Để khắc phục hiện tƣợng suy thoái hóa giống lúa, cần áp dụng và tác động tổng hợp các biện pháp: từ việc tuyên truyền phổ biến cho nông dân nhận thức đƣợc tác hại của hiện tƣợng này để có ý thức trong việc ngăn ngừa, đến việc tăng cƣờng công tác quản lý, giám sát, đánh giá chất lƣợng hạt giống trong tất cả các giai đoạn của công tác sản xuất, nhập nội và nhân giống. Đồng thời cần áp dụng các biện pháp, quy trình canh tác và kỹ thuật tiến bộ, tăng cƣờng đầu tƣ thâm canh cao trong quá trình sản xuất lúa.
Căn cứ vào các nguyên nhân gây hiện tƣợng suy thoái hóa giống nêu trên, các nhà khoa học khuyến cáo sử dụng các biện pháp cơ bản nhằm khắc phục và ngăn ngừa hiện tƣơng gây suy thoái hóa giống nhƣ sau:
* Khi lựa chọn giống lúa để gieo trồng:
Phải chọn giống có độ thuần cao, có nguồn gốc rõ ràng, có tên giống cụ thể, tên cơ quan, cơ sở sản xuất giống và ngày kiểm nghiệm cũng nhƣ thời hạn sử dụng. Chỉ chọn những giống đúng theo tiêu chuẩn quy định của Nhà nƣớc để đƣa vào sản xuất.
* Khi gieo trồng, canh tác:
+ Vệ sinh đồng ruộng trƣớc khi gieo cấy, làm sạch lúa lẫn ở nền ruộng cũ. + Cày bừa đất kỹ, nhuyễn, bằng phẳng không để đọng nƣớc cục bộ... + Gieo cấy, sạ thƣa theo hàng, áp dụng biện pháp 3 giảm 3 tăng để kiểm soát cỏ và lúa lẫn của giống khác.
+ Bón phân cân đối theo phƣơng pháp 4 đúng.
+ Phải chú ý khử lẫn ở 4 giai đoạn của cây lúa: giai đoạn đẻ nhánh, giai đoạn trƣớc trỗ, giai đoạn sau trỗ, giai đoạn chín và thu hoạch.
* Trong khâu thu hoạch, chế biến, bảo quản hạt giống lúa:
+ Thu hoạch đúng độ chín.
+ Máy gặt, máy tuốt, máy rê trƣớc khi hoạt động phải đƣợc làm sạch thật kỹ, bảo đảm không có hạt giống khác lẫn ở trong máy.
+ Vệ sinh sân phơi, bao bì, nhà kho chứa đựng, phƣơng tiện vận chuyển và các dụng cụ lao động khác.
Có thể tóm tắt các biện pháp ngăn ngừa và khắc phục hiện tƣợng suy thoái hóa giống theo bảng 1.4 sau:
Bảng 1.4: Nguyên nhân gây thoái hóa giống và biện pháp khắc phục
Nguyên nhân Biện pháp ngăn ngừa, khắc phục
1. Lẫn cơ giới
- Có khu sản xuất giống riêng
- Vệ sinh đồng ruộng, máy móc, dụng cụ, nhà kho sân phơi, dụng cụ chứa đựng…trƣớc khi sản xuất và thu hoạch giống.
- Khử lẫn, loại bỏ cây, hạt khác loài khác dạng, cây xấu, nhiễm bệnh.
2. Lẫn sinh học và sự phân ly
- Cách ly theo đúng quy định
- Dùng giống có độ thuần cao, rõ nguồn gốc - khử lẫn, loại bỏ cây, hạt khác loài khác dạng 3. Về đột biến
- Sản xuất trong điều kiện phù hợp, gieo cấy đúng thời vụ - Thƣờng xuyên kiểm tra đồng ruộng, phát hiện và loại bỏ các cây khác dạng, khác hình
4. Sâu bệnh - Tăng cƣờng phòng trừ sâu bệnh - Loại bỏ cây bị nhiễm bệnh virus
5. Điều kiện canh tác
- Thực hiện đúng quy trình kỹ thuật - Tăng cƣờng đầu tƣ thâm canh - Thực hiện chế độ luân canh
- Cải thiện điều kiện canh tác ruộng sản xuất giống và ruộng sản xuất đại trà
Trong trƣờng hợp những giống lúa quý hiếm, có nhiều đặc tính tốt, trong quá trình sử dụng, nếu giống bị thoái hóa nặng cần phải tiến hành phục tráng để giữ lại giống, nếu không sẽ bị “mất giống”.
Quy trình kỹ thuật và cách tiến hành phục tráng giống đƣợc tiến hành nhƣ sau:
- Vụ thứ nhất:
Gieo trồng giống cần phục tráng: + Gieo cấy 1 dảnh/khóm
+ Gieo cấy thẳng hàng
+ Mật độ cấy thƣa, bằng khoảng 60% mật độ cấy lúa bình thƣờng + Chế độ chăm sóc, bón phân theo quy trình tốt nhất
+ Trong quá trình cây sinh trƣởng phát triển, tiến hành loại bỏ những cây khác dạng, cây sinh trƣởng phát triển kém, cây bị nhiễm sâu bệnh. Chỉ giữ lại những cây tốt, cây đúng với giống gốc ban đầu.
+ Thu hoạch và để riêng hạt của mỗi cây tốt đã đƣợc lựa chọn kỹ làm giống gieo cho vụ sau.
- Vụ thứ hai:
+ Hạt của mỗi cây tốt, cây đúng giống đã đƣợc lựa chọn ở vụ 1 đƣợc gieo riêng thành từng hàng (dòng) ở vụ 2 để tiếp tục theo dõi và lựa chọn.
+ Quy trình gieo trồng và chế độ chăm sóc, bón phân tiến hành giống nhƣ vụ 1.
+ Thu hoạch và để riêng hạt của những cây (dòng) tốt, đúng giống để gieo sang vụ thứ 3.
- Vụ thứ ba:
+ Ruộng nhân giống đƣợc chia thành 2 khu vực: khu nhân dòng và khu thí nghiệm so sánh.
+ Hạt của mỗi cây tốt ở vụ thứ hai đƣợc chia làm 2 phần: một phần gieo riêng thành từng hàng (dòng) ở khu ruộng nhân dòng để đánh giá và chọn ra cây tốt; phần còn lại gieo riêng từng hàng vào khu so sánh để so sánh đối chiếu với giống gốc.
+ Trong quá trình cây sinh trƣởng phát triển, tiến hành chọn lọc, đánh dấu các cây, dòng tốt nhất, đúng với giống gốc.
+ Thu hoạch và hỗn hợp hạt của tất cả những cây, dòng tốt, đúng giống lại với nhau ta đƣợc lô hạt giống đã đƣợc phục tráng.
+ Từ lô hạt này, vụ sau tiếp tục nhân ra thành hạt giống nguyên chủng, hạt giống xác nhận để cung cấp cho sản xuất đại trà. (xem sơ đồ 1.3)
Trên đây là một số biện pháp cơ bản nhằm khắc phục tình trạng giống bị lẫn tạp và thoái hóa, bà con nông dân nên chú ý tất cả các khâu từ khi lựa chọn mua giống ở công ty hay đại lý bán giống, phải nắm rõ lai lịch giống đến các khâu canh tác gieo trồng, chăm sóc, phải vận dụng theo các phƣơng pháp nêu trên dứt khoát bà con sẽ có đƣợc mùa vụ bội thu.