đường kính và năng suất Cây men
Khoảng cách trồng ảnh hưởng trực tiếp đến chiều cao cây, số lá, số
cành, đường kính và năng suất Cây men, điều này được thể hiện ở bảng 4.4. Kết quả nghiên cứu cho thấy, với khoảng cách trồngkhác nhau sẽ cho các chỉ tiêu về chiều cao cây, số lá, số cành đường kính tán và năng suất cũng khác nhau.
Thí nghiệm chỉ ra cho thấy: Số cành, đường kính tán, số lá và chiều cao cây của Cây men biến động theo khoảng cách trồng. Số cành dao động trong khoảng từ 55,00 – 69,60 cành, trong đó công thức 1 có số cành thấp nhất, công thức 4, 5 có số cành nhiều nhất. Đường kính tán dao động từ 37,46 – 43,57cm, trong đó công thức 1,2,3 có đường kính tán tương đương nhau và thấp hơn so với công thức 4,5 với độ tin cậy 95%. Số lá của các công thức tương đương nhau. Chiều cao cây của công thức 1, 2 cao hơn công thức 4, 5 chắc chắn với độ tin cậy 95%. Năng suất tươi của Cây men qua các công thức khoảng cách trồng biến động từ 7,97 - 9,39 tấn/ha, công thức 4 ( 35 x 30 cm)
đạt năng suất cao hơn công thức 1, 3, 5 và tương đương với công thức 2 ở độ
Bảng 4.4: Ảnh hưởng của khoảng cách trồng đến chiều cao cây, số lá, số cành, đường kính tán và năng suất của Cây men (Mosla dianthera) Chỉ tiêu CT Số nhánh (nhánh) Đường kính tán (cm) Số lá (lá) Chiều cao cây (cm) Năng suất (tấn/ha) 1 55,00 37,46 244,60 67,40 7,97 2 62,80 38,16 248,00 62,40 8,64 3 65,60 38,78 254,40 60,33 8,01 4 69,20 40,86 262,40 55,00 9,39 5 69,60 43,57 264,60 43,00 8,11 P <0,05 <0,05 >0,05 <0,05 <0,05 CV(%) 3,0 2,7 4,0 6,7 5,9 LSD.05 3,67 2,04 19,14 7,22 0,93 Như vậy, trồng thưa làm tăng số cành, đường kính tán và số lá và giảm chiều cao cây của Cây men. Công thức 4 (35 x 30 cm) cho năng suất cao nhất với độ tin cậy 95%. Việc nghiên cứu tìm ra khoảng cách trồng thích hợp nhất là cơ sởđể xác định được mật độ trồng Cây men cho năng suất, chất lượng tốt nhất.
4.3. Ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng, phát triển và năng suất
Cây men(Mosla dianthera)
Phân bón hóa học là những chất có nguyên tố dinh dưỡng dùng để bón cho cây trồng nhằm nâng cao năng suất của cây trồng. Cung cấp đủ dinh dưỡng thì cây sẽ sinh trýởng, phát triển tốt và ít sâu bệnh. Ở mỗi mức bón phân khác nhau thì cây trồng cũng sinh trưởng khác nhau.
4.3.1. Ảnh hưởng của phân bón đến các giai đoạn sinh trưởng phát triển của Cây men của Cây men
Thí nghiệm về lượng phân bón được thực trồng ngày 11 tháng 3, với 7 mức phân bón khác nhau cho thấy:Lượng phân bón khác nhau thì thời gian phân cành, ra hoa, thu hoạch của Cây men cũng khác nhau.
Bảng 4.5: Thời gian sinh trưởng của Cây men (Mosla dianthera) ở các công thức phân bón khác nhau
Công thức
Thời gian từ trồng đến… (ngày)
Phân cành Ra hoa Thu hoạch
1 14 60 152 2 16 55 153 3 11 50 159 4 15 56 156 5 14 54 150 6 16 55 154 7 18 61 148 Từ bảng 4.5 ta có thể nhận xét như sau:
Công thức 3 có thời gian từ trồng đến phân cành sớm nhất (11 ngày), muộn nhất là công thức 7 - Không bón phân (18 ngày). Thời gian từ trồng đến ra hoa ngắn nhất là công thức 3 (50 ngày) và dài nhất là công thức 7 - Không bón phân (61 ngày). Thời gian từ trồng đến thu hoạch của cây men qua lượng phân bón khác nhau biến động từ 148 - 159 ngày, trong đó công thức 7 (không bón phân) có thời gian từ trồng đến thu hoạch ngắn nhất (148 ngày) và dài nhất công thức 3 (159 ngày).
Như vậy, ở các công thức phân bón khác nhau thì Cây men có thời gian sinh trưởng khác nhau, đặc biệt là với công thức không bón phân thì cây có thời gian sinh trưởng ngắn nhất so với các công thức có bón phân. Các công thức có lượng phân bón khác nhau ảnh hưởng đến các giai đoạn sinh trưởng của cây khác nhau. Công thức 3 với lượng phân bón là 50N + 40P2O5 + 20K2O, cây phân cành, ra hoa sớm nhất, nhưng thời gian thu hoạch lại dài nhất so với các công thức khác, công thức 5 với lượng phân bón là 40N + 50P2O5 + 20K2O có thời gian sinh trưởng của cây qua các giai đoạn phân cành, ra hoa và thu hoạch tương đương với các thí nghiệm về thời vụ và khoảng cách trồng. Còn các công thức khác có thời gian sinh trưởng của cây qua các giai
4.3.2. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của Cây men rượu (Mosla dianthera)
Thí nghiệm với định mức của các công thức phân bón khác nhau: Kết quả cho thấy định mức phân bón khác nhau thì chiều cao cây cũng phát triển cũng khác nhau. Nếu bón nhiều hoặc bón ít phân bón cho cây cũng không có lợi cho quá trình sinh trưởng và phát triển của cây.
Biểu đồ 4.5. Ảnh hưởng của phân bón đến tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của Cây men (Mosla dianthera)
Nhận xét: Biểu đồ 4.6 cho thấy:Thời gian từ khi trồng đến ngày thứ 20, công thức 3 có tốc độ tăng trưởng chiều cao nhanh nhất (0,62 cm/ngày), công thức 7 chậm nhất (0,48 cm/ngày). Từ 21 - 40 ngày sau trồng, công thức 5 có tốc độ tăng trưởng chiều cao nhanh nhất (0,74 cm/ngày), công thức 1 có tốc
độ tăng trưởng chậm nhất (0,67 cm/ngày). Từ 41 - 60 ngày sau trồng, công thức 1 có tốc độ tăng trưởng chiều cao nhanh nhất (2,11cm/ngày), công thức 7 tăng trưởng chậm nhất (0,95 cm/ngày).
Kết quả cho thấy: Với lượng phân bón khác nhau, tốc độ tăng trưởng chiều cao cây cũng khác nhau. Các công thức bón phân có tốc độ tăng trưởng chiều cao lớn hơn so với công thức không bón phân. Các giai đoạn sinh trưởng của cây cũng có tốc độ tăng trưởng chiều cao cây khác nhau.
4.3.3. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến tốc độ tăng trưởng số lá của Cây men (Mosla dianthera) Cây men (Mosla dianthera)
Dinh dưỡng là thành phần không thể thiếu trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Lượng phân bón cung cấp cho cây trồng ảnh hưởng đến tốc độ ra lá của cây trồng. Biểu dưới đây thể hiện tốc độ ra lá của các công thức bón phân.
Qua biểu đồ 4.7 cho thấy: Thời gian từ khi trồng đến ngày thứ 20, tốc
độ ra lá ở công thức 5 đạt nhanh nhất (0,96 lá/ngày), công thức 7 chậm nhất (0,78 lá/ngày). Từ ngày 21 - 40 ngày sau trồng, tốc độ ra lá của công thức 5 vẫn đạt nhanh nhất (6,11 lá/ngày), công thức 7 chậm nhất (5,59 lá/ngày). Từ
41 - 60 ngày sau trồng, tốc độ ra lá ở công thức 5 đạt nhanh nhất (6,17 lá/ngày), công thức 7 chậm nhất (5,27 lá/ngày).
Biểu đồ 4.6: Ảnh hưởng của phân bón đến tốc độ ra lá của Cây men(Mosla dianthera)
Kết quả cho thấy:Công thức bón phân khác nhau thì tốc độ tăng trưởng số lá Cây men sau trồng cũng khác nhau. Các công thức bón phân tốc độ ra lá cao hơn so với công thức không bón phân.
4.3.4. Ảnh hưởng của phân bón đến chiều cao cây, số lá, số cành, đường kính và năng suất của Cây men kính và năng suất của Cây men
Để nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến chiều cao cây, số lá, số
phân bón khác nhau, trong đó công thức 7 (đối chứng) không bón phân. Kết quả thu được thể hiện ở Bảng 4.6.
Bảng 4.6: Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến chiều cao cây, đường kính tán, số lá, số nhánh và năng suất Cây men (Mosla dianthera)
Chỉ tiêu CT Số nhánh (nhánh) Đường kính tán (cm) Số lá (lá) Chiều cao cây (cm) Năng suất (tấn/ha) 1 69,00 50,86 250,00 67,98 7,96 2 67,20 47,38 248,00 56,00 7,99 3 68,80 52,50 246,00 53,00 7,45 4 65,60 48,48 247,20 51,80 8,39 5 70,00 43,80 264,80 55,20 9,27 6 69,20 49,96 245,60 60,10 8,16 7 48,80 31,32 232,80 42,04 6,51 P <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 CV(%) 7,0 7,6 2,7 4,6 6,3 LSD.05 8,19 6,27 12,04 4,49 0,89
Qua bảng 4.6 cho thấy: Các công thức phân bón có số nhánh, đường kính tán, số lá, chiều cao cây và năng suất cao hơn so với công thức không bón phân (công thức 7) chắc chắn với độ tin cậy 95%. Trong đó, các công thức có bón phân, có số nhánh tương đương nhau. Đường kính tán của công thức 1 và công thức 3 cao hơn công thức 5 với độ tin cậy 95%. Số lá của các công thức có bón phân đạt cao nhất là công thức 5 với mức tin cậy 95%, các công thức còn lại có số lá tương đương nhau. Các công thức bón phân khác nhau chiều cao cây khác nhau, các công thức có bón phân có chiều cao cây cao hơn công thức không bón phân chắc chắn với độ tin cậy 95%, trong các công thức có bón phân thì công thức 1 cao hơn các công thức còn lại với độ
tin cậy 95%. Về năng suất, công thức 5 (40N + 50P2O5 + 20K2O) có năng suất cao nhất (9,27 tấn/ha), thấp nhất là công thức 7- không bón phân (6,51 tấn/ha) với độ tin cậy 95%.
4.4. Kết quả xây dựng mô hình
Để kiểm chứng lại kết quả thí nghiệm, chúng tôi đã tiến hành thử
nghiệm trên diện tích 0,5 ha ở 4 thôn, có 14 hộ tham gia xây dựng mô hình trồng Cây men. Diện tích trồng Cây men chủ yếu là trên nương, trên đồi gần nhà, trong vườn nhà. Vì diện tích đất không tập trung nên các hộ trồng Cây men ở nhiều địa điểm khác nhau. Kỹ thuật trồng và chăm sóc Cây men được áp dụng kết quả nghiên cứu năm 2012 của đề tài do giảng viên, học viên và sinh viên Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên và cán bộ khuyến nông của xã Lương Thành hướng dẫn. Năng suất thực thu tại các hộ đạt khá cao (6,7 - 8,5 tấn/ha) do canh tác đúng kỹ thuật. Tiềm năng về sản lượng không những đáp ứng đủ nhu cầu trong xã, huyện mà còn có thể cung cấp trong tỉnh và các địa phương lân cận.
Bảng 4.7: Kết quả xây dựng mô hình sản xuất Cây men năm 2013 tại xã Lương Thành, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn STT Hộ gia đình tham gia Diện tích (ha) Thôn TGST (ngày) NSTT (tấn/ha) 1 Phương Thị Xanh 0,03 Nà Pàn 151 6,7 2 Nông ThịĐuông 0,05 Nà Pàn 153 7,1 3 Nguỵ Thị Máy 0,02 Nà Pàn 150 7,7 4 Lục Thị Cát 0,03 Nà Lẹng 148 8,1 5 Mã Thị Huyền 0,05 Nà Lẹng 145 7,5 6 Triệu Thị Thiềm 0,06 Nà Lẹng 152 7.4 7 Đinh Thị Như 0,02 Nà Lẹng 150 7,8 8 Hoàng ThịĐiệu 0,03 Nà Lẹng 155 8,0 9 Lưu Thị Hường 0,06 Bản Chang 153 7,6 10 Hoàng Thị Dung 0,05 Bản Chang 155 7,9 11 Hoàng Thị Nắn 0,08 Bản Chang 148 8,3
12 Hoàng Thị Ính 0,03 Bản Chang 153 8,5
13 Lý Thị Duyên 0,03 Bản Chang 149 7,5
14 Lành Thị Cúc 0,05 Soi Cải 152 7,2
Các hộ này cũng chủ yếu là các hộ làm bánh men lá để chế biến tại địa phương. Bánh men ở đây có chất lượng rất tốt, tạo được nhiều rượu với mùi thơm của cây lá và uống êm dịu, không đau đầu. Với chất lượng như vậy, bánh men của xã đã cung cấp cho các xã khác trong tỉnh và các xã lân cận của tỉnh khác. Đa số các hộ trồng Cây men lá đều chế biến bánh men lá. Một số ít hộ gia đình không trồng được Cây men thì họ mua của các hộ khác, đồng thời
đi hái cây, lá trong rừng về để chế biến men. Với sản lượng bánh men như
vậy, việc sản xuất ra 200 lít rượu men lá/ngày là khả thi, thậm chí có thể đạt sản lượng rượu cao hơn nữa.
Đa số các hộ gia đình trong xã Lương Thành biết nấu rượu để uống,
đặc biệt trong dịp lễ, tết. Các hộ tham gia xây dựng mô hình trồng Cây men cũng là những hộ gia đình có truyền thống nấu rượu và có chất lượng rượu ngon trong xã. Số hộ nấu truyền thống trong xã có 57 hộ. Trong 57 hộ này có một số hộ chuyên nấu rượu nhưng không trồng Cây men lá và làm bánh men. Chúng tôi đã đến từng hộ để đánh giá mức độ đầu tư, thiết bị, dụng cụ chế
biến và bảo quản rượu. Nguyên liệu chế biến của các hộ này chủ yếu là gạo. Sau khi thu hoạch một vụ ngô, nếu còn lượng nhiều thì người dân mới dùng
để chế biến rượu. Có hộ nấu rượu để uống trong gia đình và phục vụ đám hiếu, hỉ, lễ tết. Có gia đình chuyên nấu rượu để bán cho các hộ khác và bán ra thị trường trong, ngoài tỉnh. Chất lượng rượu men lá ngon và luôn đảm bảo vì vậy rất nhiều người ở địa phương đến mua. Có thời điểm nếu không đặt trước thì không thể mua được rượu với số lượng lớn.
Qua kết quả xây dựng mô hình, bà con nơi đây đã thấy được hiệu quả
của việc tận dụng đất ven đồi hoang hoá (để cây bụi mọc) đưa vào sản xuất có hiệu quả kinh tế, cây trồng có khả năng chống chịu tốt, ít sâu bệnh, cho năng suất cao. Đồng thời, thu hút lao động, tạo thêm công ăn việc làm, góp phần tăng thêm thu nhập, ổn định cuộc sống. Nâng cao trình độ dân trí trong sản xuất, tạo phong trào ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả cây trồng.
Việc mở rộng mô hình sẽ giúp đồng bào dân tộc thiểu số (những vùng có Cây men) tận dụng hết quỹ đất ven đồi hoang hoá đưa vào sản xuất, góp
phần bảo vệ môi trường sinh thái, phủ xanh đất, chống xói mòn và bảo vệ
cảnh quan.
4.5. Đánh giá năng suất và hiệu quả kinh tế của Cây men
Với khoảng cách trồng là 35 x 30 cm và lượng phân bón 5 tấn phân chuồng + 40N + 50P2O5 + 20K2O/ha, năng suất tươi đạt từ 6 - 8 tấn tươi/ha = 1,333 - 1,777 tấn khô/ha (4,5 kg tươi = 1kg khô).
Giá bán Cây men khô hiện nay tại Bắc Kạn là 30.000đ/kg, như vậy tổng tiền thu được từ 1 ha trồng Cây men là:
1.333 kg x 30.000đ = 39.990.000 đ/ha
Qua bảng 4.10 cho thấy: Hiệu quả kinh tế của Cây men so với cây ngô, cây sắn vượt trội hơn hẳn (đầu tư cho 1 ha: Trồng Cây men hết khoảng 10.031.000 đ, lãi thu về được 29.959.000 đ; 1ha ngô: 20.925.000, lãithu về
3.575.000; 1ha sắn: 19.881.000, lãi thu về 2.619.000), trong khi đó đất trồng Cây men chủ yếu là tận dụng đất bạc màu ven đồi, trồng các loại cây lương thực, cây màu cho năng suất thấp, nếu trồng cây lâm nghiệp, giá trị kinh tế
cũng thấp hơn. Như vậy, từ việc tận dụng đất ven đồi, mỗi năm chúng ta có thể thu nhập thêm 29.959.000đ/ha từ việc trồng Cây men, góp phần cải thiện kinh tế hộ gia đình trên địa bàn.
Đồng thời với tổng diện tích gieo trồng hàng năm của tỉnh Bắc Kạn trên 49.652 ha, tổng sản lượng lương thực có hạt đạt trên 162.500 tấn, lương thực bình quân đầu người đạt trên 550 kg/người/năm (Báo cáo thống kê, năm 2012), người dân không những đủ gạo ăn mà còn có dư thừa để mang bán. Tuy nhiên với số lượng chưa nhiều, một số hộ đã tận dụng Cây men cộng với một số loại cây dược liệu khác nữa kết hợp với gạo để làm bánh men chế biến sản phẩm đồ uống có giá trị kinh tế cao hơn.
Bảng 4.8: Hiệu quả kinh tế của Cây men so với một số cây trồng khác (tính cho 1ha) STT Nội dung Đơn vị tính Giá tiền (đồng)
Cây men Cây ngô Cây sắn
Số lượng Thành tiền (1000đ) Số lượng Thành tiền (1000đ) Số lượng Thành tiền (1000đ) A Tổng chi 10.031 20.925 19.881 1 Giống - - 15 1.500 12000 3.600 2 Đạm urê kg 11.500 86,9 999 300 3.450 150 1.725 3 Lân supe kg 3.900 277,7 1.083 500 1.950 240 936 4 Kaliclorua kg 13.500 33,3 449 150 2.025 120 1.620 5 Công công 150000 50 7.500 80 12.000 80 12.000 B Tổng thu 39.990 24.500 22.500 Cây men kg 30.000 1.333 39.990 Cây ngô kg 7000 3.500 24.500 Cây sắn kg 5.000 4500 22.500 C Lãi thuần 29.959 3.575 2.619
(Ghi chú: N:46%, P2O5: 18%, K2O: 60%; giá ngô giống: 100.000đ/kg;