Tình hình nghiên cứu và sản xuất Cây me nở tỉnh Bắc Kạn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật canh tác Cây men (Mosla Dianthera) tại xã Lương Thành, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn. (Trang 25)

Là tỉnh vùng cao, điều kiện về khí hậu, thổ nhưỡng ở Bắc Kạn phù hợp cho nhiều loài cây dược liệu quý sinh trưởng và phát triển. Tuy nhiên, việc quản lý, khai thác, sử dụng còn nhiều hạn chế, làm cho nguồn tài nguyên này

đang ngày càng cạn kiệt, thậm chí có những loại cây đứng trước nguy cơ

tuyệt chủng.

Trong các loài cây người dân sử dụng làm bánh men rượu tại khu vực tỉnh Bắc Kạn gồm 54 loài chính thu thập được ở 4 huyện: Ba Bể, Pác Nặm, ChợĐồn và Na Rì.

Các loài cây không thể thiếu trong thành phần bánh men các loài: - Đồng tiền dại

- Cúc hoa xoắn - Thuỷ ma - Bù dẻ lá lớn

- Riềng và Riềng rừng

- Cây men(Sa dịp) - Mosla dianthera (Buch-Ham). Maxim.

Trong đó, Cây men (Mosla dianthera) là loài cây bụi thấp thường sống một năm, toàn thân cây có mùi thơm. Được người dân sử dụng làm thành phần chính của men lá nấu rượu. Trước đây Cây men còn mọc tự nhiên nhiều nhất là những bãi hoang, nay do khai thác quá mức đã gần như cạn kiệt. Người dân đang tiến hành gây trồng để sử dụng lâu dài. Vào tháng 7 đến tháng 9 khi cây đã có quả già, thu hái cả cây, đem phơi khô trên miếng bạt, khi đã khô vò lấy hạt, cây khô còn lại cất để dùng làm men, hạt cất để nơi khô ráo. Tháng 2-3 năm sau mang vãi ra bãi hoang cây khác tự mọc lên tốt (hoặc làm đất như gieo các loại cây rau thông thường, hạt cây rất nhỏ vì vậy khi gieo cần trộn với đất mầu để khi gieo cho đều, tránh chỗ quá thưa và chỗ lại quá dầy) (Đặng Kim Vui và cs (2013), [21].

Cây men là giống cây dược liệu đã có từ lâu đời, là thành phần không thể thiếu để làm men nấu rượu của các tỉnh vùng núi phía Bắc. Cây có khả

đồi trọc. Loại cây này hiện nay đã được bảo tồn và phát triển trên diện rộng tại các tỉnh như Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn…

Người Dao, Tày, Nùng có thể sử dụng hết các bộ phận của Cây men để

làm nguyên liệu chế biến lên men lá, thân thẳng, vỏ màu nâu, lá nhỏ, có mùi thơm, nhiều chùm hoa, hoa màu trắng, ngọn xanh, ít nhiễm sâu bệnh. Cây cao từ 55 - 75cm, đường kính từ 30 - 50cm, thời gian sinh trưởng từ 4-5 tháng.

- Phân bố sinh thái:

Cây phân bố chủ yếu ở các huyện Ba Bể, Pác Nặm, Chợ Đồn và Na Rì. Tại khu vực nghiên cứu, có ở 3 xã: Lương Thành, Liêm Thuỷ, Ân Tình. Là loài cây rất dễ gây trồng, có khả năng sinh trưởng trên đất xấu, khô hạn, các bãi hoang trên triền đồi nơi có nhiều ánh sáng. Thường gặp từđộ cao 300m - 600m.

- Công dụng:

Do cây có chứa nhiều tinh dầu nên người dân thường sử dụng làm thuốc với tác dụng thanh nhiệt giải thử, tiêm viêm và được sử dụng làm men lá, là cây không thể thiếu được trong thành phần của bánh men. Cây

được thu hoạch vào tháng 6 đến tháng 7, tuy nhiên nếu lấy làm bánh men tốt nhất là vào lúc cây đang có hoa, mang phơi khô để nơi khô ráo dùng dần cho tới vụ sau.(Viện Dược liệu (2006),[17].

- Tình trạng:

Do khai thác nhổ cả gốc rễ vào giai đoạn quả chưa già, vì vậy nguồn tái sinh của cây rất thiếu nên hiện nay loài cây này còn gặp rất ít tại 3 xã khu vực nghiên cứu. Hiện nay, một số người dân đã biết gây trồng để

sử dụng làm bánh men lá lâu dài và đem trao đổi trên thị trường.

Các loài cây chính hiện nay trừ cây Cúc hoa xoắn và Riềng, các loài khác rất khó tìm kiếm. Chủ yếu phải mua ở chợ như các loài:

- Thuỷ ma - Đồng tiền dại - Bù dẻ lá lớn - Cây men

Theo Đỗ Tất Lợi, (2001), [14] các loài cây làm bánh men chưa được gây trồng trừ cây Riềng, Bù dẻ lá lớn, Cây men, có thể nhận thấy các xã tại

huyện Na Rì, Ba Bể và Pác Nặm đã trồng được một số loài cây làm men lá, nhưng với diện tích không đáng kể. Mới chỉ có một vài gia đình gây trồng. Do khai thác phụ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên và khai thác nhiều nên các loài cây làm men hiện còn có trong khu vực các thôn và các xã còn rất ít (xã Liêm Thuỷ,

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật canh tác Cây men (Mosla Dianthera) tại xã Lương Thành, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn. (Trang 25)