2.1.1. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam
Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam (VIB) được thành lập theo Quyết định số 22/QĐ/NH5 ngày 25/01/1996 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 18/09/1996 với vốn điều lệ ban đầu là 50 tỷ đồng, với các cổ đông sáng lập: Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam và các cá nhân là các doanh nhân thành đạt trong và ngoài nước.
Năm 2006, vốn điều lệ của VIB tăng lên thành hơn 1.000 tỷ đồng. VIB cũng triển khai thành công Dự án Hiện đại hóa Công nghệ Ngân hàng, trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thẻ quốc tế Visa và MasterCard, thành lập Trung tâm thẻ VIB, phát hành độc lập thẻ ghi nợ nội địa VIB Values. Hệ thống ATM của Ngân hàng chính thức đi vào hoạt động
Năm 2007, VIB tăng vốn điều lệ lên hơn 2000 tỷ và đứng thứ ba trong 500 Doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam.
Năm 2009, VIB ký thỏa thuận hợp tác toàn diện với ngân hàng Commonwealth Bank of Australia (CBA) và triển khai nhiều dự án lược phục vụ chiến lược kinh doanh mới: Dự án thiết kế không gian bán lẻ, Dự án phát triển hệ thống quản trị nhân sự và hiệu quả công việc, Dự án chiến lược công nghệ, Chương trình chuyển đổi Hệ thống chi nhánh….
Tính đến hết năm 2012, VIB có vốn điều lệ là 4.250 tỷ đồng. Cổ đông chiến lược là Ngân hàng Commonwealth Bank of Australia - Ngân hàng bán lẻ số 1 tại Úc và là Ngân hàng hàng đầu thế giới với trên 100 năm kinh nghiệm với tỉ lệ sở hữu cổ phần là 20%.
Ngân hàng Quốc tế Việt Nam hiện có 4.300 cán bộ nhân viên phục vụ khách hàng tại 160 chi nhánh và phòng giao dịch tại trên 27 tỉnh/thành trọng điểm trong cả nước. Trụ sở chính được đặt tại Tầng 8, 9, 10, tòa nhà Viettower 198B Tây Sơn, Quận Đống Đa, Hà Nội.
2.1.2. Chứng năng, nhiệm vụ
Ngân hàng Quốc tế VIB thực hiện tất cả các hoạt động kinh doanh tiền tệ, dịch vụ Ngân hàng phục vụ Khách hàng cá nhân và Khách hàng Doanh nghiệp được Ngân hàng Nhà nước cho phép, bao gồm:
- Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn, dài hạn của mọi tổ chức thuộc các thành phần kinh tế và dân cư dưới hình thức tiền gửi có kì hạn, không kì hạn bằng đồng Việt Nam
- Tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư và phát triển của các tổ chức trong nước - Vay vốn của Ngân hàng Nhà nước và của tổ chức tín dụng khác
- Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn đối với các tổ chức và cá nhân tùy theo tính chất và khả năng nguồn vốn
- Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá
- Hùn vốn, liên doanh và mua cổ phần theo Pháp luật hiện hành - Làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng
- Thực hiện kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc và thanh toán quốc tế, huy động các loại vốn từ nước ngoài và các dịch vụ ngân hàng khác trong quan hệ với nước ngoài khi được Ngân hàng Nhà nước cho phép
2.1.3. Cơ cấu tổ chức
2.1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh giai đoạn 2010 – 2012
Bảng 2.1. Các chỉ tiêu tài chính của Ngân hàng Quốc tế Việt Nam giai đoạn 2010 – 2012
Đơn vị: trđ
STT Chỉ tiêu 2010 2011 2012
1 Tài sản 93.826.929 96.949.541 65.023.406
2 Cho vay khách hàng 41.257.639 42.809.646 33.313.035 3 Tiền gửi của khách hàng 44.990.328 44.149.126 39.061.259
4 Vốn chủ sở hữu 6.593.161 6.802.951 6.802.951
5 Thu nhập lãi và các khoản thu
nhập tương tự 6.821.796 11.835.087 8.710.770
6 Chi phí lãi và các chi phí
tương tự 4.727.048 8.100.793 5.722.070
7 Thu nhập lãi thuần 2.094.748 3.734.294 2.988.700
8 Tổng lợi nhuận trước thuế 1.051.233 848.900 700.763
9 Lợi nhuận sau thuế 790.929 638.995 520.389
10 Lãi cơ bản trên cổ phiếu
(VND/cổ phiếu) 2.389 1.581 1.231
11 ROE (%) 13.99 9.39 7.97
12 ROA (%) 0.84 0.66 0.83
(Nguồn: Báo cáo tài chính Ngân hàng Quốc tế Việt Nam các năm 2010, 2011, 2012)
2.1.4.1. Hoạt động huy động vốn
Năm 2010, tổng nguồn vốn huy động từ thị trường 1 đạt gần 59.564 tỷ đồng, tăng 74% so với năm 2009 và vượt kế hoạch 12%, cao hơn so với mức tăng trưởng của toàn ngành ngân hàng (27,2%), trong đó, huy động dân cư tăng 44%, huy động khách hàng doanh nghiệp tăng 37%. Huy động vốn tăng mạnh vào các tháng cuối năm nhờ việc triển khai các chương trình ưu đãi, khuyến mãi…
Năm 2011, huy động vốn (bao gồm phát hành giấy tờ có giá) đạt 57.488 tỷ đồng, chỉ đạt 70% so với kế hoạch (81.896 tỷ đồng). Tiền gửi của khách hàng giảm sút so với năm 2010 là 841 tỷ. Do sự cạnh tranh khốc liệt của ngành ngân hàng, các hạn chế về trần huy động và khó khăn chung của nên kinh tế nên tình hình huy động
của VIB trong năm 2011 không khả quan: số dư huy động gần như không tăng trưởng trong 6 tháng cuối năm.
Năm 2012, Tiền gửi của khách hàng giảm mạnh còn 39.061 tỷ đồng. Năm 2012, toàn ngành ngân hàng gặp nhiều khó khăn, trần lãi suất liên tục thay đổi theo chiều hướng giảm, tình hình kinh tế cả nước khó khăn và được dự báo vẫn chưa thể khả quan trong năm 2013.
Năm 2010 ghi dấu một sự kiện quan trọng của VIB với việc Ngân hàng Commonwealth Bank of Australia (CBA) –Ngân hàng bán lẻ số 1 tại Úc và là Ngân hàng hàng đầu thế giới với trên 100 năm kinh nghiệm đã chính thức trở thành cổ đông chiến lược của VIB với tỉ lệ sở hữu cổ phần ban đầu là 15%. Năm 2011, Ngân hàng Commonwealth Bank of Australia đã tăng tỷ lệ sở hữu cổ phần lên 20%. Năm 2012, vốn chủ sở hữu của VIB không có sự thay đổi đáng kể.
2.1.4.2. Hoạt động cho vay và đầu tư
Dư nợ tín dụng của VIB năm 2010 (không tính cho vay TCTD khác) đạt 41.731 tỷ đồng, tăng 52.6% so với năm 2009, trong đó tăng trưởng dư nợ tiền đồng là 43%, ngoại tệ là 57%. Đến năm 2011, tổng dư nợ tín dụng tính đến thời điểm 31/12/2011 là 43,497 tỷ đồng, tăng 4,23% so với cuối năm 2010, và đạt 87% kế hoạch đề ra trong năm 2011. Tỷ lệ dư nợ cho vay doanh nghiệp là 58,10%, cho vay cá nhân là 41,90%. Năm 2012, tổng dư nợ của khách hàng là 33.313 tỷ đồng. Ngoài ra, đặc biệt, tiền gửi và cho vay các TCTD khác giảm mạnh, từ 28.665 tỷ xuống 11.244 tỷ đồng.
Về hoạt động đầu tư, năm 2010, VIB lãi 12 tỷ đồng nhờ đầu tư chứng khoán, tuy nhiên năm 2011 và năm 2012, VIB thua lỗ lần lượt 62 tỷ và 31 tỷ đồng.