3.1. Ảnh hƣởng của độ mặn đến tôm

- Tôm sú lớn nhanh ở độ mặn 15 - 25‰.

- Độ mặn thấp, tôm lớn nhanh nhưng hay mềm vỏ.

- Nước mặn, tôm cứng vỏ nhưng lớn chậm.

3.2. Đo độ mặn

3.2.1. Lấy mẫu nƣớc

- Mẫu nước để kiểm tra pH cũng là mẫu nước dùng để đo độ mặn.

- Lấy mẫu lúc 13-14 giờ.

3.2.2. Đo độ mặn của mẫu nƣớc Đo bằng tỷ trọng kế

Tỷ trọng kế: Là ống thủy tinh Phần dưới có đường kính lớn, chứa các hạt chì nhỏ, Phần trên có đường kính nhỏ hơn, chứa cột giấy có chia độ.

Hình 3.38. Tỷ trọng kế Cách đo như sau:

1. Cho mẫu nước vào đầy ống nhựa hoặc vào ly có độ cao thích hợp để tỷ trọng kế không chạm đáy khi đo

Hình 3.39. Lấy mẫu nước vào ống

2. Cho tỷ trọng kế vào ống nhựa

Hình 3.40. Cho tỷ trọng kế vào ống

3. Chờ tỷ trọng kế đứng yên trong

ống nhựa

Hình 3.41. Tỷ trọng kế đứng yên

4. Đọc số trên vạch chia độ ở ngay

mức nước. Số này là độ mặn của nước trong ao

Đo bằng khúc xạ kế

Bên ngoài khúc xạ kế có các chi tiết chính:

- Nắp nhựa trắng trong, đóng mở

được

- Gương nhận mẫu nước màu xanh

trong, cố định bên dưới nắp nhựa

- Rãnh hiệu chỉnh

- Bộ phận chỉnh độ nét, có thể xoay

tròn được

- Mắt đọc tròn nhỏ, ở giữa bộ phận

chỉnh độ nét. Nhìn vào mắt có thể

thấy màn hình như bên dưới Hình 3.43. Khúc xạ kế

Màn hình có dãy số chỉ tỷ trọng của mẫu thư ở bên trái và dãy số chỉ độ mặn của nước ở bên phải.

Trị số ở ranh giới của nền xanh và nền trắng là độ mặn của mẫu nước

Hình 3.44. Kết quả đo là ranh giới của phần xanh và trắng

Nắp nhựa

Rãnh hiệu chỉnh

Cách đo độ mặn như sau:

1. Cho 1-2 giọt nước mẫu vào giữa

gương nhận mẫu nước

Hình 3.45. Cho mẫu nước vào gương nhận mẫu 2. Đậy nắp nhựa

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun chăm sóc và quản lý tôm sú (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)