VN nằm trong nhóm quốc gia có lo ngại rửa tiền ở mức
trung bình(Cơ quan chống các chất gây nghiện quốc tế năm 2000).
Hệ thống tranh tra, giám sát, kế toán, tìm hiểu khách hàng còn kém, là mục tiêu của tội phạm rửa tiền.
Để nhận tài trợ từ các tổ chức quốc tế, ngân hàng Châu Á Thái Bình Dương, quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) thì phải thỏa mãn các điều kiện về phòng chống rữa tiền.
Tình trạng tham nhũng ngày càng tinh vi và trở thành “thị trường tham nhũng”.
Sự cần thiết phải có pháp luật nghiêm minh về phòng, chống rửa tiền tại Việt Nam.
Ngân hàng sử dụng 6 biện pháp chính để chống rửa tiền:
Nhận dạng khách hàng: xem xét tên khách hàng, địa chỉ khách hàng có nằm trong danh sách các nước không hợp tác (Nigêria và Myanmar) không. Khách hàng có nằm trong danh sách đặc biệt không, nếu có ngân hàng sẽ không mở tài khoản.
Hiểu khách hàng: Quy định rất phức tạp. Trước khi mở tài khoản và sau đó, ngân hàng tìm mọi cách tìm hiểu, theo dõi hoạt động của họ đặc biệt lưu ý đến số lượng giao dịch cũng như nguồn gốc các khoản tiền, người thụ hưởng các khoản tiền
Phân loại khách hàng: Loại 1: Khách hàng bình thường. Loại 2: Khách hàng rủi ro cao hơn. Loại 3: Khách hàng rủi ro cao nhất
Sử dụng hệ thống tin học theo dõi các giao dịch vượt mức 200 triệu. Danh sách giao dịch đáng ngờ sẽ phải báo cáo cho nhân viên phụ trách theo dõi, điều tra kỹ, ra chỉ thị chấm dứt tại ngân hàng.
Tiến hành lưu giữ thông tin
Tập huấn cho nhân viên: Mỗi nhân viên mới sau khi được tuyển phải qua 01 khoá đào tạo về rửa tiền.