Chỉ tiêu CT Số nhánh (nhánh) Đường kính tán (cm) Số lá (lá) Chiều cao cây (cm) Năng suất (tấn/ha) 1 55,00 37,46 244,60 67,40 7,97 2 62,80 38,16 248,00 62,40 8,64 3 65,60 38,78 254,40 60,33 8,01 4 69,20 40,86 262,40 55,00 9,39 5 69,60 43,57 264,60 43,00 8,11 P <0,05 <0,05 >0,05 <0,05 <0,05 CV(%) 3,0 2,7 4,0 6,7 5,9 LSD.05 3,67 2,04 19,14 7,22 0,93 Như vậy, trồng thưa làm tăng số cành, đường kính tán và số lá và giảm chiều cao cây của Cây men. Công thức 4 (35 x 30 cm) cho năng suất cao nhất với độ tin cậy 95%. Việc nghiên cứu tìm ra khoảng cách trồng thích hợp nhất là cơ sởđể xác định được mật độ trồng Cây men cho năng suất, chất lượng tốt nhất.
4.3. Ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng, phát triển và năng suất
Cây men(Mosla dianthera)
Phân bón hóa học là những chất có nguyên tố dinh dưỡng dùng để bón cho cây trồng nhằm nâng cao năng suất của cây trồng. Cung cấp đủ dinh dưỡng thì cây sẽ sinh trýởng, phát triển tốt và ít sâu bệnh. Ở mỗi mức bón phân khác nhau thì cây trồng cũng sinh trưởng khác nhau.
4.3.1. Ảnh hưởng của phân bón đến các giai đoạn sinh trưởng phát triển của Cây men của Cây men
Thí nghiệm về lượng phân bón được thực trồng ngày 11 tháng 3, với 7 mức phân bón khác nhau cho thấy:Lượng phân bón khác nhau thì thời gian phân cành, ra hoa, thu hoạch của Cây men cũng khác nhau.
Bảng 4.5: Thời gian sinh trưởng của Cây men (Mosla dianthera) ở các công thức phân bón khác nhau
Công thức
Thời gian từ trồng đến… (ngày)
Phân cành Ra hoa Thu hoạch
1 14 60 152 2 16 55 153 3 11 50 159 4 15 56 156 5 14 54 150 6 16 55 154 7 18 61 148 Từ bảng 4.5 ta có thể nhận xét như sau:
Công thức 3 có thời gian từ trồng đến phân cành sớm nhất (11 ngày), muộn nhất là công thức 7 - Không bón phân (18 ngày). Thời gian từ trồng đến ra hoa ngắn nhất là công thức 3 (50 ngày) và dài nhất là công thức 7 - Không bón phân (61 ngày). Thời gian từ trồng đến thu hoạch của cây men qua lượng phân bón khác nhau biến động từ 148 - 159 ngày, trong đó công thức 7 (không bón phân) có thời gian từ trồng đến thu hoạch ngắn nhất (148 ngày) và dài nhất công thức 3 (159 ngày).
Như vậy, ở các công thức phân bón khác nhau thì Cây men có thời gian sinh trưởng khác nhau, đặc biệt là với công thức không bón phân thì cây có thời gian sinh trưởng ngắn nhất so với các công thức có bón phân. Các công thức có lượng phân bón khác nhau ảnh hưởng đến các giai đoạn sinh trưởng của cây khác nhau. Công thức 3 với lượng phân bón là 50N + 40P2O5 + 20K2O, cây phân cành, ra hoa sớm nhất, nhưng thời gian thu hoạch lại dài nhất so với các công thức khác, công thức 5 với lượng phân bón là 40N + 50P2O5 + 20K2O có thời gian sinh trưởng của cây qua các giai đoạn phân cành, ra hoa và thu hoạch tương đương với các thí nghiệm về thời vụ và khoảng cách trồng. Còn các công thức khác có thời gian sinh trưởng của cây qua các giai
4.3.2. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của Cây men rượu (Mosla dianthera)
Thí nghiệm với định mức của các công thức phân bón khác nhau: Kết quả cho thấy định mức phân bón khác nhau thì chiều cao cây cũng phát triển cũng khác nhau. Nếu bón nhiều hoặc bón ít phân bón cho cây cũng không có lợi cho quá trình sinh trưởng và phát triển của cây.
Biểu đồ 4.5. Ảnh hưởng của phân bón đến tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của Cây men (Mosla dianthera)
Nhận xét: Biểu đồ 4.6 cho thấy:Thời gian từ khi trồng đến ngày thứ 20, công thức 3 có tốc độ tăng trưởng chiều cao nhanh nhất (0,62 cm/ngày), công thức 7 chậm nhất (0,48 cm/ngày). Từ 21 - 40 ngày sau trồng, công thức 5 có tốc độ tăng trưởng chiều cao nhanh nhất (0,74 cm/ngày), công thức 1 có tốc
độ tăng trưởng chậm nhất (0,67 cm/ngày). Từ 41 - 60 ngày sau trồng, công thức 1 có tốc độ tăng trưởng chiều cao nhanh nhất (2,11cm/ngày), công thức 7 tăng trưởng chậm nhất (0,95 cm/ngày).
Kết quả cho thấy: Với lượng phân bón khác nhau, tốc độ tăng trưởng chiều cao cây cũng khác nhau. Các công thức bón phân có tốc độ tăng trưởng chiều cao lớn hơn so với công thức không bón phân. Các giai đoạn sinh trưởng của cây cũng có tốc độ tăng trưởng chiều cao cây khác nhau.