3. PHƢƠNG PHÁP NHÂN HẠT GIỐNG LÖA THUẦN NGUYÊN CHỦNG
3.2.3. Cách ly
Ruộng giống phải đƣợc cách ly với các ruộng lúa xung quanh theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 1776-2004).
Nếu ruộng nhân có diện tích nhỏ, có thể sử dụng hàng rào cách ly bằng vải bạt hoặc nylon để thay thế các yêu cầu cách ly trong tiêu chuẩn nêu trên.
Bảng 1.4: Tiêu chuẩn cách ly ruộng giống trong nhân giống lúa
(TCVN 1776-2004)
Phƣơng pháp Ruộng sản xuất
Cách li không gian Cách li thời gian
Siêu nguyên chủng Ít nhất 20 m Trỗ trƣớc hoặc sau ít nhất 15 ngày Nguyên chủng Ít nhất 3 m Xác nhận Ít nhất 3 m 3.2.4. Gieo cấy
3.2.4.1. Nhân giống theo phương thức mạ cấy * Làm mạ:
Có thể làm mạ dƣợc (gieo dƣới ruộng) hoặc làm mạ sân (gieo trên nền đất cứng).
Hình 1.3: Cách ly ruộng nhân giống lúa nguyên chủng
Đối với làm mạ dƣợc:
(Học viên tham khảo thêm nội dung này ở modun MD/NGL3)
- Ngâm ủ hạt giống:
Các khâu công việc đƣợc tiến hành nhƣ sau:
+ Hạt giống phải đƣợc đãi và ngâm trong nƣớc sạch và ấm đến khi no nƣớc Khoảng 1 ngày 1 đêm. Chú ý thay 2- 3 lần nƣớc trong thời gian ngâm.
+ Vớt thóc ra rửa chua bằng nƣớc lã, để ráo nƣớc.
+ Cho thóc vào bao tải hoặc thúng…để ủ kín ở nhiệt độ 28-350C
+ Trong quá trình ủ cần thƣờng xuyên kiểm tra để điều chỉnh nhiệt độ và ẩm độ phù hợp.
+ Khi hạt nẩy mầm đạt yêu cầu thì đem gieo.
- Làm đất mạ:
Chọn loại đất thịt nhẹ, độ phì khá, đƣợc làm nhuyễn, lên luống rộng 1,2- 1,4m, có rãnh rộng 25- 30cm, mặt luống phẳng và không đọng nƣớc.
- Phân bón cho mạ:
Lƣợng phân bón cho 1ha mạ: 10-12 tấn phân hữu cơ hoai mục, 60 – 70 kg đạm ure, 200 – 250 kg lân supe và 90 – 100 kg kaliclorua. Cũng có thể thay thế bằng các loại phân hỗn hợp có tỷ lệ tƣơng ứng.
Cách bón:
+ Bón lót toàn bộ phân hữu cơ và phân lântrƣớc khi bừa lần cuối; trƣớc khi gieo bón 50% lƣợng phân đạm + 50% lƣợng phân kali bằng cách rải và xoa đều trên mặt luống.
+ Bón thúc lƣợng phân đạm và phân kali còn lại từ 1 đến 2 lần tuỳ theo tuổi mạ và kết thúc bón trƣớc khi nhổ mạ cấy 5 - 7 ngày.
- Gieo mạ:
+ Gieo 30-50g thóc mầm trên 1m2 đất mạ, gieo đều và chìm hạt. + Sau khi gieo 3 ngày có thể phun thuốc trừ cỏ dại.
+ Nếu nhiệt độ không khí dƣới 150C cần che phủ bằng nylon để chống rét cho mạ.
+ Thƣờng xuyên giữ nƣớc để ruộng mạ liền bùn.
Đối với làm mạ nền:
Với các giống ngắn ngày hoặc gặp điều kiện thời tiết không thuận lợi có thể áp dụng phƣơng pháp mạ nền (mạ sân). Cách làm nhƣ sau:
- Ngâm ủ hạt thóc giống:
Làm tƣơng tự nhƣ ngâm ủ mạ dƣợc
- Chuẩn bị giá thể để gieo:
+ Chọn đất khô, tơi xốp, đập nhỏ và sàng loại bỏ cục to. + Trộn đều với phân bón theo tỷ lệ 1m3
đất + 20 kg phân hữu cơ hoai mục + 0,25 kg urê + 4,0 kg Super lân + 0,25 kg Clorua Kali.
+ Có thể sử dụng bùn non thay đất khô để làm nền, tỷ lệ trộn phân bón nhƣ với đất khô.
- Làm nền:
+ Chọn sân phơi hoặc khu đất cứng bằng phẳng, đủ ánh sáng, khuất gió, thoát nƣớc.
+ Lót một lớp nylon để giữ ẩm và tránh rễ mạ ăn sâu xuống đất.
+ Đổ và san đều giá thể đã trộn phân bón lên thành luống rộng 1,0 -1,2m, dày 7 - 8cm.
+ Gieo 400 -500g thóc mầm trên 1m2.
+ Dùngđất bột để phủ kín thóc mầm sau khi gieo.
Hình 1.7: Gieo mạ trên nền đất cứng
(Nguồn: theo sonongnghiep.angiang.gov.vn)
* Chăm sóc mạ
- Trong mùa lạnh có thể chống rét cho mạ bằng cách dùng dây thép, tre, nứa dày để làm khung, căng nylon loại trong suốt che phủ lên luống mạ.
- Nếu nhiệt độ không khí >200C thì tháo nilon ở hai đầu luống ra; nếu nhiệt độ tăng cao hơn, trời ấm thì tháo bỏ hoàn toàn nilon trên luống mạ ra (xem hình 1.10).
- Đối với mạ ruộng, nếu gặp trời rét, ban ngày trời nắng thì tháo cạn nƣớc trong ruộng để “sƣởi ấm” cho mạ, ban đêm cho nƣớc vào ngập nửa cây mạ để giữ nhiệt chống rét cho mạ.
- Thƣờng xuyên tƣới nƣớc, giữ ẩm, phòng trừ sâu bệnh cho mạ.
* Cấy lúa
- Tuổi mạ cấy:
Vụ chiêm xuân, ở miền Bắc: + Đối với mạ dƣợc:
Nhóm cực ngắn hoặc A0: 3,0-3,5 lá Nhóm ngắn ngày hoặc A1: 4,0-4,5 lá Nhóm trung ngày hoặc A2: 5,0-6,0 lá Nhóm dài ngày hoặc B: 6,0-7,0 lá
+ Đối với mạ nền: 2,5-3,0 lá, khoảng 15-18 ngày sau khi gieo. Vụ mùa, ở miền Bắc:
+ Đối với mạ dƣợc:
Nhóm cực ngắn hoặc A0: 3,0-3,5 lá Nhóm ngắn ngày hoặc A1: 3,5-4,0 lá Nhóm trung ngày hoặc A2: 4,0-5,0 lá Nhóm dài ngày hoặc B: 4,5-5,0 lá
+ Đối với mạ nền: 2,5-3,0 lá, khoảng 12-15 ngày sau khi gieo.
- Kỹ thuật cấy:
+ Cấy 1 dảnh, cấy nông tay, thẳng hàng, theo băng. + Mật độ:
Đối với ruộng nhân hạt giống nguyên chủng, cấy thƣa khoảng bằng 70 - 80% mật độ cấy trong ruộng sản xuất đại trà:
+ Nhóm giống cực ngắn hoặc A0 và A1: 45-50 dảnh/m2 + Nhóm giống trung ngày hoặc A2: 40-45 dảnh/m2 + Nhóm giống dài ngày hoặc B: 35-40 dảnh/m2
Tuỳ điều kiện cụ thể (giống, tính chất đất, thời vụ) có thể cấy thƣa hơn để dễ khử lẫn, tăng khả năng đẻ nhánh, tăng số bông/khóm và tăng số hạt/bông.
* Chăm sóc ruộng lúa sau cấy
(Học viên tham khảo nội dung này trong modun MD/NGL4)
Hình 1.11: Ruộng lúa nguyên chủng sau cấy 10 ngày
3.2.4.2. Nhân giống theo phương thức gieo sạ thẳng
- Có thể tiến hành theo phƣơng thức gieo sạ thẳng nhƣ sau: Mật độ gieo:
Chỉ gieo thẳng theo hàng hoặc băng ở ruộng nhân hạt giống nguyên chủng và xác nhận, lƣợng hạt giống: 60 - 100 kg/ha.
- Phân bón:
+ Lƣợng phân bón cho 1ha: tƣơng tự nhƣ làm lúa cấy + Cách bón:
Bón lót toàn bộ phân hữu cơ và phân lân + 50% đạm + 30% Kali. Bón thúc hai lần
+ Khi lúa có 3 – 4 lá: 30% đạm + 40% Kali
+ Khi lúa kết thúc đẻ nhánh: 20% đạm + 30% Kali - Tƣới nƣớc:
Sau gieo giữ đất ẩm cho hạt mọc đều, tránh đọng nƣớc hoặc để nƣớc tràn mặt ruộng. Sau khi cây mọc, cho nƣớc vào ruộng và tăng dần mức tƣới theo sinh trƣởng của cây.
Giai đoạn lúa kết thúc đẻ nhánh đến thu hoạch, điều tiết nƣớc giống nhƣ ở ruộng lúa cấy.
Tuỳ từng giống và điều kiện ngoại cảnh cụ thể có thể điều chỉnh các biện pháp kỹ thuật gieo trồng nêu trên cho phù hợp.
3.2.5. Thu hoạch và bảo quản hạt giống lúa NC
(Học viên tham khảo nội dung này trong modun MD/NGL4 và modun MD/NGL6)
4. PHƢƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG LÖA THUẦN XÁC NHẬN
Bao gồm hạt giống lúa xác nhận 1 (XN1) và hạt giống lúa xác nhận 2 (XN2). Hạt giống XN1 phải đƣợc nhân trực tiếp từ hạt giống nguyên chủng, hạt giống XN2 phải đƣợc nhân trực tiếp từ hạt giống XN1.
Quy trình kỹ thuật nhân hạt giống xác nhận tƣơng tự nhƣ nhân hạt giống nguyên chủng.
Các khâu công việc và quy trình kỹ thuật từ làm đất đến chăm sóc, thu hoạch đều thực hiện giống nhƣ sản xuất nhân hạt nguyên chủng; riêng mật độ cấy hoặc gieo sạ thẳng thì tƣơng tự nhƣ mật độ gieo cấy ở ruộng lúa trong sản xuất đại trà, thƣa hơn một chút là tốt nhất, để dễ dàng trong việc quản lý, kiểm tra và khử lẫn trên ruộng giống.
Sau khi kiểm định và kiểm nghiệm theo quy định, nếu lô ruộng giống và hạt giống đạt tiêu chuẩn hạt giống cấp xác nhận theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 1776-2004) thì đƣợc công nhận là lô hạt giống xác nhận.
Hạt giống xác nhận đƣợc đóng bao, gắn tem nhãn theo quy định và đƣợc bảo quản cẩn thận để làm giống cho sản xuất đại trà.
Sơ đồ 1.5: Hệ thống nhân hạt giống lúa cung cấp cho sản xuất Hạt NC Hạt SNC SX Đại trà Hạt XN1 Hạt XN2
PHẦN THỰC HÀNH BÀI SỐ 2
Đánh giá tình hình sinh trƣởng phát triển của cây giống trên ruộng thông qua kiểm tra một số chỉ tiêu cơ bản
1. Mục tiêu thực hiện
Sau khi thực hành xong bài này, học viên có khả năng:
- Xác định và mô tả đƣợc các chỉ tiêu cơ bản về sinh trƣởng phát triển của giống trên đồng ruộng.
- Đánh giá tình hình sinh trƣởng phát triển của cây giống và đề xuất tác động biện pháp kỹ thuật phù hợp.
2. Chuẩn bị địa bàn, dụng cụ, học liệu
- Quá trình thực hiện nội dung bài thực hành đƣợc tổ chức tại thực địa, trên khu ruộng giống của một cơ sở nhân giống lúa. Tiến hành vào thời điểm ngay sau khi ruộng lúa giống đã qua giai đoạn trổ cờ tung phấn xong.
- Thƣớc ly để xác định một số các chỉ tiêu của giống
- Dụng cụ để xác định các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất cá thể - Bản mô tả đặc điểm của giống chuẩn
- Mẫu ghi kết quả quan sát, mô tả các chỉ tiêu của giống - Bút mực, bút chì để ghi chép kết quả.
3. Các chỉ tiêu chính cần xác định, theo dõi, quan sát
- Số lá bình quân/khóm tại thời điểm quan sát - Màu sắc của lá (đánh giá bằng cảm quan)
- Thế lá (góc đóng lá): nằm ngang/chéo/thẳng đứng (đánh giá bằng cảm quan)
- Chiều cao cây (cm)
- Xác định mật độ tại thời điểm xác định (khóm/m2) - Số bông/khóm. Đơn vị tính (bông)
- Số hạt (hoa)/bông. Đơn vị tính (hạt)
- Dự đoán năng suất lý thuyết (NSLT) (kg/ha)
NSLT = [mật độ (khóm/m2) x số bông/khóm (bông) x số hạt/bông (hạt) x P1000 hạt (gam)]. Sau đó tính ra năng suất kg/ha, hoặc tạ/ha.
Chú ý: Chỉ tiêu P1000 hạt dựa vào bản lý lịch của giống - Dự đoán hệ số nhân giống lý thuyết (HSNLT)
HSNLT = NSLT / Lƣợng hạt giống gieo ban đầu của 1 ha
3. Phƣơng pháp tiến hành
- Giáo viên nêu các kiến thức cần thiết liên quan đến nội dung bài thực hành - Giáo viên hƣớng dẫn, làm mẫu:
+ Cách xác định, cách mô tả các chỉ tiêu đặc trƣng của cây giống + Cách tính toán các chỉ tiêu.
- Tiến hành chia nhóm thực tập; mỗi nhóm từ 4 – 5 học viên; hƣớng dẫn cho nhóm học viên thực hiện các công việc sau:
+ Nghiên cứu, thảo luận nội dung các tài liệu tham khảo, mẫu biểu ghi chép, tranh ảnh, mẫu vật có liên quan do giáo viên giao.
+ Thảo luận tìm giải pháp thực hiện nội dung bài thực hành theo yêu cầu của giáo viên.
4. Bản hƣớng dẫn chi tiết thực hiện công việc
TT Bƣớc công việc Yêu cầu cần đạt và phƣơng pháp tiến hành
1 Chuẩn bị dụng cụ, học liệu
Chuẩn bị đầy đủ dụng liệu học liệu, gồm: - Thƣớc ly để xác định một số các chỉ tiêu của giống - Bản mô tả đặc điểm của giống chuẩn
- Mẫu ghi kết quả quan sát, mô tả các chỉ tiêu đặc trƣng của cây giống
- Bút mực, bút chì để ghi chép kết quả.
2 Chọn ruông, chọn điểm điều tra quan sát
- Chọn ruộng lúa giống có sẵn từ trƣớc, đảm bảo quan sát, mô tả đƣợc rõ nét nhất theo các đặc trƣng cơ bản của giống ở giai đoạn sinh trƣởng, phát triển đã xác định.
- Mỗi ruộng chọn 5 điểm theo 2 đƣờng chéo góc qua ruộng điều tra; mỗi điểm 1m2
3
Xác định mật độ và các chỉ tiêu đánh giá bằng cảm quan
- Trên mỗi điểm, đếm toàn bộ số khóm lúa để tính ra mật độ bình quân của 5 điểm (khóm/m2
).
- Tiến hành đánh giá cảm quan các chỉ tiêu nhƣ: màu sắc lá, thế lá.
4 Xác định các chỉ tiêu khác còn lại
- Ở mỗi điểm, lấy ngẫu nhiên 5 khóm/điểm
- Tiến hành đo, đếm các chỉ tiêu: số lá; số bông; số hạt; cao cây. Kết quả là số bình quân cho từng chỉ tiêu chung cho 1 điểm (mẫu 1)
5 Tính toán kết quả
- Cộng kết quả điều tra từng chỉ tiêu ở 5 điểm, chia cho 5 để lấy kết quả bình quân cho cả ruộng. - Dự đoán năng suất lý thuyết bằng cách tính theo theo công thức đã nêu ở mục 3.
- Dự đoán năng suất lý thuyết bằng cách tính theo theo công thức đã nêu ở mục 3.
6 Viết báo cáo kết quả thực tập.
- Trình bày kết quả tính toán các chỉ tiêu (ghi theo mẫu 2).
- Nhận xét về tình hình sinh trƣởng, phát triển của ruộng lúa giống: tốt/trung bình/sấu (kém)
- Đề xuất các biện pháp kỹ thuật tác động.
7 Kết thúc buổi thực tập
- Giáo viên đánh giá, nhận xét kết quả thực hiện bài thực tập đến từng nhóm học viên
- Thu dọn và vệ sinh dụng cụ, địa bàn thực tập.
Mẫu 1: Kết quả điều tra các chỉ tiêu ở các điểm
Nhóm thực tập số:
Giống lúa:...Cấp giống:...Ruộng số:... Ngày kiểm tra:...tháng...Năm...
Chỉ tiêu Khóm số 1 Khóm số 2 Khóm số 3 Khóm số 4 Khóm số 5 TB/khóm
1. Điểm điều tra số 1
- Số lá bình quân/khóm - Cao cây - Số khóm/m2 - Số bông/ khóm - Số hạt/bông - Màu sắc lá VD: xanh đậm
- Thế lá VD: đứng
- NSLT - HSNG
2. Điểm điều tra số 2
...
5. Điểm điều tra số 5
Từ số liệu điều tra thua đƣợc của từng điểm ghi ở bảng 1, tính toán và ghi kết quả vào mẫu bảng biểu 2 sau:
Mẫu 2: Kết quả điều tra các chỉ tiêu
Nhóm thực tập số:
Giống lúa:...Cấp giống:...Ruộng số:... Ngày kiểm tra:...tháng...Năm...
Chỉ tiêu Điểm số 1 Điểm số 2 Điểm số 3 Điểm số 4 Điểm số 5 Trung bình - Số lá bình quân/khóm - Cao cây - Số khóm/m2 - Số bông/ khóm - Số hạt/bông - Màu sắc lá VD: xanh đậm - Thế lá VD: đứng - NSLT - HSNG 5. Nhận xét:
Nhóm học viên đƣa ra những nhận xét tập trung vào các nội dung sau: - Tình hình sinh trƣởng, phát triển của giống lúa trên đồng ruộng.
- Mức độ nhiễm sâu bệnh (nhiều/ít, nặng/nhẹ/trung bình theo cảm nhận). - Mức độ cỏ dại(nhiều/ít/trung bình theo cảm nhận).
- Năng suất lý thuyết (cao/thấp so với giống gốc) - Hệ số nhân giống (cao/thấp)
5. Các lỗi thƣờng gặp và cách phòng ngừa:
TT Lỗi/sai sót Cách phòng ngừa
1
Chuẩn bị dụng cụ, học liệu thiếu, không đúng chủng loại, không sử dụng đƣợc hoặc sử dụng không đảm bảo độ chính xác
Căn cứ vào nội dung bài thực hành, gợi ý của giáo viên trong bảng phát tay để chuẩn bị đầy đủ, hợp lý, chính xác các dụng cụ và học liệu cần thiết
2 Chọn cây yêu tú điển hình thiếu chính xác
- Căn cứ vào bảng mô tả các tính trạng đặc trƣng để lựa chọn cho chính xác - Làm theo đúng hƣớng dẫn của giáo viên về cách xác định các chỉ tiêu
3 Làm lẫn cây và hạt của các cá thể đƣợc chọn lọc ra
- Cẩn thận, tập trung vào công việc - Khi thu hoạch để riêng sản phẩm của từng cá thể vào túi, đánh dấu, ghi số 4 Tính toán nhầm kết quả Cẩn thận, tập trung vào công việc
6. Kiểm tra đánh giá kết quả
Trên cơ sở quan sát, theo dõi quá trình thực hiện các khâu công việc trên thực địa và bản báo cáo kết quả thực hành của học viên, giáo viên tiến hành