Trong sự nghiệp đổi mới hiện nay do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, quá trình phát triển kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trong những năm qua, đất nước ta đã thu được nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, đồng thời cũng làm nảy sinh nhiều vấn đề bức xúc, cần giải quyết kịp thời đúng đường lối, chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước trên các lĩnh vực đời sống xã hội.
Những khuyết tật của nên kinh tế thị trường hiện nay, đã xuất hiện một bộ phận công dân có lối sống thực dụng, sa sút về đạo đức, về nhân cách, bất chấp tất cả để đạt được mục đích của mình, trong quản lý và sử dụng đất đai, còn xảy ra tình trạng lấn chiếm trái phép, tranh chấp đất đai, đặc biệt trong các gia đình đã và đang xảy ra tranh chấp quyền sử dụng đất, quyền thừa kế đất đai.
Để xảy ra tình trạng trên, một phần là do đạo đức, lối sống ngày càng bị tha hóa, nhận thức về pháp luật còn hạn chế, ý thức chấp hành Pháp luật của công dân còn thấp, một phần là do cán bộ, công chức còn thiếu trách nhiệm trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình về quản lý đất đai, hoặc do một số mặt còn hạn chế trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai của các cấp chính quyền, các ngành chức năng khi giải quyết, nên đã để một số tranh chấp kéo dài, gây hậu quả xấu.
Vì nhận thức được vấn đề trên, những năm qua Đảng và Nhà nước ta đã rất quan tâm và chú trọng đến công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại tố cáo. Đặc biệt là trong lĩnh vực đất đai, vì đây là vấn đề liên quan đến nhiều mặt trong đời sống, xã hội, an ninh quốc phòng.
* Công tác thanh tra, kiểm tra.
Trong những năm qua, công tác thanh tra, kiểm tra trên địa bàn cả nước đã được tiến hành sâu rộng hơn, ngoài lĩnh vực đất đai, thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tích cực triển khai các đoàn thanh tra, kiểm tra về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước.
Từ khi Luật Đất đai 2003 ra đời đến nay, việc thực thi Luật Đất đai của các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương còn nhiều khó khăn, thách thức chủ yếu là do các cơ chế, chính sách pháp luật còn chồng chéo chưa đồng bộ, tình trạng vi phạm pháp luật đất đai còn xảy ra nhiều, mức độ vi phạm cũng nghiêm trọng và tinh vi hơn, nhiều vụ vi phạm pháp luật đất đai đã
bị phát hiện ở nhiều địa phương trên cả nước, có nơi trở thành điểm nóng gây xôn xao dư luận trong thời gian dài.
Trước tình trạng đó, nhiều văn bản, thông tư, nghị định đã được ban hành để hướng dẫn và kiểm tra đôn đốc việc thực hiện Luật Đất đai 2003. Đồng thời thanh tra, kiểm tra nhằm phát hiện những thiếu sót và những vấn đề phát sinh khi Luật này đi vào cuộc sống. Qua đó kiện toàn hệ thống các chính sách, pháp luật đất đai trong cả nước. Đồng thời, Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đã tổ chức các đoàn thanh tra của Bộ đi thực tế tại các địa phương, thực hiện kiểm tra giám sát việc quản lý và sử dụng đất tại các tỉnh thành trong cả nước.
Chỉ tính riêng năm 2013, thanh tra Chính phủ tiến hành 48 cuộc thanh tra, tập trung vào công tác quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai của địa phương; việc chấp hành các quy định pháp luật về quản lý và sử dụng vốn, tài sản của các doanh nghiệp nhà nước; công tác quản lý nhà nước của các Bộ, ngành, cơ quan, thanh tra trách nhiệm trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng. Đã kết thúc 37 cuộc; ban hành 18 kết luận thanh tra. Qua thanh tra đã kiến nghị thu hồi về ngân sách nhà nước số tiền 911 tỷ đồng; xuất toán, loại khỏi giá trị quyết toán và xử lý khác 6.532 tỷ đồng, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền quyết định thu hồi 198 ha đất; chuyển cơ quan điều tra xử lý 9 vụ.
(Nguồn: THÔNG CÁO BÁO CHÍ: Kết quả công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng năm 2013 và Kế hoạch công tác Quý I năm 2014 – Thanh tra Chính phủ)
*Công tác giải quyết khiếu nại về đất đai.
Trên cơ sở khung pháp lý hiện hành, trong thời gian qua, các cơ quan có trách nhiệm ở Trung ương và các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương đã có nhiều cố gắng trong việc giải quyết khiếu nại vềđất đai.
Nhiều địa phương trong cả nước đã đặt công tác giải quyết khiếu nại về đất đai là một trong những nhiệm vụ trọng tâm. Nhiều cấp ủy đã thực sự vào cuộc, chỉ đạo chính quyền. Mặt trận các đoàn thể chính trị - xã hội cùng phối hợp tham gia giải quyết, đã ban hành chỉ thị, kế hoạch nhằm đẩy mạnh công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và trách nhiệm của thủ trưởng các cấp, các ngành trong việc tổ chức tiếp công dân và giải quyết tranh chấp khiếu nại và tố cáo, rút ra kinh nghiệm trong công tác lãnh đạo, chỉđạo về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong thời gian qua và đề ra các biện pháp trong thời gian tới.
Thanh tra Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, các bộ, ngành có liên quan và UBND các Tỉnh đã có sự phối hợp khá tốt trong việc giải quyết các vụ việc cụ thể khiếu nại, tố cáo, tạo ra sự thống nhất trên cơ sở các quy định của pháp luật và tình hình cụ thể của từng vụ việc. Phương thức giải quyết khiếu nại, tố cáo được cải tiến theo hướng tăng cường đối thoại với người có đơn như ở một số địa phương các đồng chí đã có ý kiến giải quyết thấu tình đạt lý, chầm dứt nhiều cụ khiếu kiện vốn đã kéo dài trước đó.
Tuy nhiên trong những năm gần đây, tình hình khiếu nại, tố cáo, liên quan đến đất đai diễn biến tương đối phức tạp, có xu hướng gia tăng về số lượng, gay gắt về nội dung, tính chất… xuất hiện ngày càng nhiều các điểm nóng điển hình như Thái Bình, Thành phố Hồ Chí Minh, Thái Nguyên, Hà Nội,… ở một số nơi công tác giải quyết khiếu nại liên quan đến đất đai và tuyên truyền phổ biến pháp luật về khiếu nại chưa được coi trọng, trình độ nghiệp vụ cán bộ còn yếu, thiếu kinh nghiệm trong việc tiếp công dân.
Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, tính đến hết năm 2010, hàng năm Bộ nhận được gần 10.000 lượt đơn tranh chấp, khiếu nại, tố cáo thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường của công dân 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trong đó đơn thuộc lĩnh vực đất đai chiếm 98,6% tổng sốđơn.
(Nguồn: Đặc san tuyên truyền pháp luật số 9 – Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật Chính phủ)