Nâng cao chất lượng thẩm định trước cho vay

Một phần của tài liệu Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn – Hà Nội Phòng giao dịch Đống Đa (Trang 60)

Do chất lượng các khoản vay của PGD Đống Đa năm 2011 giảm nghiêm trọng, một trong những nguyên nhân chính là do công tác thẩm định trước cho vay của PGD Đống Đa còn chưa chặt chẽ.

Thẩm định cho vay bao gồm có thẩm định khách hàng, thẩm định về tính khả thi của dự án thông qua tìm hiểu ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh, khảo sát thị trường sản phẩm mà DN đang hướng tới.

Thẩm định tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ khách hàng. Đây là yếu tố đầu tiên và cơ bản nhất trong quá trình thẩm định khách hàng. Trước hết, cán bộ thẩm định phải xem xét tư cách pháp lí của doanh nghiệp thông qua các giấy tờ liên quan như giấy phép đăng kí kinh doanh, xác nhận của chính quyền địa phương. Đồng thời phải nắm được các quy định của pháp luật về những ngành nghề mà doanh nghiệp được phép tham gia sản xuất kinh doanh và các loại giấy tờ có liên quan. Thẩm định hồ sơ khách hàng là bước cơ bản đánh giá tính pháp lý của doanh nghiệp.

Kiểm tra mục đích vay vốn của khách hàng. Đối với bất cứ khoản vay nào doanh nghiệp cũng phải có mục đích cụ thể. Ngân hàng sẽ xem xét mục đích sử dụng vốn vay có hợp pháp hay không, thiết thực hay không và khả năng thành công như thế nào. Đây cũng là căn cứ để ngân hàng theo dõi, đánh giá khách hàng sau này và là cơ sở để giải quyết các khúc mắc giữa ngân hàng với doanh nghiệp trong quá trình giải ngân và thu hồi vốn.

Đánh giá năng lực tài chính của khách hàng chủ yếu dựa trên hệ thống sổ sách kế toán của doanh nghiệp và các báo cáo tài chính hàng kì. Công việc này đòi hỏi cán bộ thẩm định phải có nền tảng về kế toán, kiểm toán, thường xuyên cập nhật những quy định mới về hệ thống kế toán chuẩn. Từ đó mới đánh giá được tính chính xác, trung thực của những con số doanh nghiệp đưa lên.

Đánh giá đội ngủ quản lý của doanh nghiệp. Đây là một trong những yếu tố quan trọng nhất phản ánh tác phong, môi trường làm việc và uy tín của doanh nghiệp. Tuy nhiên một số cán bộ ngân hàng thường bỏ qua hoặc không đủ các mối quan hệ xã hội để đánh giá. Do vậy cần chú trọng hơn nữa sự hiểu biết về đội ngũ quản lí của doanh nghiệp. Xác định giá trị tài sản đảm bảo. Đây là một cơ sở để ngân hàng quyết định cho vay, đưa ra hạn mức cho vay, và là nguồn thu của ngân hàng nếu khách hàng mất khả năng trả nợ. Việc đưa ra được hạn mức cho vay chính xác phụ thuộc vào vấn đề xác định giá trị tài sản đảm bảo có chính xác hay không. Trong quá trình này đòi hỏi cán bộ thẩm định phải nắm chắc các quy định về đảm bảo tiền vay của ngân hàng nhà nước, qui định của SHB về tài sản đảm bảo và các quy định có liên quan. Đồng thời nhân viên tín dụng phải xin ý

kiến chỉ đạo và phối hợp ra quyết định từ cấp trên nhằm đưa ra được đánh giá sát thực nhất.

Thứ hai: Thẩm định dự án đầu tư, được xem là nội dung thẩm định mang tính

quyết định tới quá trình phê duyệt cho vay của ngân hàng, đặc biệt là các khoản vay trung dài hạn. Bao gồm:

Đánh giá nhu cầu thị trường. Thông qua mục đích sử dụng vốn vay, ngân hàng cần xem xét thị trường mà doanh nghiệp đang hướng tới có tiềm năng hay không. Để đánh giá được tiêu chí này, nhân viên tín dụng phải tìm hiểu về ngành nghề doanh nghiệp hoạt động, các chỉ tiêu chung của ngành, xu hướng phát triển của ngành, và nhu cầu của thị trường như thế nào? Đánh giá nhu cầu thị trường phụ thuộc vào sự chủ động của cán bộ ngân hàng, PGD Đống Đa cần chú ý khuyến khích và đào tạo tính chủ động, các phương pháp thu thập và xử lí thông tin về thị trường.

Đánh giá chiến lược và khả năng xâm nhập thị trường của sản phẩm. Khi đưa ra phương án sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải có kế hoạch rõ ràng về từng bước sản xuất, quảng bá và phân phối sản phẩm. Thông qua đó, nhân viên tín dụng phải xem xét tính hợp lí về mặt thời gian, cách thức, chiến lược. Đồng thời góp ý cho doanh nghiệp nhằm tăng thêm tính khả thi cho dự án.

Đánh giá công nghệ và khả năng cung cấp nguyên vật liệu trong cả kì sản xuất: Một trong những hạn chế của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam là không có kinh nghiệm về công nghệ, dẫn đến việc tiêu tốn tiền của nhưng công nghệ mua về hoặc không phù hợp với tiềm năng của doanh nghiệp. Mặt khác, các yếu tố về nguyên liệu đầu vào cũng rất quan trọng, đảm bảo cho quá trình sản xuất diễn ra đúng tiến độ. Vì vậy, thông qua chiến lược sản phẩm và công suất của máy móc, thiết bị, cán bộ tín dụng phải tính toán xem khả năng cung cấp nguyên vật liệu đầu vào có đáp ứng được nhu cầu sản xuất hay không.

Thứ ba: Thẩm định tài chính dự án: Là việc đánh giá hiệu quả tài chính của dự án.

Thông qua các chỉ tiêu tính toán cụ thể, ngân hàng sẽ xem xét tính chân thực của các số liệu và đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng. Trong việc thẩm định tài chính dự án,

nhân viên tín dụng phải chú trọng tới kế hoạch lưu chuyển tiền tệ, thời điểm và quy mô dòng tiền ra, vào của dự án. Đây là căn cứ để ngân hàng ra quyết định về phương thức cho vay, phương thức giải ngân và thu hồi vốn sao cho hợp lí.

 Điều kiện để thực hiện giải pháp đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ:

- Nhân viên nắm vững quy trình nghiệp vụ cho vay, nhất là công tác thẩm định trước vay, tận tụy với công việc và trung thực

Một phần của tài liệu Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn – Hà Nội Phòng giao dịch Đống Đa (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w