CƠ SỞ CỦA CÔNG TÁC NHÂN GIỐNG LÖA

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun phương pháp và kỹ thuật nhân giống lúa (Trang 47)

Nhân giống là một môn khoa học thực nghiệm, là một phần không thể thiếu đƣợc của công tác giống lúa. Nhân giống lúa phải đảm bảo giữ đƣợc nguyên bản của giống đƣợc chọn tạo ra, đồng thời phải tạo ra đƣợc nhanh, nhiều, đủ lƣợng giống có chất lƣợng cao để kịp thời đáp ứng cho nhu cầu sản suất đại trà. Nhân giống lúa là khâu cụ thể hóa kết quả của công tác chọn tạo giống lúa và đem lại lợi nhuận cao cho ngành trồng lúa nhờ vào khâu thƣơng mại hạt giống và nhờ việc tăng năng suất, chất lƣợng của lúa gạo do áp dụng các giống mới.

Nhân giống lúa phải dựa trên các cơ sở sau đây:

- Phƣơng thức sinh sản và đặc điểm cấu tạo cơ quan sinh sản của cây lúa. - Bảo tồn kiểu gen đƣợc tạo ra

- Hệ số nhân của giống

- Giá trị gieo trồng của giống và hạt giống

2.1. Phƣơng thức sinh sản của cây lúa đối với công tác nhân giống lúa

Quy trình công nghệ của nhân giống đƣợc xây dựng trƣớc hết dựa vào phƣơng thức sinh sản của cây trồng và đặc điểm cấu tạo của hoa lúa.

Theo phƣơng thức sinh sản, cây trồng đƣợc chia thành 3 nhóm lớn: Nhóm cây tự thụ phấn, nhóm cây thụ phấn chéo hay gọi là giao phấn, nhóm cây nhân vô tính.

Cây lúa trồng oryza sativa L. Là cây hàng năm và là cây lƣơng thực quan trọng nhất ở nƣớc ta. Ở Việt Nam lúa đƣợc trồng ở khắp các vùng miền, và có thể gieo trồng đƣợc quanh năm.

Lúa là cây tự thụ phấn. Hoa lúa là hoa lƣỡng tính, có nhị (bộ phận đực) và nhụy (bộ phận cái) trong cùng một hoa. Hoa có cấu tạo hai vỏ trấu là vỏ trấu

lớn và vỏ trấu nhỏ, trong hoa có 6 nhị đực mang 6 bao phấn. Cấu tạo đầy đủ của hoa lúa đƣợc mô tả trong hình dƣới đây:

Tuy lúa là cây tự thụ là chủ yếu, nhƣng cũng có khả năng dễ dàng nhận phấn của cây, giống khác nhờ gió, côn trùng...để thụ phấn thụ tinh (có khả năng giao phấn). Do đó, trong quá trình nhân giống lúa, ruộng gieo cấy giống phải đảm bảo cách ly với ruộng sản suất và nhân giống khác bằng không gian hoặc thời gian theo đúng quy định, nhằm hạn chế thấp nhất sự giao phấn giữa giống này với giống khác để đảm bảo độ thuần của giống.

Hình: Cấu tạo hoa của lúa

Sơ đồ 1.4: Sơ đồ cấu tạo của hoa lúa 2.2. Nhu cầu của sản xuất lúa với việc nhân giống lúa

Một trong những yêu cầu quan trọng hàng đầu của công tác nhân giống dó là: chủ động cung ứng đầy đủ, kịp thời lƣợng giống có chất lƣợng cao, đùng phẩm cấp, chủng loại giống, đáp ứng nhu cầu thực tế của sản suất lúa đại trà. Không để thiếu, hoặc quá thừa giống. Chính vì vậy, các tổ chức, cá nhân làm nghề nhân giống lúa cần phải căn cứ vào nhu cầu thực tế của sản xuất (thị trƣờng tiêu thụ giống) để chủ động xây dựng kế hoạch và phƣơng hƣớng sản xuất cho phù hợp. Căn cứ xây dựng cần dựa vào các nội dung và trả lời đƣợc các câu hỏi sau:

- Nhân giống để cung cấp cho vùng sản xuất nào? - Loại giống, cấp giống cần nhân?

- Số lƣợng cần là bao nhiêu? Cần vào những lúc nào? - Làm thế nào để đáp ứng đƣợc các nhu cầu thực tế đó?

Trên cơ sở xác định đƣợc các nội dung trên, cần tổ chức phân cấp sản xuất và nhân giống cho phù hợp với đặc điểm, khả năng của từng cơ sở sản xuất giống nhƣ sau: (bảng 1.3)

Cấp giống Mục đích sử dụng Đơn vị sản xuất

Siêu nguyên chủng

Nhân giống Nguyên chủng

Viện nghiên cứu, trƣờng đại học và một số công ty, trung tâm có đủ điều kiện dƣới sự giám sát của tác giả.

Nguyên chủng

Chủ yếu để nhân giống xác nhận

Các công ty/ đơn vị SX có đủ điều kiện, viện, trƣờng đại học, trung tâm giống của tỉnh.

Xác nhận

Để sản xuất lúa thƣơng phẩm, không sử dụng làm giống

Các công ty, trạm, trại, hợp tác xã, câu lạc bộ nông dân, nông dân sản xuất giống …

Bảng 1.3: Hệ thống tổ chức nhân giống lúa các cấp

Các cơ sở tổ chức cá nhân sản xuất kinh doanh giống lúa phải tuân thủ và chấp hành nghiêm chỉnh luật pháp của nhà nƣớc về công tác giống cây trồng và phải có các điều kiện sau đây(theo quyết định 53/2006/QĐ-BNN):

* Đối với nhân giống cấp giống XN (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh về lĩnh vực giống cây trồng; - Có địa điểm sản xuất, kinh doanh phù hợp với yêu cầu sản xuất, kinh doanh giống lúa cấp XN;

- Có cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho khâu sản xuất, chế biến và bảo quản phù hợp;

- Có hoặc thuê cán bộ kỹ thuật có trình độ từ trung cấp trồng trọt, bảo vệ thực vật trở lên hoặc có chứng chỉ đào tạo về kỹ thuật sản xuất hạt giống lúa;

- Giống lúa sản xuất phải có trong danh mục giống cây trồng đƣợc phép sản xuất, kinh doanh;

- Phải tuân thủ quy trình sản xuất hạt lúa giống do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành cho cấp giống XN.

* Đối với sản xuất, nhân giống cấp SNC, NC và hạt lai F1, ngoài các điều kiện nêu trên phải đáp ứng các yêu cầu sau:

- Đăng ký chứng nhận chất lƣợng giống cây trồng phù hợp tiêu chuẩn tại tổ chức chứng nhận chất lƣợng giống cây trồng trƣớc khi sản xuất giống.

- Cán bộ kỹ thuật tối thiểu phải có trình độ đại học chuyên ngành trồng trọt hoặc bảo vệ thực vật.

- Phải tuân thủ quy trình sản xuất hạt giống lúa cấp SNC, NC do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, đặc biệt phải thực hiện nghiêm ngặt các nội dung sau:

+ Nếu vật liệu khởi đầu là hạt giống tác giả hoặc hạt giống cấp SNC thì phải qua hai vụ để có hạt SNC và ba vụ để có hạt NC.

+ Nếu vật liệu khởi đầu từ nguồn hạt giống chƣa đạt chất lƣợng cấp SNC thì phải qua ba vụ để có hạt SNC và bốn vụ để có hạt NC.

- Nghiêm cấm việc sản xuất hạt giống cấp SNC theo phƣơng pháp chọn và nhân đơn dòng.

Quy định về việc sử dụng hạt giống lúa (theo quy định của Bộ NN&PTNT) 1. Hạt giống lúa SNC chỉ sử dụng để nhân ra hạt giống lúa NC.

2. Hạt giống lúa NC sử dụng để nhân ra hạt hạt giống lúa XN1.

3. Hạt giống lúa XN1 sử dụng sản xuất lúa thƣơng phẩm hoặc sử dụng để nhân ra hạt giống lúa XN2.

4. Hạt giống lúa XN2 chỉ sử dụng để sản xuất lúa thƣơng phẩm. 5. Hạt giống lúa lai bố mẹ chỉ sử dụng để sản xuất hạt lai F1. 6. Hạt lai F1 chỉ sử dụng để sản xuất lúa thƣơng phẩm.

2.3. Nhân giống phải trên cơ sở bảo tồn đƣợc giống (nguồn gen)

Một giống mới đƣợc tạo ra khi phổ biến áp dụng đƣa vào sản xuất là một nguồn gen mới. Do đó, việc bảo tồn, duy trì đƣợc nguyên dạng giống là một trong những vấn đề hết sức quan trọng.

Trong thực tế ở Việt Nam ta, những năm gần đây rất nhiều loại giống lúa mới đƣợc chọn tạo, nhập nội phổ biến đƣa ào ạt vào sản xuất; trong số đó giống tốt, đủ tiêu chuẩn, chất lƣợng có, nhƣng cũng không ít giống kém chất lƣợng, không ổn định, cộng với việc bảo tồn duy trì các đặc tính tốt của giống còn hạn chế. Do đó nhiều giống lúa thuần mới chỉ trồng đƣợc vài ba vụ đã bị thoái hóa, bị đào thải, không chấp nhận đƣợc, gây thiệt hại lớn về kinh tế và khó khăn cho sản suất.

Vì vậy, đi đôi với việc chọn tạo, sản xuất, nhân giống mới cần phải nâng cao ý thức “giữ gìn” và bảo tồn đƣợc giống đối với ngƣời sử dụng giống. Cần phải mở rộng và thành lập thêm các cơ sở chuyên làm nhiệm vụ duy trì, phục tráng, bảo tồn các giống tốt, quý hiếm; bảo tồn đƣợc nguồn gen. Đây là việc làm cần thiết và cấp bách, để từ đó có đƣợc nguồn hạt giống gốc tốt, đủ tiêu chuẩn nhân ra hạt giống các cấp phục vụ kịp thời cho nhu cầu của sản xuất; đồng thời làm đa dạng và phong phú thêm bộ giống lúa của chúng ta.

2.4. Nhân giống phải có hệ số nhân cao

Hệ số nhân giống là lượng hạt giống thu được sau mỗi chu kỳ nhân so với lượng hạt giống ban đầu đưa vào nhân cùng kỳ.

Ví dụ: Khối lƣợng hạt giống lúa thu đƣợc sau một vụ nhân là 4000kg/ha; khối lƣợng hạt giống ban đầu đem gieo để nhân là 160kg/ha. Nhƣ vậy hệ số nhân giống sẽ là: 4000kg/160kg = 25 lần.

Hệ số nhân càng cao càng có lợi, vì: một là nhanh chóng tạo ra đƣợc một khối lƣợng hạt giống lớn, đủ tiêu chuẩn để cung ứng kịp thời cho sản xuất, hai là góp phần hạ giá thành cho khâu sản xuất giống.

Hệ số nhân giống ảnh hƣởng trực tiếp đến số lần nhân trong chu kỳ sản xuất của giống. Hệ số nhân giống cao thì số lần phải nhân từ giống gốc ra ít hơn so với cây trồng có hệ số nhân giống thấp. Vì vậy, trong nhân giống cần phải chú ý nâng cao đƣợc hệ số nhân giống của giống.

2.5. Nhân giống phải dựa vào giá trị gieo trồng của giống và hạt giống

Nhƣ chúng ta đã biết, giống lúa vừa là mục tiêu vừa là một biện pháp kỹ thuật để nâng cao năng suất và phẩm chất hạt gạo trong sản xuất lƣơng thực cho tiêu dùng nội địa và cho xuất khẩu hiện nay. Trong nhiều năm qua việc lai tạo chọn giống lúa theo 3 hƣớng chính:

- Chọn tạo giống có chất lƣợng gạo ngon phục vụ thị trƣờng trong nƣớc và xuất khẩu.

- Chọn tạo giống có năng suất cao, ổn định cho vùng thâm canh.

- Chọn tạo giống năng suất cao, thời gian sinh trƣởng ngắn, chống chịu sâu bệnh và chống chịu các điều kiện khó khăn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Việc chọn tạo theo những định hƣớng nhƣ trên đã góp phần làm cho sản xuất cây lúa từng bƣớc ổn định, đảm bảo an ninh lƣơng thực cho cả nƣớc trong nhiều năm qua.

Ngày nay giống vẫn đƣợc xem là một trong những yếu tố hàng đầu trong việc không ngừng nâng cao năng suất cây trồng. Trong thời gian 20 năm trở lại đây, nhiều cơ quan nghiên cứu đã cho ra đời nhiều giống lúa cao sản ngắn ngày, có phẩm chất tốt, đảm bảo đủ tiêu chuẩn xuất khẩu, cho phép tạo ra những cánh đồng lúa 2 - 3 vụ với năng suất có thể đạt 6 - 7 tấn lúa/ha/vụ, đã thay thế hầu hết những cánh đồng lúa 1 vụ dùng giống lúa địa phƣơng, năng suất thấp, phẩm chất kém.

Những giống lúa cao sản đƣa vào canh tác đã từng bƣớc đƣa Việt Nam trở thành nƣớc xuất khẩu gạo đứng thứ 2 trên thế giới sau Thái Lan. Tuy nhiên từ những năm 2006 trở về đây, rất nhiều giống lúa trên hầu hết các diện tích trồng lúa của cả nƣớc nói chung ở các tỉnh phía Nam nói riêng đã bị rầy nâu, bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá gây hại với mức độ càng lúc càng nghiêm trọng làm cho hàng trăm ngàn ha lúa bị giảm năng suất, nhiều nơi phải hủy bỏ; nhiều

giống lúa phải bị đào thải, gây thiệt hại rất lớn về kinh tế cho nhà nƣớc và nhất là của bà con nông dân, những ngƣời trồng lúa.

Để tránh sự gây hại của rầy nâu, bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá trên lúa ngoài các biện pháp canh tác nhƣ: áp dụng IPM, 3 giảm 3 tăng, vệ sinh đồng ruộng, chuyển đổi mùa vụ... thì công tác giống càng phải đƣợc chú trọng hơn.

Thực tiễn sản xuất đang đòi hỏi cấp bách phải nghiên cứu tìm ra những giống lúa có năng suất cao, chất lƣợng đảm bảo xuất khẩu, nhƣng đồng thời phải kháng sâu bệnh, tạo ra hạt giống lúa khỏe, sức sống của hật giống tốt, đủ tiêu chuẩn để phục vụ sản xuất, có nhƣ vậy mới tạo cho sản xuất lúa an toàn, bền vững lâu dài, giữ vững an toàn lƣơng thực, đảm bảo xuất khẩu, từng bƣớc nâng cao đời sống ngƣời nông dân.

Để làm đƣợc điều này, trong công tác nhân giống lúa cần phải đặc biệt chú ý phải nhân và cung cấp đƣợc nhiều hạt giống lúa tốt, đảm bảo sức sống và giá trị gieo trồng cao, đƣợc phản ánh qua các tiêu chí sau:

* Hạt giống khỏe:

Muốn có cây lúa khỏe thì phải có hạt giống tốt và khỏe mạnh. Gieo trồng hạt giống khỏe, có chất lƣợng cao là điều kiện cần thiết để cây lúa gieo trồng chịu đựng và vƣợt qua đƣợc biến động của điều kiện thời tiết bất lợi và những điều kiện bất thuận bên ngoài từ đó mới có thể cho năng suất cao và gia tăng chất lƣợng gạo, nhất là gạo xuất khẩu.

Hạt giống khỏe là hạt giống phải đạt những yêu cầu sau:

- Hạt giống phải thuần, đúng giống, đồng nhất về kích cỡ, không bị lẫn những hạt giống khác, hạt cỏ và tạp chất, không có hạt lem, lép và không bị dị dạng.

- Tỉ lệ nảy mầm cao và cây mạ phải có sức sống mạnh.

- Hạt giống không bị côn trùng phá hoại (sâu mọt), không mang mầm bệnh nguy hiểm.

* Trên ruộng giống:

+ Kỹ thuật canh tác: Bảo đảm cây lúa giống sinh trƣởng tốt, bón phân cân đối và đầy đủ, quản lý nƣớc tốt, làm sạch cỏ dại, không có cỏ dại, cây lúa khác giống (lúa cỏ) trên chân ruộng, phòng trừ sâu bệnh tốt ở cuối vụ nhƣ bệnh vàng lá, bệnh đốm vằn, bệnh đạo ôn, cháy bìa lá, lem lép hạt, rầy nâu, bọ xít dài,… để hạn chế gây lép hạt ở tỉ lệ cao và hạn chế vi sinh vật gây bệnh cho hạt.

+ Khử lẫn: Tiến hành khử lẫn ngay từ đầu vụ và sau khi trổ để bảo đảm độ thuần; nhổ bỏ những cây cao, cắt những bông lúa khác so với quần thể nhƣ lúa cỏ, lúa von, lúa khác giống.

* Không chọn những ruộng lúa bị bệnh để làm giống cho vụ sau:

Nhƣ các bệnh: Xoăn lùn, bệnh lúa von, bệnh đạo ôn, bệnh cháy bìa lá, bệnh than vàng, bệnh đen hạt, bệnh đốm nâu,…

* Thu hoạch và cất giữ:

Các điều kiện cần có để bảo đảm độ thuần của lúa giống nhƣ sau:

- Chuẩn bị công cụ suốt sạch không còn lẫn tạp giống khác, kể cả bao bì đựng lúa giống.

- Chuẩn bị sân phơi riêng, không phơi gần những giống khác

- Sau khi phơi khô, làm sạch đảm bảo ẩm độ hạt còn 14%, đây là ẩm độ cất giữ tốt nhất.

- Cất giữ nơi thoáng mát, tránh mƣa nắng, nếu tồn trữ từ vụ Hè Thu năm trƣớc đến vụ Đông Xuân năm sau phải chú ý ngăn ngừa sâu mọt để bảo đảm độ nảy mầm cao. Nếu trữ hạt giống trong bao yếm khí thì thời gian trữ sẽ dài hơn (4-6 tháng) không bị sâu mọt.

Trong tình hình sản xuất lúa với mức thâm canh, tăng vụ cao nhƣ hiện nay, mối đe dọa của các loại thiên tai, dịch hại ngày càng nguy hiểm hơn, thì việc chọn lọc và nhân nhanh hạt giống để đƣa vào canh tác những giống lúa phù hợp cho một vùng sản xuất, với việc dùng hạt giống thuần và khỏe mạnh vừa là yếu tố quan trọng vừa là một biện pháp canh tác hàng đầu để góp phần giữ vững và gia tăng năng suất, sản lƣợng.

3. PHƢƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG LÖA THUẦN NGUYÊN CHỦNG

Nội dung và quy trình nhân và sản xuất hạt giống lúa trình bày trong giáo trình này dựa trên cơ sở pháp lệnh giống cây trồng; quyết định số 4100 QĐ/BNN-KHCN, ngày 29 tháng 12 năm 2006, của Bộ trƣởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành kèm theo “Quy trình kỹ thuật sản xuất hạt giống lúa thuần”; Thông tƣ Số: 42 /2009/TT-BNNPTNT, ngày 10 tháng 7 năm 2009 của Bộ trƣởng Bộ Nông nghiệp & PTNT quy định “Về quản lý sản xuất, kinh doanh và sử dụng hạt giống lúa siêu nguyên chủng, nguyên

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun phương pháp và kỹ thuật nhân giống lúa (Trang 47)