Quốc tế giai đoạn 2010 - 2012
2.4.1. Các sản phẩm tiền gửi tiết kiệm của VIB
2.4.1.1. Tiền gửi có kì hạn
- Tiết kiệm thường:
+ Kỳ hạn gửi đa dạng từ 1 tuần đến 36 tháng.
+ Lãi suất hấp dẫn, áp dụng lãi suất khác nhau cho từng kỳ hạn khác nhau được ghi trên bảng lãi suất hiện hành của VIB.
+ Được rút một phần gốc trước hạn và hưởng lãi suất hấp dẫn cho phần tiền rút trước hạn. Phần tiền gốc còn lại vẫn được giữ nguyên lãi suất trên sổ tiết kiệm.
+ Các loại tiền nhận gửi: VND, USD, EUR.
- Tiết kiệm lũy tiến: Gửi Tiết kiệm lũy tiến để được hưởng lãi suất bậc thang cho mức tiền gửi tăng dần
+ Mức lãi suất tăng thêm theo từng mức tiền gửi và kỳ hạn gửi được ghi trên bảng lãi suất hiện hành của VIB.
+ Kỳ hạn gửi tiền 1 tuần, 2 tuần, 3 tuần, 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng, 6 tháng và 12 tháng.
+ Các loại tiền nhận gửi: VND, USD, EUR.
+ Lãi suất ưu đãi cho các mức tiền gửi từ 20 triệu VND/3000USD/5000EUR trở lên.
+ Được tất toán toàn bộ sổ tiết kiệm trước hạn theo quy định của VIB và được hưởng mức lãi suất hấp dẫn.
- Tiết kiệm gửi góp:
+ Loại tiền huy động: VND
+ Số tiền gửi tối thiểu ban đầu: 100.000 VND
+ Gửi góp linh hoạt: Khách hàng có thẻ nộp tăng gốc không giới hạn số tiền, thời gian và số lần gửi
+ Kỳ hạn: 6, 9, 12, 18, 24, 36, 48, 60 tháng
+ Tiện lợi với kênh gửi tiền đa dạng: Gửi tiền qua nhiều kênh tiện ích như tại quầy, đang ký gửi tiền tự động hàng tháng, gửi tiền qua internet, ATM, POS
+ Lãi suất thả nổi và theo lãi suất VIB áp dụng từng thời kỳ, luôn đảm bảo bằng hoặc cao hơn lãi suất tiết kiệm thông thường
+ Được rút trước hạn toàn bộ gốc hưởng lãi suất không kỳ hạn. + Tự động gia hạn sổ tiết kiệm
+ Tự động chuyển số dư sổ tiết kiệm vào tài khoản thanh toán cá nhân khi đến ngày đáo hạn
2.4.1.2. Tiền gửi không kì hạn
Tài khoản E-saving không kì hạn - An toàn, bảo mật Loại tiền gửi: VND. - Kỳ hạn gửi: Không kỳ hạn.
- Lãi suất cao, hấp dẫn, tăng dần theo số dư tiền gửi.
- Phương thức tính lãi: Lãi được tính theo ngày trên cơ sở số dư cuối ngày. - Thủ tục đăng ký đơn giản, nhanh chóng.
- Lãi suất cao gấp nhiều lần lãi suất không kỳ hạn của tài khoản thanh toán. - Kết nối online 2 chiều với tài khoản tiền gửi thanh toán đảm bảo nhu cầu thanh toán linh hoạt của khách hàng mọi lúc mọi nơi.
- Kết nối chuyển tiền tự động hai chiều định kỳ hàng ngày với Tài khoản thanh toán.
- Thực hiện các giao dịch trên tài khoản E-Savings mọi lúc, mọi nơi qua nhiều kênh tiện ích: giao dịch tại quầy, ATM, POS, Internet Banking, Mobile Banking thông qua tiền gửi thanh toán.
- Truy vấn thông tin dễ dàng qua Internet Banking, Mobile Banking.
- Chuyển tiền miễn phí từ tài khoản thanh toán sang tài khoản E-Savings và ngược lại
- Miễn phí mở/ phí duy trì tài khoản E-Savings. - Không cần duy trì số dư tối thiểu.
2.4.1.3. Các sản phẩm dịch vụ hỗ trợ
Các dịch vụ Internet Banking, Mobile Banking, Mobile BankPlus chỉ áp dụng với sản phẩm TGTK E-Savings do tài khoản E-Savings được kết nối với tài khoản thanh toán.
- Internet Banking: dịch vụ Ngân hàng trực tuyến giúp khách hàng quản lý và thực hiện các giao dịch ngân hàng chỉ với một thiết bị đầu cuối (máy tính bàn, máy tính xách tay) có hỗ trợ kết nối Internet. Các tiện ích của Internet Banking: Quản lý tài khoản; Chuyển và nạp tiền; Thanh toán hóa đơn; Sao kê trực tuyến; Trợ lý tài chính trực tuyến..
- Mobile Banking: dịch vụ Ngân hàng qua di động giúp khách hàng thực hiện các giao dịch ngân hàng chỉ trong vòng 1 giây mọi lúc, mọi nơi 24/7. Các tiện ích của Mobile Banking: Quản lý tài khoản; Chuyển và nạp tiền; Thanh toán hóa đơn.
- Mobile BankPlus: dịch vụ Mobile BankPlus giúp khách hàng quản lý và thực hiện các giao dịch thông qua tài khoản VIB và điện thoại dùng sim Viettel. Các tiện ích của Mobile BankPlus gồm: Thanh toán hóa đơn tiền điện, Thanh toán hóa đơn trả sau và nạp tiền trả trước Viettel, Chuyển tiền liên ngân hàng qua thẻ, Chuyển tiền trong hệ thống VIB, Quản lý tài khoản: Tự động thông báo khi số dư thay đổi; truy vấn thông tin tài khoản thanh toán; sao kê chi tiết 5 giao dịch gần nhất.
- Cho vay cầm cố giấy tờ có giá: Chủ tài khoản tiền gửi tiết kiệm có thể vay số tiền tối đa bằng 100% giá trị giấy tờ có giá tính đến thời điểm đáo hạn. Thời hạn
cho vay tối đa là 12 tháng, có thể vay bằng VND và vàng. Lãi suất cho vay hấp dẫn, phương thức trả nợ linh hoạt.
2.4.1.4. So sánh các sản phẩm tiền gửi tiết kiệm của VIB với các ngân hàng khác
Bảng 2.2. Số lượng sản phẩm TGTK ở các ngân hàng BIDV, TCB, VIB, HDB và ABB
Đơn vị: sản phẩm
Sản phẩm BIDV TCB VIB HDB ABB
TGTK có kì hạn 7 8 3 4 6
TGTK không kì hạn 2 1 1 2 2
Tổng 9 9 4 6 8
(Nguồn: https://www.techcombank.com.vn/, http://www.bidv.com.vn/,
http://www.vib.com.vn/, http://www.abbank.vn, http://www.hdbank.com.vn/)
Hiện nay, VIB đang có 3 sản phẩm TGTK có kì hạn và 1 sản phẩm TGTK không kì hạn. So với các ngân hàng khác, đây là một con số khiêm tốn. Các ngân hàng được xếp hạng nhóm A như BIDV có 9 sản phẩm, Techcombank có 9 sản phẩm. ngân hàng cũng thuộc nhóm B như VIB là HDB cũng có 6 sản phẩm. ngân hàng nhóm C như An Bình Bank có 8 sản phẩm.
Các sản phẩm của VIB cũng khá đơn giản, không có bất cứ sản phẩm có tính năng đặc biệt nào. Trong khi đó, các ngân hàng khác có thêm các sản phẩm kết hợp bảo hiểm như "Tích lũy bảo an" của BIDV, "Tiết kiệm An lộc" của Techcombank, "Bảo hiểm trọn đời" của An Bình Bank. Các ngân hàng khác cũng có các sản phẩm TGTK dành cho các đối tượng như người lớn tuổi, trẻ em hay người lao động tại nước ngoài, có thể kể đến "Tiết kiệm kiều hối", "Tích lũy dành cho trẻ em" của BIDV, "Tiết kiệm dành cho người trên 50 tuổi" của An Bình Bank.
Bên cạnh đó, nhiều ngân hàng đã triển khai sản phẩm TGTK Online. Đây là sản phẩm mới, ứng dụng công nghệ hiện đại nên chưa được nhiều người sử dụng. Tuy nhiên tiềm năng phát triển của sản phẩm này là rất lớn, nhất là trong một xã hội công nghệ như hiện nay.
Ngoài ra, có thể thấy, tên gọi các sản phẩm của VIB rất đơn giản, nêu rõ tính năng của sản phẩm. Ưu điểm của cách đặt tên này là khách hàng dễ dàng nhận biết được sản phẩm mình đang có nhu cầu. Trong khi đó, nhiều ngân hàng khác thường đặt các tên gọi hoa mỹ hơn, tên gọi này lại có tác dụng gây ấn tượng với khách hàng và tạo ra đặc trưng riêng cho ngân hàng.
2.4.2. Quy mô nguồn vốn tiền gửi tiết kiệm
2.4.2.1. Quy mô tiền gửi tiết kiệm của Ngân hàng Quốc tế Việt Nam giai đoạn 2010 - 2012
Bảng 2.3. Quy mô tiền gửi tiết kiệm của VIB giai đoạn 2010 -2012
Đơn vị: trđ
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
So sánh 2011 và 2010 So sánh 2012 và 2011 Số tiền (trđ) Tỷ lệ(%) Số tiền(trđ) Tỷ lệ(%) 26.249.606 25.850.122 22.618.081 -399.484 -1.52 -3.232.041 -12.5
(Nguồn: Báo cáo tài chính Ngân hàng Quốc tế Việt Nam năm 2010-2012)
Biểu đồ 2.1. Quy mô và tốc độ tăng trưởng nguồn vốn TGTK của VIB giai đoạn 2010-2012
Qua bảng 2.3 và biểu đồ 2.1, ta có thể thấy, cả quy mô và tốc độ tăng trưởng nguồn vốn TGTK của VIB đều giảm ngày càng nhiều qua các năm. Trong 3 năm vừa qua, vốn TGTK giảm dần từ 26.249.606 trđ trong năm 2010 xuống 25.850.122 trđ và 22.618.081 trđ trong 2 năm tiếp theo.
Năm 2010 được coi là một năm thành công trong việc huy động vốn TGTK của VIB. Các chương trình khuyến mại, tặng quà của VIB đã giúp nguồn vốn tăng trưởng mạnh vào cuối năm. Năm 2011 và 2012, huy động vốn ngày càng sụt giảm. Tốc độ giảm năm 2011 là 1.52% , sang năm 2012 là 12.5%. Điều này có thể lý giải do hai nguyên nhân chính:
- Nguyên nhân khách quan: khó khăn chung của nền kinh tế. Năm 2011, tỷ lệ lạm phát là 18.58%, năm 2012 giảm mạnh so với năm 2011 đạt 6.81%. Tỷ lệ lạm phát giảm chủ yếu nhờ các giải pháp siết tín dụng, hạn chế đầu tư công, hạ nhiệt thị trường bất động sản đưa ra từ năm 2011. Tuy nhiên, cái giá phải trả cho việc thắt chặt tiền tệ và tài khóa để kiểm soát lạm phát là tăng trưởng kinh tế chỉ đạt 5,03%, thấp hơn nhiều so với mục tiêu 6-6,5% Quốc hội đề ra. Lần đầu tiên sau gần hai thập kỷ Việt Nam xuất siêu nhưng chủ yếu do nhu cầu nhập khẩu sụt giảm khi sản
xuất đình đốn. 55.000 doanh nghiệp đã giải thể, ngừng hoạt động, khiến cả triệu người lao động rơi vào cảnh thất nghiệp. Tình hình trên dẫn đến thu nhập của người dân giảm sút, ảnh hưởng đến khoản tiền tiết kiệm của các gia đình. Bên cạnh đó, NHNN liên tục giảm lãi suất trần huy động. Năm 2012 có 6 lần giảm lãi suất huy động và cho vay, lãi suất huy động 14% ở năm 2011 đã giảm xuống còn 8% vào cuối năm 2012. Việc lãi suất trần huy động liên tục giảm và sự cạnh tranh khốc liệt trong ngành ngân hàng khiến cho VIB càng gặp nhiều khó khăn trong việc huy động vốn TGTK.
- Nguyên nhân chủ quan: Đầu tiên phải kể đến việc VIB luôn tuân thủ quy định về trần lãi suất huy động vốn. Đặc biệt, VIB không huy động lãi suất cao ở kỳ hạn dài, đối với kì hạn trên 12 tháng, lãi suất TGTK nhỏ hơn đối với kì hạn 12 tháng. Đây cũng là một bất lợi khiến khách hàng ngần ngại gửi tiền vào VIB. Ngoài ra, có thể kể đến các nguyên nhân từ phía ngân hàng như số lượng sản phẩm chưa đa dạng, quà tặng cho các chương trình khuyến mãi nhỏ nên chưa thu hút được người dân.
2.4.2.1. So sánh quy mô tiền gửi tiết kiệm của VIB và các ngân hàng khác:
Bảng 2.4. Quy mô tiền gửi tiết kiệm các ngân hàng VIB, BIDV, TCB, HDB giai đoạn 2010 – 2012
Đơn vị: trđ
Ngân hàng Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
VIB 26.249.606 25.850.122 22.618.081
BIDV 94.081.106 122.175.899 138.174.990
TCB 61.806.010 57.635.912 77.056.408
HDB 8.181.744 11.210.011 25.061.207
(Nguồn: Báo cáo tài chính các ngân hàng)
Theo bảng 2.4, quy mô tiền gửi tiết kiệm của các ngân hàng nhóm A cao hơn hẳn các ngân hàng nhóm B. BIDV và Techcombank, mặc dù trong hoàn cảnh tình hình kinh tế gặp nhiều biến động, mức huy động vốn tiền gửi tiết kiệm vẫn tăng
đều. BIDV và Techcombank cũng là 2 ngân hàng có số lượng sản phẩm lớn với 9 sản phẩm tiền gửi tiết kiệm, đây cũng là một nguyên nhân giúp 2 ngân hàng này có lượng tiền gửi tiết kiệm lớn và tăng dần hàng năm. HD Bank và VIB đều thuộc loại ngân hàng nhóm B. Trong khi VIB có vốn huy động khá lớn năm 2010 thì HDB chỉ huy động được 1/3 số tiền đó. Tuy nhiên HDB đang ngày càng khẳng định được vị thế của mình khi quy mô vốn tiền gửi tiết kiệm ngày càng tăng mạnh qua các năm. Năm 2012, HDB đã vượt qua VIB với 25.061 tỷ đồng. Trong những năm tiếp theo, VIB nên có những chính sách mới, đặc biệt là chính sách sản phẩm để có thể cạnh tranh với các ngân hàng khác.
2.4.3. Cơ cấu tiền gửi
2.4.3.1. Cơ cấu tiền gửi theo loại tiền
Bảng 2.5. Cơ cấu tiền gửi tiết kiệm theo loại tiền
Đơn vị: trđ
Chỉ tiêu
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Số tiền (trđ) Tỷ lệ (%) Số tiền (trđ) Tỷ lệ (%) Số tiền (trđ) Tỷ lệ (%) VND 21.249.606 81.23 21.098.869 81.62 18.906.453 83.59 Ngoại tệ và vàng 4.927.051 18.77 4.751.252 18.38 3.711.627 16.41
(Nguồn: Phòng Tài chính Kế toán Ngân hàng Quốc tế Việt Nam)
Từ bảng 2.5 và biểu đồ 2.2, ta có thể thấy lượng vốn huy động bằng VND hay ngoại tệ và vàng đều giảm đi qua các năm. Đây là điều dễ nhận thấy do tổng huy động vốn TGTK của VIB có sự giảm mạnh trong 3 năm vừa qua. Huy động vốn TGTK năm 2011 so với năm 2012 có sự thay đổi không đáng kể, huy động bằng VNĐ giảm 0.7 %, bằng ngoại tệ và vàng giảm 3.6 %. Đến năm 2012, huy động vốn TGTK bằng VNĐ giảm 10% so với năm 2011, ngoại tệ và vàng giảm 22%
Nhìn chung, vốn huy động bằng VNĐ đóng vai trò chủ chốt trong tổng nguồn vốn huy động với tỷ lệ tăng dần qua các năm bởi VNĐ luôn là đồng tiền giao dịch chính trong nước và lãi suất tiền gửi VNĐ luôn cao hơn rất nhiều so với lãi suất USD, vàng và các loại ngoại tệ khác. Điều này đã thu hút khách hàng chủ yếu gửi tiền VNĐ. Các chủ tài khoản TGTK bằng ngoại tệ chủ yếu là gia đình có người thân làm việc và học tập tại nước ngoài.
2.4.2.2. Cơ cấu tiền gửi theo kì hạn
Bảng 2.6. Cơ cấu tiền gửi tiết kiệm theo kì hạn
Chỉ tiêu
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Số tiền
(trđ) Tỷ lệ(%) Số tiền(trđ) Tỷ lệ(%) Số tiền(trđ) Tỷ lệ(%) Không kì hạn 3.165.702 12.06 3.021.879 11.69 3.516.248 13.21 Có kì hạn 23.083.903 87.94 22.828.242 88.31 23.101.832 86.79
(Nguồn: Phòng Tài chính Kế toán Ngân hàng Quốc tế Việt Nam)
Biểu đồ 2.3. Cơ cấu tiền gửi tiết kiệm theo kì hạn
Qua bảng 2.6 và biểu đồ 2.3, tỷ trọng nguồn vốn TGTK không kì hạn rất thấp, dao động trong khoảng 11-13%. Điều này có thể lý giải do lãi suất không kì hạn rất thấp, chỉ 2%/năm. Sản phẩm TGTK không kì hạn của VIB hiện chỉ có tài khoản E- Savings. khách hàng sử dụng tài khoản này có thể thanh toán thông qua các kênh như Mobile Banking, Internet Banking. Năm 2012, VIB đã nâng cấp dịch vụ Mobile Banking và Internet Banking, đồng thời tăng cường các chương trình khuyến mại, trúng thưởng nên lượng khách hàng đến với sản phẩm TGTK không kì hạn cũng gia tăng.
Đối với các tài khoản TGTK có kì hạn, trong năm 2012, NHNN đã áp dụng các chính sách về lãi suất trần, lãi suất kì hạn dưới 12 tháng thường thấp hơn lãi suất kì hạn 12 tháng nên nhiều khách hàng lựa chọn kì hạn 12 tháng. Bên cạnh đó,
việc VIB cho phép chủ tài khoản TGTK có kì hạn rút trước một phần gốc với lãi suất ưu đãi cũng thu hút nhiều khách hàng sử dụng sản phẩm này.
2.4.3. Chi phí huy động vốn tiền gửi tiết kiệm
Tiền lãi chính là lợi ích vật chất cụ thể mà khách hàng nhận được từ việc gửi vốn tại ngân hàng. Bên cạnh tính an toàn và những tiện ích khác khi gửi tiền vào ngân hàng thì lãi suất là một trong những vấn đề đầu tiên khiến khách hàng quan tâm. Nhất là trong tình hình nền kinh tế, chính trị thế giới có nhiều bất ổn, tình hình giá cả trong nước cũng có nhiều biến động, vấn đề lãi suất trở thành vấn đề nóng hơn bao giờ hết. Các ngân hàng phải đối đầu với vấn đề cạnh tranh lãi suất không chỉ trong ngành mà còn với các ngành khác. Nếu lãi suất của ngân hàng không mang tính cạnh tranh, khách hàng sẽ quyết định gửi tiền ở ngân hàng khác có mức lãi suất hấp dẫn hơn hoặc đầu tư vào các lĩnh vực khác có tỷ suất sinh lời cao hơn. Do đó lãi suất trở thành một trong những công cụ quan trọng mà các ngân hàng sử dụng trong công tác huy động vốn. Dưới đây là bảng so sánh lãi suất một số ngân hàng vào cuối năm 2012.
Bảng 2.7. So sánh Biểu lãi suất gửi tiết kiệm VND – lãi trả cuối kì ngày 28/12/2012 Đơn vị: % Kỳ hạn VIB VCB TCB HDB ABB KKH 2 2 1 1.8 1.5 1-3 tuần 2 2 2 2 1.83 1 -11 tháng 8 8 8 9 8