năng suất Cây men (Mosla dianthera)
Gieo tháng 4 có thời gian sinh trưởng ngắn nhất (138 ngày), gieo tháng 2 có thời gian sinh trưởng dài nhất (158 ngày).
Gieo tháng 2 đạt năng suất cao nhất (8,84 tấn/ha) và gieo tháng 4 cho năng suất thấp nhất (6,08 tấn/ha) ở mức độ tin cậy 95%.
5.1.2. Ảnh hưởng của khoảng cách trồng đến sinh trưởng, phát triển và năng suất Cây men (Mosla dianthera) năng suất Cây men (Mosla dianthera)
Khoảng cách trồng 35 x 35cm có thời gian từ trồng đến thu hoạch ngắn nhất (148 ngày), khoảng cách trồng 35 x 15cm có thời gian từ trồng đến thu hoạch dài nhất (158 ngày).
Năng suất tươi của cây men qua các công thức khoảng cách trồng biến
động từ 7,87 – 9,33 tấn/ha, trong đó khoảng cách trồng35 x 30 cm đạt năng suất cao nhất (9,33 tấn/ha), thấp nhất là khoảng cách trồng35 x 25 cm đạt 7,87 tấn/ha ở mức độ tin cậy 95%.
5.1.3. Ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng, phát triển và năng suất Cây men (Mosla dianthera) Cây men (Mosla dianthera)
Công thức không bón phân có thời gian từ trồng đến thu hoạch ngắn nhất (140 ngày) và dài nhất là công thức 3, phân bón 50 kg N + 40 kg P2O5 + 20 kg K2O/ha trên nền 5 tấn phân chuồng/ha (156 ngày).
Năng suất của cây men qua các công thức phân bón biến động từ 6,51 – 9,27 tấn/ha. Qua xử lý thống kê cho thấy: Công thức 5, phân bón 40 kg N + 50 kg P2O5 + 20 kg K2O/ha trên nền 5 tấn phân chuồng/ha đạt năng suất cao nhất (9,27 tấn/ha), thấp nhất là công thức không bón phân đạt 6,51 tấn/ha ở mức độ
tin cậy 95%.
Vậy, ở tỉnh Bắc Kạn, qua kết quả thí nghiệm chúng tôi thấy: Cây men
và lượng phân bón 5 tấn phân chuồng + 40 kg N + 50 kg P2O5 + 20 kg K2O/ha sẽ cho năng suất cao nhất.