giai đoạn 2010- 2013 của tỉnh Thái Nguyên
Trong những năm qua, công tác thanh tra, kiểm tra giải quyết khiếu nại được Đảng và Nhà nước quan tâm. Nhiều nghị quyết, chỉ thị, quyết định của Đảng, của Nhà nước đã được ban hành nhằm tăng cường công tác quản lý Nhà nước về đất đai. Ở Thái Nguyên công tác thanh tra, kiểm tra giải quyết khiếu nại được Tỉnh ủy, UBND Tỉnh chỉ đạo Sở tài nguyên và Môi trường thực hiện khá tốt và đã góp phần đưa công tác quản lý đất đai đi vào nề nếp theo luật đất đai quy định.
* Công tác khiếu nại liên quan đến lĩnh vực đất đai trong những năm qua trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
Tỉnh Thái Nguyên đã có nhiều chính sách đúng đắn về đất đai, tạo cho nhân dân yên tâm đầu tư sản xuất, xóa đói, giảm nghèo, nhờ đó mà đời sống người dân ngày được cải thiện và nâng cao. Tuy nhiên, do việc quản lý và sử dụng đất ở cơ sở vẫn còn nhiều bất cập nên dẫn đến phát sinh tình trạng khiếu nại, tố cáo.
Xác định việc tiếp dân là khâu quan trọng đầu tiên trong quá trình giải quyết khiếu nại tố cáo, góp phần không nhỏ vào chất lượng, hiệu quả của công tác giải quyết khiếu nại tố cáo. Lãnh đạo Sở đã luôn quan tâm sâu sát đến công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo được chú trọng, đi vào nề nếp và có bước chuyển biến tích cực đạt được kết quả tốt.
Nội dung các đơn thư chủ yếu tập trung vào vấn đề tranh chấp quyền sử dụng đất, khiếu nại các quyết định của cấp huyện trong việc giải quyết đơn về tranh chấp đất đai, hỏi về thủ tục thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng.
Nhìn chung, công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo luôn được coi trọng và thực hiện nghiêm túc theo Luật khiếu nại tố cáo, kết luận rõ vụ việc đúng, sai và đề xuất biện pháp giải quyết, xử lý phù hợp với thực tiễn khách quan và theo quy định của pháp luật. Công tác tiếp dân được duy trì thường xuyên theo đúng quy định, việc phân loại xử lý và giải quyết đơn được thực hiện đúng trình tự, thủ tục pháp luật hiện hành.
PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tượng nghiên cứu:
- Số liệu về kết quả thanh tra, giải quyết khiếu nại liên quan đến lĩnh vực đất đai của phường Phan Đình Phùng trong giai đoạn 2010 – 2013.
- Các văn bản liên quan tới khiếu nại, tố cáo đất đai.
3.2 Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu, đánh giá thực trạng công tác giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai theo Luật Đất đai 2003 xảy ra trên địa bàn phường Phan Đình Phùng – Thành phố Thái Nguyên trong giai đoạn 2010 – 2013.
3.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Thời gian: từ 20/1/2014 đến 30/4/2014
Địa điểm: - Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Nguyên
- Phòng Địa chính – Xây dựng phường Phan Đình Phùng, thành phố Thái Nguyên
3.4 Nội dung nghiên cứu:
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của phường Phan Đình Phùng
- Đánh giá kết quả công tác thanh tra, giải quyết đơn thư khiếu nại trong quản lý và sử dụng đất đai tại phường Phan Đình Phùng – Thành phố Thái Nguyên trong giai đoạn 2010 – 2013.
- Đề xuất giải pháp nhắm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai tại địa phương.
3.5 Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp điều tra:
Phương pháp này được ứng dụng để điều tra thu thập các số liệu, sự kiện, thông tin cần thiết phục vụ cho mục đích nghiên cứu.
- Phương pháp thống kê và tổng hợp số liệu:
Phương pháp này nhằm nhóm toàn bộ các đối tượng điều tra có cùng một chỉ tiêu, phân tích tương quan giữa các yếu tố.
- Phương pháp biểu đồ:
Dựng để phân tích các số liệu dưới hình thức minh hoạ.
- Phương pháp so sánh:
Lấy các quy định của công tác quản lý đất đai làm cơ sở để đánh giá thực hiện công tác thanh tra.
- Phương pháp nghiên cứu mẫu:
PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội phường Phan Đình Phùng.
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Phan Đình Phùng là phường nằm ở khu vực trung tâm hành chính của thành phố Thái Nguyên. Phường có tổng diện tích tự nhiên 270,27ha với 14.305 người và được chia thành 40 tổ dân phố. Vị trí địa lý của phường như
sau:
- Phía Bắc giáp phường Hoàng Văn Thụ và phường Trưng Vương; - Phía Nam giáp phường Gia Sàng;
- Phía Đông giáp phường Túc Duyên; - Phía Tây giáp phường Đồng Quang.
Địa bàn phường có nhiều tuyến đường giao thông huyết mạch chạy qua như đường Phan Đình Phùng, đường Cách Mạng Tháng Tám, đường Hoàng Văn Thụ, Đường Bắc Nam... nối thành phố Thái Nguyên với các trung tâm kinh tế lớn của vùng Đông Bắc và đồng bằng Sông Hồng. Phường là nơi tập trung khoảng 50 cơ quan, xí nghiệp của thành phố, của tỉnh và của trung ương. Những yếu tố này đã tạo cho phường nhiều lợi thế trong việc mở rộng mối quan hệ giao lưu văn hóa, tiếp thu các tiến bộ khoa học kỹ thuật, thúc đẩy phát triển nhanh nền kinh tế.
4.1.1.2. Địa hình, địa mạo:
Phường Phan Đình Phùng có địa hình tương đối bằng phẳng độ cao trung bình từ 20 – 30m so với mặt nước biển. Hướng dốc từ Bắc xuống Nam, từ Đông Bắc xuống Tây Nam. Với địa hình như vậy tạo điều kiện thuận lợi cho xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển đô thị.
(Nguồn: Báo cáo Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ phường Phan Đình Phùng lần thứ XII, nhiệm kỳ 2010 – 2015)
4.1.1.3. Khí hậu
Phường Phan Đình Phùng mang đặc trưng của khí hậu miền Bắc nước ta với khí hậu nhiệt đới gió mùa.
- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình trong năm đạt 22 – 230C. Có sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm khoảng 2 – 50C. Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất 27.70C và trung bình tháng thấp nhất 160C.
- Nắng: Số giờ nắng trong năm đạt 1.600 – 1.700 giờ, tháng 5, 6, 7, 8 có số giờ nắng cao nhất (đạt 170 – 200 giờ) và tháng 2, 3 có số giờ nắng thấp nhất (đạt 40 – 50 giờ).
- Mưa: Lượng mưa trung bình năm là 1.764mm, tập trung chủ yếu vào mùa mưa tháng 6, 7, 8, 9 chiếm 85% lượng mưa cả năm, trong đó tháng 7, 8 có số ngày mưa nhiều nhất.
- Độ ẩm: Trung bình đạt khoảng 82%, nhìn chung không ổn định và có sự biến thiên theo mùa cao nhất vào tháng 7, 8 lên đến 86 – 87%, thấp nhất
vào tháng 3 là 70%.
- Gió: Hướng gió thịnh hành chủ yếu là gió mùa Đông Nam (từ tháng 4 đến tháng 10) và gió mùa Đông Bắc (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau).
Có thể thấy rằng phường Phan Đình Phùng cũng như thành phố Thái Nguyên có điều kiện khí hậu tương đối tốt so với các vùng khác, phường ít chịu ảnh hưởng của các hiện tượng thời tiết xấu.
(Nguồn: Báo cáo Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ phường Phan Đình Phùng lần thứ XII, nhiệm kỳ 2010 – 2015)
4.1.1.4. Thuỷ văn
Hệ thống thủy văn của phường có nhiều hạn chế. Chế độ thủy văn trên địa bàn phường chịu ảnh hưởng chính bởi suối Xuân Hòa với chiều dài 3km cùng nhiều hồ, đầm khác (như đầm Kiến Trúc, hồ Thủy Sản). Hệ thống thủy văn này ngoài khả năng cung cấp nước, còn có ý nghĩa quan trọng trong điều hòa môi trường sinh thái và tạo cảnh quan khu vực.
4.1.1.5. Các nguồn tài nguyên: * Tài nguyên đất: * Tài nguyên đất:
Về mặt thổ nhưỡng đất đai của phường chủ yếu là đất phù sa được hình thành do quá trình bồi đắp của Sông Cầu. Loại đất này có thành phần cơ giới trung bình, đất ít bị chua, hàm lượng dinh dưỡng khá thích hợp cho phát triển các loại cây trồng. Tuy nhiên thực tế hiện nay và tiếp tục trong những năm tới đất đai của phường chủ yếu dành cho các mục đich phi nông nghiệp.
* Tài nguyên nước:
Nguồn nước của phường Phan Đình Phùng được cung cấp từ hai nguồn chính đó là: - Nguồn nước mặt: Phụ thuộc chủ yếu vào lượng mưa tự nhiên (lượng mưa hàng năm khoảng 1.700 – 1.800mm) và nước suối Xuân Hòa cùng với nhiều hệ thống ao đầm. Tuy nhiên lương nước mặt chịu ảnh hưởng theo mùa, vào mùa khô lượng nước thường thấp hơn nhất là vào các tháng 1, 2, 3 hàng năm.
- Nguồn nước ngầm: Đến nay chưa có khảo sát, nghiên cứu đầy đủ về trữ lượng và chất lượng nước ngầm, tuy nhiên qua đánh giá sơ bộ của các hộ gia
đình hiện đang khai thác sử dụng thông qua hình thức giếng khơi cho thấy mực nước ngầm có độ sâu 4 – 5m.
* Tài nguyên rừng:
Đất lâm nghiệp của phường chỉ có một diện tích nhỏ: 0,95ha đất trồng rừng sản xuất, chiếm 0,35% diện tích tự nhiên của phường.
* Tài nguyên nhân văn:
Lịch sử hình thành và phát triển của vùng đất và con người Phan Đình Phùng gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của thành phố Thái Nguyên. Trong lịch sử người dân phường Phan Đình Phùng luôn năng động, sáng tạo, có ý chí tự lực tự cường, khắc phục khó khăn trong lao động sản xuất và cải tạo thiên nhiên, phát triển nền văn hóa, kinh tế, xã hội.
Trên địa bàn Phan Đình Phùng hiện có 6 dân tộc anh em sinh sống. Các sinh hoạt, lễ hội, phong tục tập quán lành mạnh vẫn được các dân tộc trong phường giữ gìn và phát triển đã tạo cho phường có nền văn hóa đặc sắc, phong phú và đa dạng.
(Nguồn: Báo cáo Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ phường Phan Đình Phùng lần thứ XII, nhiệm kỳ 2010 – 2015)
4.1.1.6 .Cảnh quan môi trường:
Trên địa bàn phường tập trung nhiều cơ quan hành chính, các công trình văn hóa, thể thao của thành phố và của tỉnh nên cơ sở hạ tầng và môi trường đô thị của phường thường xuyên được quan tâm đầu tư của các cấp, ngành. Tuy nhiên trong những năm gần đây thực trạng môi trường của phường đang có những ảnh hưởng bất lợi do những nguyên nhân sau:
- Do tác động mạnh của kinh tế thị trường nhiều cơ sở sản xuất trên địa bàn phường và những vùng lân cận coi lợi ích kinh tế là trên hết mà không quan tâm đến bảo vệ môi trường nên đã để những chất thải trong hoạt động
sản xuất kinh doanh (sản xuất tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ) làm ô nhiễm môi trường.
Quá trình tăng nhanh của dân số và các phương tiện giao thông trong khi hệ thống cơ sở hạ tầng và hệ thống thoát nước thải sinh hoạt khu dân cư chưa hoàn chỉnh. Nhận thức của nhân dân về bảo vệ môi trường còn hạn chế, tình trạng vứt bỏ rác thải bừa bãi vẫn còn xảy ra.
* Nhận xét chung:
- Những lợi thế chủ yếu: Phường Phan Đình Phùng có vị trí địa lý khá quan trọng, là trung tâm phát triển kinh tế xã hội và Quốc phòng an ninh của thành phố Thái. Là cầu nối giao lưu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Thái Nguyên.
Diện tích đất đai của phường ở mức nhỏ hẹp so với các đơn vị khác của thành phố nhưng bù lại phần lớn đất đai của phường lại có chất lượng tốt, cường độ chịu tải, nén tốt rất thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp cũng như xây dựng cơ sở hạ tầng.
Khí hậu ổn định, nguồn nước dồi dào (cả nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm) để cung cấp cho sản xuất và sinh hoạt.
Là địa bàn có nhiều cảnh quan đẹp, giàu tiềm năng cho phát triển ngành dịch vụ - du lịch, thương mại là việc phát triển du lịch văn hóa – dịch vụ – tâm linh.
- Những hạn chế: Với vị trí địa lý của Phan Đình Phùng bên cạnh những tác động tích cực cho việc phát triển kinh tế thì nó cũng có những tác động làm hạn chế sự phát triển của phường như: Chịu sức ép về cạnh tranh giá cả thị trường, du nhập các tệ nạn xã hội…
Sự phát triển của phường cùng với sự ra đời của các khu dân cư, xí nghiệp, dịch vụ… cùng với công nghệ xử lý những ảnh hưởng của khí thải, khói bụi, nước, hóa chất… ra môi trường xung quanh đã làm cho môi trường không
khí, nước, tiếng ồn của phường phần nào bị ảnh hưởng. Đây là vấn đề bức xúc cần giải quyết ngay trong thời gian tới để Phan Đình Phùng có môi trường trong sạch thu hút đầu tư và phát triển kinh tế - xã hội.
4.1.2. Điều kiện kinh tế- xã hội
4.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế: * Tăng trưởng kinh tế * Tăng trưởng kinh tế
Trong những năm qua kinh tế của phường ngày càng phát triển đời sống của người dân được nâng cao. Tốc độ tăng trưởng khá, phát triển đa dạng các thành phần kinh tế, phong phú sản phẩm. Giá trị sản xuất tăng qua từng năm, giai đoạn 2005 – 2009 giá trị các ngành thương mại, dịch vụ va tiểu thủ công nghiệp tăng mạnh. Tổng thu ngân sách hàng năm đều đạt và vượt chỉ tiêu đề ra. Tổng thu năm 2006 đạt 6,75 tỷ đồng vượt 21,1% so với kế hoạch, đến năm 2009 thu ngân sách đạt 10,11 tỷđồng vượt 10,9% so với kế hoạch gấp 1,5 lần so với 2006.
Bảng 1: Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế giai đoạn 2005 - 2010
TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 1Ngành nông nghiệp Sản lượng lương thực có hạt Tấn 351 303 105 219,6 168,2 Tốc độ phát triển % 106,3 Kế hoạch thực hiện % 100 100 152,1 137,2 989,4 2Ngành XD&CN – TTCN Giá trị sản xuất Tỷđồng 191,7 266,1 394,2 659,7 829,6 Tốc độ phát triển % 118,4 38,84 48 64,45 25 Kế hoạch thực hiện % 101,4 112,9 147,1 178,3 106
4Thu ngân sách địa
phương Triệu 741 1,712 1,338 1,834 2,367
(Nguồn số liệu: Báo cáo Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ phường Phan Đình Phùng lần thứ XII, nhiệm kỳ 2010 – 2015; Báo cáo tổng kết hàng
* Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Phát huy lợi thế là một trong những phường trung tâm của thành phố, trong những năm qua, cơ cấu kinh tế của phường có sự chuyển dịch hướng tích cực theo hướng tăng nhanh tỷ trọng của dịch vụ thương mại và tiểu thủ công nghiệp, giảm dần tỷ trọng của ngành nông nghiệp (giá trị sản xuất của ngành thương mại, dịch vụ chiếm khoảng 80%).
4.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế * Khu vực kinh tế nông nghiệp * Khu vực kinh tế nông nghiệp
Ngành sản xuất nông nghiệp do nhu cầu đô thị hóa ngày càng tăng nên diện tích nông nghiệp ngày bị thu hẹp dần, xã viên tích cực từng bước chuyển hướng sản xuất sang vận tải, chế biến lâm sản, lương thực, thực phẩm đã tạo nên việc làm cho lao đông nhàn rỗi. Giá trị sản xuất trên 1ha đất nông nghiệp từ 20,7 triệu đồng năm 2005 lên 29 triệu đồng năm 2009. Diện tích canh tác nông nghiệp chỉ còn 18,9ha năm 2009. Chăn nuôi gia súc gia cầm không thể mở rộng được nhưng vẫn giữ và duy trì ổn định số lượng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn phường.
*Khu vực kinh tế công nghiệp
Giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp hàng năm tăng từ 70 – 75% so với chỉ tiêu trên giao, năm 2004 đạt 161,8 tỷ đồng; Năm 2009 đạt 829,6 tỷ đồng so tăng 5,1 lần so với đầu kỳ.
Trong 5 năm qua sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn phường vẵn giữ mức tăng trưởng khá, các cơ sở sản xuất đã bám sát thị trường, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm, tiếp tục đổi mới đầu tư công nghệ