CÁC NGUYÊN NHÂN CHÍNH GÂY THOÁI HÓA GIỐNG LÚA

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun phương pháp và kỹ thuật nhân giống lúa (Trang 33)

2.1. Do lẫn giống cơ giới

Giống bị lẫn tạp do yếu tố cơ giới gây nên, đây là nguyên nhân chủ yếu, có thể nói đến trên 80% là do nguyên nhân này gây ra.

Lẫn giống cơ giới xẩy ra ở tất cả các công đoạn trong quá trình nhân, thu hoạch, bảo quản…nhƣ:

- Ngâm ủ giống bị lẫn các loại giống với nhau.

- Công cụ chứa đựng và phƣơng tiện vận chuyển không vệ sinh sạch, để sót, lẫn hạt các loại giống khác nhau.

Hình 1.1:

- Khi thu hoạch, khi tuốt đập lúa, sân phơi, lò sấy…không chú ý vệ sinh, làm sạch, còn để lẫn hạt giống khác.

- Trong bảo quản: bao bì, nhà chứa…bị lẫn hạt khác giống. - Nền ruộng gieo sạ còn bị lẫn hạt khác giống.

Nhìn chung, tất cả các yếu tố cơ giới thực hiện trong quá trình sản xuất, nhân giống, nếu không làm đúng quy trình, không cẩn thận, không vệ sinh sạch sẽ thì đều gây nên sự lẫn tạp và dẫn đến sự thoái hóa giống.

Lẫn giống cơ giới là rất nguy hiểm. Từ lẫn giống cơ giới sẽ dẫn đến lẫn giống hệ thống, đặc biệt khi hệ số nhân của giống lẫn lớn hơn hệ số nhân của giống cơ bản.

Công thức tính tỷ lệ lẫn cơ giới sau n vụ nhân nhƣ sau:

Tn = T + T.k + T.k2 + Tk3 + Tk4 +...Tkn

Trong đó:

Tn: tỷ lệ lẫn ở vụ nhân thứ n T: tỷ lệ lẫn giống hệ thống

K: tỷ lệ hệ số nhân tương đối giữa giống lẫn và giống cơ bản

Ví dụ 1:

Tỷ lệ lẫn giống hệ thống T = 0,2%. Tỷ lệ hệ số nhân tƣơng đối giữa giống lẫn và giống cơ bản K = 1,2. Xác định tỷ lệ lẫn ở vụ nhân thứ 3 sẽ là:

Theo công thức trên ta có:

T3 = 0,2% + x 1,2 + x 1,22 + x 1,23

= 0,2 + 0,24 + 0,288 + 0,345 = 1,073 %

Kết quả trên cho thấy, tỷ lệ lẫn giống ban đầu mới 0,2% nhƣng đến vụ nhân thứ 3 thì tỷ lệ lẫn giống đã tăng lên tới >1%, đây là tỷ lệ lẫn rất cao, lô hạt giống đó không đủ tiêu chuẩn để sử dụng nhân làm giống cho sản xuất đƣợc.

Ví dụ 2:

Lẫn cơ giới 1 lần và giống lẫn có hệ số nhân (HSN) thấp hơn giống cơ bản: Giả sử HSN của giống cơ bản = 10, của giống lẫn = 8, số hạt giống cơ bản ban đầu là 1000 hạt, số hạt khác giống lẫn vào là 2 hạt, thì tỷ lệ lẫn cơ giới qua 4 vụ nhân nhƣ sau:

Bảng 1.3: tỷ lệ lẫn qua các lần nhân trường hợp HSN của giống lẫn <1

Số lần gieo Số hạt Tỷ lệ lẫn (%)

Giống cơ bản Giống lẫn

Bắt đầu 1000 2 0,20

Vụ nhân thứ nhất 10.000 16 0,16

Vụ nhân thứ 2 100.000 128 0,13

Vụ nhân thứ 3 1.000.000 1024 0,10

Vụ nhân thứ 4 10.000.000 8195 0,08 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong trƣờng hợp này thì tỷ lệ lẫn giảm dần nhƣng vẫn gây thoái hóa giống nghiêm trọng.

2.2. Do lẫn giống sinh học

Là do quá trình thụ phấn chéo của cây lúa; xảy ra nghiêm trọng nhất là khi cây lúa trỗ hoa tung phấn gặp điều kiện gió lớn. Lúa là loại cây tự thụ song nếu hạt phấn của cây khác, giống khác rơi vào hoa thì quá trình thụ phấn chéo cũng đƣợc diễn ra, chính vì vậy trong nhân giống lúa, các ruộng nhân khác giống phải cách ly ít nhất đƣợc 5-10m.

2.3. Do bị đột biến tự nhiên

Nghĩa là, trong điều kiện sống bất lợi, dƣới tác động của nhiều yếu tố ngoại cảnh khác nhau có thể gây ra sự đột biến làm thay đổi tính di truyền của giống; giống bị phân ly hình thành nhiều dạng hình, nhiều đặc tính, tính trạng mới không có lợi, dẫn đến năng suất, chất lƣợng và tính chống chịu giảm sút. Các yếu tố ngoại cảnh bất lợi thƣờng tác động nhƣ:

- Sự thay đổi đột ngột về thời tiết khí hậu - Gieo cấy trong điều kiện quá khô hạn. - Lúa bị ngập lụt kéo dài.

- Lúa sống trong điều kiện nhiệt độ cao, bức xạ chiếu sáng lớn.

- Do tác động của sấm sét, các tia vũ trụ, các tia phóng xạ trong môi trƣờng sống tự nhiên...

Các dạng hình mới sinh ra này lại có thể dẫn đến gây lẫn giống cơ giới và lẫn sinh học rất nguy hiểm.

Vì vậy, cứ sau 2 vụ gieo cấy chúng ta nên đến cơ sở sản xuất giống để đổi, hoặc mua lại hạt giống mới. Tuyệt đối không nên dùng một giống để gieo cấy trong nhiều vụ, nhiều năm trên cùng một thửa ruộng.

2.4. Do giống tự phân ly

Trong quá trình chọn tạo giống, có thể do không làm tốt công tác kiểm định, kiểm nghiệm, khảo nghiệm, đánh giá thiếu chính xác, hay vì lý do nào đó mà một số giống lúa chƣa đảm bảo tiêu chuẩn (nhất là giống lúa chƣa đạt độ thuần về di truyền) đã đƣợc đƣa vào sản xuất. Trong quá trình sử dụng chúng sẽ tự phân ly hình thành nhiều kiểu hình mới, thậm chí loài mới làm giảm độ thuần của giống. Các loại hình mới này lại tự do giao phấn trên đồng ruộng với cây của giống chuẩn, giống tốt. Kết quả lại dẫn đến lẫn giống cơ giới và lẫn giống sinh học, làm cho giống lúa thoái hóa nhanh chóng.

2.5. Do giống bị tích lũy nhiều sâu bệnh

Trong quá trình sản xuất, giống đƣợc gieo cấy qua nhiều vụ, nhiều năm trên cùng một khu vực. Công tác bảo vệ thực vật chúng ta làm chƣa tốt, rất có thể giống bị tích lũy nhiều mầm mống sâu bệnh, đặc biệt là bệnh do virus gây nên. Kết quả sẽ làm cho giống dần bị thoái hóa, khả năng chống chịu kém, chất lƣợng giống không đảm bảo.

2.6. Do điều kiện canh tác không đảm bảo

Có giống tốt nhƣng phải đƣợc gieo trồng, chăm sóc trong môi trƣờng và điều kiện tốt, thâm canh cao thì mới cho hiệu quả, mới giữ đƣợc giống.

Trong quá trình nhân giống và sản xuất, canh tác ngoài đồng ruộng nếu ta không làm đúng theo quy trình, không đầu tƣ thâm canh thì làm cho giống sinh trƣởng phát triển và chống chịu kém, nhiều sâu bệnh…giá trị gieo trồng và sức sống hạt giống ngày càng giảm sút, dẫn đến giống nhanh chóng bị suy thoái.

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun phương pháp và kỹ thuật nhân giống lúa (Trang 33)