PHƢƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG LÖA THUẦN XÁC NHẬN

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun phương pháp và kỹ thuật nhân giống lúa (Trang 64)

Bao gồm hạt giống lúa xác nhận 1 (XN1) và hạt giống lúa xác nhận 2 (XN2). Hạt giống XN1 phải đƣợc nhân trực tiếp từ hạt giống nguyên chủng, hạt giống XN2 phải đƣợc nhân trực tiếp từ hạt giống XN1.

Quy trình kỹ thuật nhân hạt giống xác nhận tƣơng tự nhƣ nhân hạt giống nguyên chủng.

Các khâu công việc và quy trình kỹ thuật từ làm đất đến chăm sóc, thu hoạch đều thực hiện giống nhƣ sản xuất nhân hạt nguyên chủng; riêng mật độ cấy hoặc gieo sạ thẳng thì tƣơng tự nhƣ mật độ gieo cấy ở ruộng lúa trong sản xuất đại trà, thƣa hơn một chút là tốt nhất, để dễ dàng trong việc quản lý, kiểm tra và khử lẫn trên ruộng giống.

Sau khi kiểm định và kiểm nghiệm theo quy định, nếu lô ruộng giống và hạt giống đạt tiêu chuẩn hạt giống cấp xác nhận theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 1776-2004) thì đƣợc công nhận là lô hạt giống xác nhận.

Hạt giống xác nhận đƣợc đóng bao, gắn tem nhãn theo quy định và đƣợc bảo quản cẩn thận để làm giống cho sản xuất đại trà.

Sơ đồ 1.5: Hệ thống nhân hạt giống lúa cung cấp cho sản xuất Hạt NC Hạt SNC SX Đại trà Hạt XN1 Hạt XN2

PHẦN THỰC HÀNH BÀI SỐ 2

Đánh giá tình hình sinh trƣởng phát triển của cây giống trên ruộng thông qua kiểm tra một số chỉ tiêu cơ bản

1. Mục tiêu thực hiện

Sau khi thực hành xong bài này, học viên có khả năng:

- Xác định và mô tả đƣợc các chỉ tiêu cơ bản về sinh trƣởng phát triển của giống trên đồng ruộng.

- Đánh giá tình hình sinh trƣởng phát triển của cây giống và đề xuất tác động biện pháp kỹ thuật phù hợp.

2. Chuẩn bị địa bàn, dụng cụ, học liệu

- Quá trình thực hiện nội dung bài thực hành đƣợc tổ chức tại thực địa, trên khu ruộng giống của một cơ sở nhân giống lúa. Tiến hành vào thời điểm ngay sau khi ruộng lúa giống đã qua giai đoạn trổ cờ tung phấn xong.

- Thƣớc ly để xác định một số các chỉ tiêu của giống

- Dụng cụ để xác định các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất cá thể - Bản mô tả đặc điểm của giống chuẩn

- Mẫu ghi kết quả quan sát, mô tả các chỉ tiêu của giống - Bút mực, bút chì để ghi chép kết quả.

3. Các chỉ tiêu chính cần xác định, theo dõi, quan sát

- Số lá bình quân/khóm tại thời điểm quan sát - Màu sắc của lá (đánh giá bằng cảm quan)

- Thế lá (góc đóng lá): nằm ngang/chéo/thẳng đứng (đánh giá bằng cảm quan)

- Chiều cao cây (cm)

- Xác định mật độ tại thời điểm xác định (khóm/m2) - Số bông/khóm. Đơn vị tính (bông)

- Số hạt (hoa)/bông. Đơn vị tính (hạt)

- Dự đoán năng suất lý thuyết (NSLT) (kg/ha)

NSLT = [mật độ (khóm/m2) x số bông/khóm (bông) x số hạt/bông (hạt) x P1000 hạt (gam)]. Sau đó tính ra năng suất kg/ha, hoặc tạ/ha.

Chú ý: Chỉ tiêu P1000 hạt dựa vào bản lý lịch của giống - Dự đoán hệ số nhân giống lý thuyết (HSNLT)

HSNLT = NSLT / Lƣợng hạt giống gieo ban đầu của 1 ha

3. Phƣơng pháp tiến hành

- Giáo viên nêu các kiến thức cần thiết liên quan đến nội dung bài thực hành - Giáo viên hƣớng dẫn, làm mẫu:

+ Cách xác định, cách mô tả các chỉ tiêu đặc trƣng của cây giống + Cách tính toán các chỉ tiêu.

- Tiến hành chia nhóm thực tập; mỗi nhóm từ 4 – 5 học viên; hƣớng dẫn cho nhóm học viên thực hiện các công việc sau:

+ Nghiên cứu, thảo luận nội dung các tài liệu tham khảo, mẫu biểu ghi chép, tranh ảnh, mẫu vật có liên quan do giáo viên giao.

+ Thảo luận tìm giải pháp thực hiện nội dung bài thực hành theo yêu cầu của giáo viên.

4. Bản hƣớng dẫn chi tiết thực hiện công việc

TT Bƣớc công việc Yêu cầu cần đạt và phƣơng pháp tiến hành

1 Chuẩn bị dụng cụ, học liệu

Chuẩn bị đầy đủ dụng liệu học liệu, gồm: - Thƣớc ly để xác định một số các chỉ tiêu của giống - Bản mô tả đặc điểm của giống chuẩn

- Mẫu ghi kết quả quan sát, mô tả các chỉ tiêu đặc trƣng của cây giống

- Bút mực, bút chì để ghi chép kết quả.

2 Chọn ruông, chọn điểm điều tra quan sát

- Chọn ruộng lúa giống có sẵn từ trƣớc, đảm bảo quan sát, mô tả đƣợc rõ nét nhất theo các đặc trƣng cơ bản của giống ở giai đoạn sinh trƣởng, phát triển đã xác định.

- Mỗi ruộng chọn 5 điểm theo 2 đƣờng chéo góc qua ruộng điều tra; mỗi điểm 1m2

3

Xác định mật độ và các chỉ tiêu đánh giá bằng cảm quan

- Trên mỗi điểm, đếm toàn bộ số khóm lúa để tính ra mật độ bình quân của 5 điểm (khóm/m2

).

- Tiến hành đánh giá cảm quan các chỉ tiêu nhƣ: màu sắc lá, thế lá.

4 Xác định các chỉ tiêu khác còn lại

- Ở mỗi điểm, lấy ngẫu nhiên 5 khóm/điểm

- Tiến hành đo, đếm các chỉ tiêu: số lá; số bông; số hạt; cao cây. Kết quả là số bình quân cho từng chỉ tiêu chung cho 1 điểm (mẫu 1)

5 Tính toán kết quả

- Cộng kết quả điều tra từng chỉ tiêu ở 5 điểm, chia cho 5 để lấy kết quả bình quân cho cả ruộng. - Dự đoán năng suất lý thuyết bằng cách tính theo theo công thức đã nêu ở mục 3.

- Dự đoán năng suất lý thuyết bằng cách tính theo theo công thức đã nêu ở mục 3.

6 Viết báo cáo kết quả thực tập.

- Trình bày kết quả tính toán các chỉ tiêu (ghi theo mẫu 2).

- Nhận xét về tình hình sinh trƣởng, phát triển của ruộng lúa giống: tốt/trung bình/sấu (kém)

- Đề xuất các biện pháp kỹ thuật tác động.

7 Kết thúc buổi thực tập

- Giáo viên đánh giá, nhận xét kết quả thực hiện bài thực tập đến từng nhóm học viên

- Thu dọn và vệ sinh dụng cụ, địa bàn thực tập.

Mẫu 1: Kết quả điều tra các chỉ tiêu ở các điểm

Nhóm thực tập số:

Giống lúa:...Cấp giống:...Ruộng số:... Ngày kiểm tra:...tháng...Năm...

Chỉ tiêu Khóm số 1 Khóm số 2 Khóm số 3 Khóm số 4 Khóm số 5 TB/khóm

1. Điểm điều tra số 1

- Số lá bình quân/khóm - Cao cây - Số khóm/m2 - Số bông/ khóm - Số hạt/bông - Màu sắc lá VD: xanh đậm

- Thế lá VD: đứng

- NSLT - HSNG

2. Điểm điều tra số 2

...

5. Điểm điều tra số 5

Từ số liệu điều tra thua đƣợc của từng điểm ghi ở bảng 1, tính toán và ghi kết quả vào mẫu bảng biểu 2 sau:

Mẫu 2: Kết quả điều tra các chỉ tiêu

Nhóm thực tập số:

Giống lúa:...Cấp giống:...Ruộng số:... Ngày kiểm tra:...tháng...Năm...

Chỉ tiêu Điểm số 1 Điểm số 2 Điểm số 3 Điểm số 4 Điểm số 5 Trung bình - Số lá bình quân/khóm - Cao cây - Số khóm/m2 - Số bông/ khóm - Số hạt/bông - Màu sắc lá VD: xanh đậm - Thế lá VD: đứng - NSLT - HSNG 5. Nhận xét:

Nhóm học viên đƣa ra những nhận xét tập trung vào các nội dung sau: - Tình hình sinh trƣởng, phát triển của giống lúa trên đồng ruộng.

- Mức độ nhiễm sâu bệnh (nhiều/ít, nặng/nhẹ/trung bình theo cảm nhận). - Mức độ cỏ dại(nhiều/ít/trung bình theo cảm nhận).

- Năng suất lý thuyết (cao/thấp so với giống gốc) - Hệ số nhân giống (cao/thấp)

5. Các lỗi thƣờng gặp và cách phòng ngừa:

TT Lỗi/sai sót Cách phòng ngừa

1

Chuẩn bị dụng cụ, học liệu thiếu, không đúng chủng loại, không sử dụng đƣợc hoặc sử dụng không đảm bảo độ chính xác

Căn cứ vào nội dung bài thực hành, gợi ý của giáo viên trong bảng phát tay để chuẩn bị đầy đủ, hợp lý, chính xác các dụng cụ và học liệu cần thiết

2 Chọn cây yêu tú điển hình thiếu chính xác

- Căn cứ vào bảng mô tả các tính trạng đặc trƣng để lựa chọn cho chính xác - Làm theo đúng hƣớng dẫn của giáo viên về cách xác định các chỉ tiêu

3 Làm lẫn cây và hạt của các cá thể đƣợc chọn lọc ra

- Cẩn thận, tập trung vào công việc - Khi thu hoạch để riêng sản phẩm của từng cá thể vào túi, đánh dấu, ghi số 4 Tính toán nhầm kết quả Cẩn thận, tập trung vào công việc

6. Kiểm tra đánh giá kết quả

Trên cơ sở quan sát, theo dõi quá trình thực hiện các khâu công việc trên thực địa và bản báo cáo kết quả thực hành của học viên, giáo viên tiến hành kiểm tra, đánh giá kết quả của học viên theo các nội dung đƣợc ghi trong bản hƣớng dẫn công việc.

BÀI SỐ 3

Khử lẫn trên ruộng nhân giống lúa nguyên chủng 1. Mục tiêu:

Sau khi học xong bài thực hành học viên có khả năng:

- Xác định đƣợc thời điểm cần tiến hành khử lẫn trên ruộng lúa giống. - Thực hiện đƣợc các khâu kỹ thuật trong việc khử lẫn giống trên ruộng lúa giống; đảm bảo độ thuần ruộng giống đạt tiêu chuẩn quy định.

2. Chuẩn bị địa bàn, dụng cụ, học liệu:

- Quá trình thực hiện nội dung bài thực hành đƣợc tổ chức tại thực địa, trên khu ruộng giống SNC của một cơ sở sản xuất và nhân giống lúa.

- Dụng cụ:

+ Bộ quần áo bảo hộ lao động

+ Liềm, soạt, bao tải để cắt bỏ, chứa đựng và tiêu hủy cây lẫn giống, cây khác dạng, cỏ dại…

- Học liệu: Bản mô tả các đặc trƣng cơ bản của giống

3. Phƣơng pháp tiến hành:

- Giáo viên nêu các kiến thức cần thiết liên quan đến nội dung bài thực hành - Giáo viên hƣớng dẫn, làm mẫu:

+ Cách nhận biết, cách mô tả các đặc điểm, tính trạng đặc trƣng của giống + Xác định thời điểm và số lần khử lẫn: trên ruộng lúa giống tối thiểu phải tiến hành khử lẫn 3 lần vào các thời điểm: thời kỳ lúa đứng cái làm đòng; thời kỳ ngay sau trổ cờ tung phấn; thời kỳ trƣớc thu hoạch 2 – 3 ngày.

+ Cách nhận biết và loại bỏ các cây không đúng giống, cây khác dạng, cỏ dại… - Tiến hành chia nhóm thực tập; mỗi nhóm từ 4 – 5 học viên; hƣớng dẫn cho nhóm học viên thực hiện các nội dung công việc theo bản hƣớng dẫn.

4. Bản hƣớng dẫn chi tiết thực hiện công việc

TT Bƣớc công việc Yêu cầu cần đạt và phƣơng pháp tiến hành

1 Chuẩn bị dụng cụ Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, học liệu nêu trên.

2

Nghiên cứu đặc điểm cây đúng giống

Các nhóm nghiên cứu bản mô tả đặc điểm cây đúng giống do giáo viên phát. Yêu cầu nhận biết đƣợc cây đúng giống

3

Phân chia khu vực ruộng giống cho các nhóm

- Căn cứ vào diện tích khu ruộng giống và số nhóm học viên; giáo viên phân chia khu vực ruộng giống cho từng nhóm, đảm bảo học viên có thể hoàn thành theo thời gian quy định.

4 Tiến hành khử lẫn - Trong diện tích đƣợc phân công, từng ngƣời trong nhóm lần lƣợt đi kiểm tra hết tất cả các hàng, băng lúa trên ruộng. Nhổ bỏ hoặc cắt hủy bỏ các cây không đúng giống, cỏ dại…

- Yêu cầu không sót cây khác giống, cỏ dại. Không loại bỏ nhầm cây đúng giống. Độ thuần, độ sạch sau khử lẫn đạt ≥ 99,9, không còn cây bị sâu bệnh.

- Từng nhóm sinh viên viết báo cáo thu hoạch kết quả thực tập

5. Các lỗi thƣờng gặp và cách phòng ngừa:

TT Lỗi/sai sót Cách phòng ngừa

1 Chuẩn bị dụng cụ, học liệu thiếu, không đúng chủng loại, không sử dụng đƣợc hoặc sử dụng không đảm bảo độ chính xác

Căn cứ vào nội dung bài thực hành, gợi ý của giáo viên trong bảng phát tay để chuẩn bị đầy đủ, hợp lý, chính xác các dụng cụ và học liệu cần thiết 2 Xác định sai cây khác giống,

hoặc xác định không đúng cây đúng giống

- Căn cứ vào bảng mô tả các tính trạng đặc trƣng để lựa chọn, xác định cho chính xác

3 Không loại bỏ hết cây khác dạng, khác giống, cỏ dại…

Kiểm tra kỹ trên tất cả các hàng, băng cây trên toàn bộ diện tích.

6. Kiểm tra đánh giá kết quả:

Trên cơ sở quan sát, theo dõi quá trình thực hiện các khâu công việc trên thực địa và bản báo cáo kết quả thực hành của học viên, giáo viên tiến hành kiểm tra, đánh giá kết quả của học viên theo các nội dung đƣợc ghi trong bản hƣớng dẫn công việc và kết quả trả lời các câu hỏi thêm nhƣ: Tiêu chuẩn của ruộng giống và cấp hạt giống lúa SNC? Tại sao phải tiến hành khử lẫn cho ruộng giống?

BÀI SỐ 4

Quy trình nhân hạt giống lúa thuần xác nhận

Do khuôn khổ thời gian của khóa đào tạo có hạn, nên phần thực hành không thể thực hiện trọn vẹn nội dung các khâu công việc của toàn bộ quy trình nhƣ đã giới thiệu trong phần lý thuyết. Tùy điều kiện cụ thể và khả năng sẵn có mà giáo viên lựa chọn và quyết định nội dung bài thực hành gồm một hoặc vài khâu công việc trong quy trình cho phù hợp.

Trong bài này giới thiệu nội dung thực hành gồm 3 khâu công việc: (1) chuẩn bị đất ruộng cấy lúa giống; (2) bón phân lót; (3) cấy lúa giống.

1. Mục tiêu:

- Liệt kê đƣợc các khâu công việc và trình tự các bƣớc thực hiện trong quy trình sản xuất nhân hạt giống lúa xác nhận.

- Chuẩn bị đƣợc đất ruộng cấy và cấy lúa giống đảm bảo ruộng lúa giống đạt tiêu chuẩn đúng theo quy định.

2. Chuẩn bị địa bàn, dụng cụ, vật liệu, học liệu:

- Quá trình thực hiện nội dung bài thực hành đƣợc tổ chức tại thực địa, trên diện tích đất sản xuất lúa giống.

- Dụng cụ:

Bộ công cụ và phƣơng tiện để thực hiện các khâu công việc: làm đất, bón phân lót, vận chuyển mạ và cấy.

- Vật liệu:

+ Mạ giống đã đủ tiêu chuẩn cấy

+ Các loại phân dùng để bón lót trƣớc khi cấy + Thuốc trừ cỏ

- Học liệu:

Bản hƣớng dẫn thực hiện quy trình kỹ thuật sản xuất nhân giống lúa thuần cấp xác nhận

3. Phƣơng pháp tiến hành:

- Giáo viên nhắc lại các kiến thức cần thiết liên quan đến nội dung bài thực hành; những yêu cầu cần đạt đƣợc của các khâu công việc. Phát bản hƣớng dẫn thực hiện quy trình kỹ thuật sản xuất nhân giống lúa thuần cấp xác nhận và bản hƣớng dẫn chi tiết thực hiện nội dung của bài thực hành.

- Giáo viên hƣớng dẫn, làm mẫu:

+ Cách nhận biết, cách tính toán, phối trộn các loại phân dùng để bón lót. + Xác định lƣợng diện tích mạ giống tƣơng ứng cần để cấy hết cho diện tích ruộng cấy.

+ Mật độ, khoảng cách và kỹ thuật cấy

- Tiến hành chia nhóm thực tập; mỗi nhóm từ 4 – 5 học viên; hƣớng dẫn cho nhóm học viên thực hiện các nội dung công việc theo bản hƣớng dẫn.

4. Bản hƣớng dẫn chi tiết thực hiện công việc

TT Bƣớc công việc Yêu cầu cần đạt và phƣơng pháp tiến hành

1 Chuẩn bị dụng cụ Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, học liệu nhƣ đã nêu ở phần trên.

2 Nghiên cứu, thảo luận quy trình và kỹ thuật thực hiện các khâu công việc

- Các nhóm nghiên cứu bản hƣớng dẫn thực hiện quy trình kỹ thuật sản xuất nhân giống lúa thuần cấp xác nhận và bản hƣớng dẫn chi tiết thực hiện nội dung của bài thực hành.

3 Phân chia khu vực ruộng cấy cho các nhóm

- Căn cứ vào diện tích khu ruộng và số nhóm học viên; giáo viên phân chia khu vực ruộng cho từng nhóm học viên thực hiện.

4 Tiến hành làm đất ruộng cấy

- Yêu cầu làm đất ruộng cấy phải: tầng đất mặt có độ sâu 10 -15cm nhuyễn; mặt ruộng bằng phẳng;

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun phương pháp và kỹ thuật nhân giống lúa (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)