Bên cạnh những giải pháp, cơ chế hỗ trợ từ phía ngân hàng cho doanh nghiệp một cách tích cực thì điều quan trọng, chủ yếu là những nỗ lực từ bản thân doanh nghiệp. Một thực tế hết sức bất cập đó là doanh nghiệp thì thiếu vốn trong khi đó ngân hàng đang thừa
vốn không cho vay được, không phải là ngân hàng không muốn cho các doanh nghiệp vay mà ngân hàng e ngại doanh nghiệp không có khả năng trả nợ. Vì thế để khai thông rào cản gây ách tắc quan hệ tín dụng giữa ngân hàng với doanh nghiệp thì các ngân hàng phải chú ý giải quyết các vấn đề sau:
Thứ nhất: Các doanh nghiệp phải nên dựng được phương án kinh doanh có hiệu
quả, có tính khả thi.
Phương án khả thi là yếu tố quyết định đến việc cho vay vốn của ngân hàng. Vì vậy doanh nghiệp cần phải thực sự đưa được phương án có hiệu quả, có tính thuyết phục. Muốn vậy doanh nghiệp cần nâng cao khả năng lập dự án vì nhiều doanh nghiệp có cơ hội tốt, có ý tưởng nhưng không lập được dự án. Doanh nghiệp cũng cần chủ động nghiên cứu thị trường, môi trường kinh doanh, những rủi ro có thể xảy ra tạo điều kiện cho hoạt động sử dụng vốn vay ngân hàng được an toàn, hiệu quả.
Thứ hai: Các doanh nghiệp vừa và nhỏ nên cải thiện năng lực tài chính của doanh
nghiệp vừa và nhỏ
Năng lực tài chính của doanh nghiệp vừa và nhỏ là một nhân tố quan trọng có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp cải thiện kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Để ngân hàng thấy được tiềm năng phát triển của doanh nghiệp thông qua được báo cáo kết quả kinh doanh qua các năm trước.
Cơ cấu vốn của nhiều doanh nghiệp chưa hợp lý, tỷ trọng nguồn vốn đi vay từ bên ngoài, từ ngân hàng trong tổng nguồn vốn kinh doanh của các doanh nghiệp, kể cả nhà nước và ngoài quốc doanh nói chung còn cao. Doanh nghiệp có thể huy động, tạo lập nguồn vốn khác nguồn vốn ngân hàng như vốn tự có của chủ doanh nghiệp; vốn cổ phần, vốn liên doanh liên kết; vốn huy động từ nội bộ, vốn tự huy động qua phát hành trái phiếu... Như vậy doanh nghiệp sẽ chủ động trong hoạt động và tự chịu trách nhiệm trước các rủi ro trong hoạt động kinh doanh của mình. Nguồn vốn tự có sẽ là cơ sở bảo lãnh cho doanh nghiệp khi vay nên khả năng tiếp cận vốn vay sẽ dễ dàng hơn.
Thứ ba: Coi trọng phát triển nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực của doanh nghiệp vừa và nhỏ kể cả lao động và chủ doanh nghiệp phần lớn là chưa được đào tạo một cách cơ bản, chủ yếu được hình thành từ nhiều nguồn gốc khác nhau như học sinh, bộ đội xuất ngũ, cán bộ về hưu, lao động dư dôi trong các doanh nghiệp nhà nước... Nên họ còn bị hạn chế về chuyên môn, kỹ thuật và quản lý. Về lâu dài, cần trên cơ sở chiến lược phát triển, cơ cấu ngành nghề mà xây dựng chính sách đào tạo nhân lực.
Trong điều kiện nguồn ngân sách còn hạn hẹp, cần thực hiện chính sách xã hội hoá công tác dạy nghề, có công, có tư. Nhà nước thống nhất quản lý tiêu chuẩn đào tạo, các doanh nghiệp vừa và nhỏ phải bỏ chi phí đào tạo nguồn nhân lực của mình. Đồng thời doanh nghiệp cần sử dụng có hiệu quả kinh phí đào tạo do các tổ chức quốc tế tài trợ thông qua các chương trình dự án.
KẾT LUẬN
Trong nền cơ chế thị trường với nhiều yếu tố kinh tế xã hội biến động phức tạp nên không tránh khỏi những hạn chế trong kinh doanh, khó khăn lớn nhất mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay đang gặp phải là tình trạng thiếu vốn để sản xuất kinh doanh, nhiều doanh nghiệp lại không đủ điều kiện để tiếp cận với nguồn vốn tín dụng ngân hàng. Từ thực trạng hiện nay cho thấy, bộ phận doanh nghiệp vừa và nhỏ đang phát triển nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng, góp phần to lớn vào tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm cho hàng triệu lao động… Nhận thấy tiềm năng to lớn đó, hiện nay ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội PGD Đống Đa đang ra sức tăng cường khai thác bộ phận khách hàng này, họ thực hiện nhiều chính sách ưu đãi để thu hút ngày càng nhiều các doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia sử dụng vốn của ngân hàng. PGD Đống Đa đang có những nỗ lực trong việc đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, thể hiện qua sự tăng trưởng doanh số cho vay và dư nợ của các khoản vay. Tuy nhiên, những tồn tại và nguyên nhân đang gặp phải lại là nhân tố cản trở việc mở rộng quan hệ cho vay của ngân hàng với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Qua quá trình nghiên cứu đề tài" Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội PGD Đống Đa", nhận thấy việc mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ là hướng đi đúng, phù hợp với đường lối phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đề tài đã phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động cho vay và đưa ra một số giải pháp và kiến nghị với các ban ngành liên quan từ đó khẳng định việc mở rộng hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ là một chiến lược quan trọng, là việc làm hết sức cấp thiết. Điều đó không những giúp cho các ngân hàng mở rộng quy mô kinh doanh mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế cũng như đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Ngân hàng Thương mại, PGS.TS Phan Thị Thu Hà – NXB Thống Kê 2006.
2. Doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, TS.Lê Xuân Bá, TS Trần Kim Hào, TS Nguyễn Hữu Thắng-NXB Chính trị quốc giá 2006.
3. Luật doanh nghiệp 2005.
4. Luật các tổ chức tín dụng 2010. 5. Luật ngân hàng Nhà nước 2010.
6. Các văn bản luật của Ngân hàng Nhà nước.
7. Những hướng dẫn của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội. 8. Sổ tay tín dụng của ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội 9. Các trang web: www.sbv.gov.vn www.tailieu.vn www.vneconomy.vn www.vnexpress.net www.cafef.vn www.shb.com.vn