Đào tạo nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn – Hà Nội Phòng giao dịch Đống Đa (Trang 68)

Trình độ của cán bộ tín dụng là một yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát triển cho vay các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp vừa và nhỏ nói riêng của SHB. Do đó, PGD Đống Đa phải đẩy mạnh công tác đào tạo trình độ chuyên môn cũng như nâng cao trình độ khoa học công nghệ, kỹ năng tác nghiệp của các ngân hàng lớn trên thế giới cho cán bộ tín dụng để tạo tiền đề phát triển cho PGD Đống Đa. Bên cạnh đó, PGD Đống Đa không chỉ chú trọng đến nghiệp vụ chuyên môn mà còn cần phải chú ý đến khả năng giao tiếp với khách hàng, đạo đức của cán bộ nhằm tạo uy tín cho khách hàng về doanh nghiệp.

Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội cần hoạch định một kế hoạch đào tạo lâu dài song song với việc thường xuyên tổ chức những lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, đặc biệt là vấn đề nâng cao nhận thức của chuyên viên tín dụng với loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chương trình đào tạo này nhằm thay đổi nhận thức về doanh nghiệp vừa và nhỏ, đây là chương trình rất cần thiết cho ngân hàng SHB để trợ giúp cho việc xây dựng chiến lược

hướng vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tự bản thân các cán bộ trên mọi cương vị cần thường xuyên nghiên cứu học hỏi để không ngừng rèn luyện tư cách đạo đức và tinh thần trách nhiệm nghề nghiệp. PGD Đống Đa cũng cần có các chính sách khuyến khích các cán bộ tự nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm, kỹ năng nghiệp vụ.

Ngoài ra, PGD Đống Đa nên cho nhân viên tham gia các lớp đào tạo các lớp tin học, ngoại ngữ, bồi dưỡng, bổ sung kiến thức sử dụng các chương trình phần mềm trong quá trình hiện đại hoá SHB. Bên cạnh đó, chi nhánh cũng cần gắn trách nhiệm với quyền lợi của chuyên viên tín dụng để có trách nhiệm cao đối với công việc. PGD Đống Đa cũng cần đề ra chế độ thưởng, phạt nghiêm minh đối với các chuyên viên tín dụng. Trong vấn đề này, PGD Đống Đa nên có chính sách cụ thể về các hình thức, chế độ khen thưởng đối với các chuyên viên tín dụng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, có tinh thần trách nhiệm đối với công việc. Đi đôi với khen thưởng, cần có hình thức kỹ luật nghiêm minh đối với các cán bộ cố ý làm sai hoặc vô tình gây nên hậu quả nghiêm trọng cho ngân hàng SHB.

Thứ nhất: Đối với cán bộ quản lý

Ngân hàng cần phát hiện và tuyển ra những cán bộ trẻ có năng lực, sẵn sàng gắn bó lâu dài, cho họ theo học các khóa đào tạo cán bộ quản lý hiện đại để áp dụng vào công tác quản lý của ngân hàng.

Tạo điều kiện cho cán bộ quản lý của ngân hàng có những buổi tiếp xúc thảo luận với các chuyên gia để có thể học hỏi, tiếp thu những kinh nghiệm quản lý từ họ.

Giữa cán bộ chủ quản và ban giám đốc thường xuyên có những buổi thảo luận đưa ra những vướng mắc, những hạn chế để từ đó đúc kết kinh nghiệm và đưa ra những phương hướng giải quyết trong thời gian tới.

Thứ hai: Đối với nhân viên các phòng ban

Ngân hàng có thể thiết lập mối quan hệ bền vững với các trường đại học để họ giới thiệu những sinh viên có trình độ, khả năng phù hợp với yêu cầu của ngân hàng. Những

người này mới chỉ có kiến thức lý thuyết. Do vậy chi nhánh cần phải đào tạo giúp họ có kiến thức, kinh nghiệm thực tế, cụ thể.

Đối với nhân viên mới trước tiên phải cho họ hiểu về sự hình thành và phát triển của ngân hàng. Những quy chế, quy định là nguyên tắc làm việc của ngân hàng để họ không bị bỡ ngỡ trong những ngày đầu làm việc.

Phân công, giao nhiệm vụ hướng dẫn nhân viên mới cho một người cụ thể, gắn trách nhiệm cụ thể của người với nhân viên mới. Vừa làm cho cán bộ hướng dẫn có trách nhiệm lại vừa đảm bảo nhân viên mới việc học tập được tốt hơn.

Thứ ba: Đối với nhân viên đang làm việc tại ngân hàng

Trong quá trình hoạt động của ngân hàng nên thường xuyên mở các lớp phổ biến kiến thức mới để đội ngũ cán bộ nhân viên mới không bị lạc hậu về nhân thức, bằng cách có thể mời chuyên gia hoặc giảng viên của Trường đại học về ngân hàng giảng dạy.

Tuyển chọn ra một số nhân lực, trình độ gửi họ tới một số trường Đại học để nâng cao nhận thức về mặt lý luận nhằm mục đích đề bạt họ vào những vị trí cao hơn trong tương lai.

 Điều kiện để thực hiện giải pháp đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ:

- Ngân hàng SHB tạo điều kiện học tập và trau dồi kiến thức tốt nhất cho nhân viên.

- Nhân viên có tinh thần học hỏi, đam mê với công việc.

Một phần của tài liệu Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn – Hà Nội Phòng giao dịch Đống Đa (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w