Đánh giá chung

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn phường Phan Đình Phùng – Thành phố Thái Nguyên trong giai đoạn 2010 đến 2013. (Trang 65)

4.4.3.1 Về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại liên quan đến lĩnh vực đất đai trên địa bàn phường Phan Đình Phùng – thành phố Thái Nguyên.

Nhìn chung công tác tiếp nhận đơn thư, giải quyết khiếu nại trên địa bàn phường Phan Đình Phùng trong những năm qua có nhiều cố gắng, đạt kết quả cao, các cơ quan chức năng đã có sự phối hợp tốt trong việc thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, đã rất chú trọng công tác hòa giải ngay từ các đơn vị cơ sở. Do vậy, đã góp phận làm hạn chế lượng đơn thư, đã giải quyết

nhanh, gọn ít để tồn đọng đơn thư. Việc thanh tra, giải quyết khiếu nại được tuân thủ quy định của pháp luật.

Bên cạnh những ưu điểm đã đạt được, công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai còn bộc lộ một số hạn chế sau:

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị máy còn thiếu chưa đáp ứng được nhu cầu công việc

- Đội ngũ cán bộ địa chính cấp phường trình độ chuyên môn còn hạn chế, không đồng đều chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong công việc.

- Một số cán bộ làm công tác thanh tra, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo còn chưa thực sự làm hết trách nhiệm trong công việc.

- Thời gian giải quyết các vụ việc còn kéo dài * Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trên:

+ Do sự phát triển của nền kinh tế thị trường, đất đai ngày càng có giá trị nên việc tranh chấp đất đai tăng cả về số lượng và tính phức tạp.

+ Do hệ thống chính sách pháp luật thay đổi nhiều, hệ thống pháp luật chưa đồng bộ.

+ Do có những đối tượng lợi dụng chức quyền dân chủ đã kích động, lôi kéo nhiều người cùng đi kiện cáo thành nhóm đông người, làm cho vụ việc trở nên phức tạp khó giải quyết hơn.

+ Do ranh giới sử dụng đất do lịch sử để lại không rõ ràng gây khó khăn khi giải quyết.

+ Do nhận thức của một bộ phận nhân dân về chính sách pháp luật đất đai không đầy đủ là một trong những nguyên nhân làm cho nội dung đơn phản ánh không đúng sự thật, gửi đơn đến nhiều nơi gây khó khăn cho việc giải quyết của các cơ quan Nhà nước.

+ Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng sử dụng đất còn chậm.

+ Đội ngũ cán bộ địa chính cơ sở trình độ chuyên môn còn nhiều hạn chế, lại phải kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ nên chưa đáp ứng được khối lượng công việc về cấp GCNQSDĐ, lập hồ sơđịa chính và chỉnh lý biến động.

+ Một số cán bộ chuyên viên còn có ý thức trách nhiệm chưa đúng, chưa nghiêm túc và chưa tích cực giải quyết công việc đúng thời gian, đúng chính sách, còn tránh né, đùn đẩy công việc.

4.4.3.2 Đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy công tác quản lý đất đai trên địa bàn phường Phan Đình Phùng nói riêng và thành phố Thái Nguyên nói chung

Để thực hiện tốt công tác quản lý đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai có hiệu quả góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn phường Phan Đình Phùng nói riêng và thành phố Thái Nguyên nói chung, em xin đưa ra một số giải pháp sau:

* Kiện toàn hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đặc biệt là pháp luật đất đai và giải quyết khiếu nại

Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo sự đồng bộ, nâng cao tính khả thi, hiệu lực, hiệu quả của hệ thống pháp luật; chấn chỉnh, tăng cường công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực, nhất là lĩnh vực đất đai; thực hiện tốt công tác cải cách hành chính, tạo điều kiện thuận lợi để công dân tham gia vào hoạt động quản lý nhà nước và thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ công dân; đẩy mạnh công tác thực hành tiếc kiệm, chống lãnh phí và phòng chống tham nhũng nhằm tạo ra môi trường pháp lý lành mạnh, hài hòa, tạo động lực mới trong phát triển kinh tế - xã hội và hạn chế phát sinh khiếu nại.

* Đẩy mạnh công tác tiếp dân giải quyết khiếu nại; công tác hòa giải cơ sở đặc biệt là công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức pháp luật nói chung và pháp luật đất đai của cán bộ và nhân dân.

Thường xuyên tuyên truyền giáo dục pháp luật đất đai một cách sâu rộng bằng nhiều hình thức như tổ chức các cuộc họp dân ở thôn để phổ biến hoặc phối hợp với Phòng Văn hóa-thông tin, đài phát thanh truyền hình, tổ chức các đợt tuyên truyền pháp luật đất đai hoặc tổ chức các cuộc tìm hiểu về pháp luật đất đai. Đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức pháp luật của cán bộ, nhân dân; tăng cường vận động, thuyết phục công dân chấp hành pháp luật và các quyết định giải quyết của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đối với các trường hợp lợi dụng khiếu nại, tố cáo để kích động, gây rối thì phải tiến hành làm rõ, xử ly nghiêm minh theo pháp luật.

Đẩy mạnh công tác hòa giải tranh chấp đất đai ở cơ sở, đây là khâu quan trọng. Vì vậy, đòi hỏi cán bộ địa chính phải không ngừng học tập nâng cao trình độ hiều biết về pháp luật đất đai và các luật khác có liên quan, tránh trường hợp giải quyết cho có lệ rồi chuyển lên cấp trên những vụ việc có thể hòa giải thành công tại cơ sở.

Làm tốt công tác tiếp dân, các cơ quan nhà nước phải củng cố và chấn chỉnh công tác tiếp công dân, thực hiện nghiêm túc chế độ tiếp dân, bố trí cán bộ có đủ năng lực, trình độ, kinh nghiệm, phẩm chất đạo đức đảm nhiệm công tác tiếp dân. Những vụ việc phức tạp các đồng chí lãnh đạo phải đích than tiếp dân, đối thoại với công dân và trực tiếp chỉ đạo giải quyết với tinh thần giải quyết để yên dân chứ không phải giải quyết để xong việc. Khi sảy ra khiếu kiện đông người thì các cơ quan nhà nước phải tăng cường sự phối hợp để tiếp dân và vận động của công dân trở về địa phương, đồng thời, có biện pháp giải quyết kịp thời, dứt điểm, không để kéo dài, tái khiếu kiện.

* Tăng cường nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp, am hiểu phong tục tập quán của nhân dân cho cán bộ giải quyết khiếu nại.

Công tác giải quyết khiếu nại trên lĩnh vực đất đai rất phức tạp đòi hỏi cán bộ phải không ngừng nâng cao kiến thức, đồng thời phải bám sát địa bàn, gần gũi dân để hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Các cơ quan thanh tra nhà nước tăng cường thanh tra trách nhiệm giải quyết khiếu nại đối với thủ trưởng và cán bộ, công chức có trách nhiệm của các cơ quan hành chính nhà nước cấp dưới, tập trung vào những nơi có nhiều vụ việc khiếu nại kéo dài, vượt cấp, đông người, phức tạp, chất lượng, chất lượng giải quyết khiếu nại; không chấp hành nghiêm túc sự chỉ đạo của cấp trên… để làm rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân, kiến nghị chấn chỉnh những tồn tại, yếu kém, xủ lý công khai, nghiêm minh những cán bộ, công chức thiếu trách nhiệm, vi phạm pháp luật trong giải quyết khiếu nại, nhằm thiết lập trận tự, kỷ cương tăng cường hiệu quả trong công tác giải quyết khiếu nại. Những vụ việc phức tạp các đồng chí lãnh đạo phải đích than tiếp dân, đối thoại với công dân và trực tiếp chỉ đạo giải quyết. Khi xảy ra khiếu kiện đông người thì các cơ quan nhà nước phải tăng cường sự phối hợp để tiếp dân và vận động công dân và có các biện pháp giải quyết kịp thời, dứt điểm, không kéo dài, tái khiếu kiện.

Quan tâm hơn nữa đến chế độ đãi ngộđối với cán bộ làm công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo ở các cấp. Tăng cường tổ chức bồi dưỡng kiến thức, tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại tố cáo ở địa phương, tổ chức trao đổi kinh nghiệm công tác tiếp dân, giả quyết khiếu nại nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả của công tác này. Sắp xếp, phân công từng thành viên, định hướng giải quyết công việc khoa học, nhanh gọn, đúng pháp luật nhằm đáp ứng yêu cầu, đảm bảo thời gian trong công tác giải quyết khiếu nại. Tranh thủ sự quan tâm, chỉđạo của cấp ủy, lãnh đạo sởđối với các vụ việc phức tạp.

Đối với cán bộ trực tiếp thụ lý hồ sơ phải chịu khó, trung thực, am hiểu pháp luật, phải chủđộng trong tham mưu giải quyết hồ sơ từ khâu đầu đến khi báo cáo, xác minh vụ việc với lãnh đạo, tránh đùm đẩy trách nhiệm trong giải quyết khiếu nại.

* Đề cao vai trò lãnh đạo của các cấp, quản lý điều hành của chính quyền, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong công tác giải quyết khiếu nại.

Các cấp ủy, chính quyền thường xuyên quan tâm chỉđạo thực hiện theo thông báo số 130-TB/TW, cụ thể hóa thành chương trình hành động và tổ chức thực hiện có hiệu quả, tạo sự chuyển biến tích cực. Thường xuyên kiểm tra công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chỉ thị số 09-CT/TW ngày 06/3/2002 và chỉ thị số 36/CT-TTg ngày 27/10/2004 của thủ tướng chính phủ về việc chấn chỉnh và tăng cường trách nhiệm của thủ trưởng các cơ quan hành chính nhà nước trong công tác giải quyết khiếu nại tố cáo.

Đề cáo trách nhiệm, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong công tác giải quyết khiếu nại, trước hết là nhờ vai trò lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý điều hành của chính quyền, giải quyết kịp thời, dứt điểm các vụ việc khiếu nại. Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo việc thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền. Trong quá trình giải quyết, các cơ quan phải thu thập đầy đủ tài liệu, chứng cứ khách quan, làm rõ nguyên nhân phát sinh khiếu nại, kết luận đúng, sai, đề ra phương án giải quyết phù hợp, có lý, có tình và có sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng có liên quan.

Các tổ chức đoàn thể quần chúng cần phát huy tính dân chủ vốn có của mình trong vận động nhân dân sống và làm việc theo pháp luật. Thực hiện quyền giám sát của mình đối với cơ quan nhà nước trong giải quyết khiếu nại, đồng thời đưa ra kiến nghị của mình trong công tác này.

* Đổi mới quy trình, thiết lập mô hình nghiệp vụ chung

Quy trình tiếp công dân; quy trình quản lý đơn khiếu nại tại các cơ quan tham mưu; quy trình tổ chức thực hiện quyết định.

Thiết lập quy trình bắt đầu từ cơ sở là nơi tiếp nhận đơn thư khiếu nại đầu tiên và tổ chức hòa giải như là một hình thức bắt buộc tránh tình trạnh khiếu nại vượt cấp gây mất nhiều thời gian trong công đoạn giải quyết khiếu nại cho công dân.

Phân loại đơn thư khiếu nại và in biên nhận cho người khiếu nại; theo dõi và sử lý hồ sơ, lưu quyết định, theo dõi thi hành quyết định, thống kê tổng hợp.

Ứng dụng tin học hóa trong việc lưu dữ và quản lý hồ sơ trong quá trình giải quyết khiếu nại, đảm bảo nhu cầu giao tiếp, trao đổi dữ liệu với các cơ quan khác.

* Phát huy vai trò của tòa án hành chính.

Vai trò của tòa án hành chính thời gian qua chưa được phát huy trong việc giải quyết khiếu kiện hành chính, trong khi đó cơ quan hành chính Nhà nước trở nên quá tải trong việc giải quyết khiếu nại. Việc đưa vụ việc khiếu nại ra tóa án hành chính được quy định tại Điều 39 Luật khiếu nại tố cáo. Tuy nhiên, trên thực tế số lượng vụ việc, cũng như hiệu quả giải quyết khiếu kiện hành chính tại tòa án còn ít và chưa cao. Nguyên nhân chủ yếu là do tâm lý của người khiếu nại, là một hình thức mới mẻ. Do trình tự, thủ tục giải quyết tại tòa có rườm rà và phạm vi giải quyết của tòa án còn hạn hẹp.

* Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trong quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường tại địa phương. .

Tăng cường công tác thanh, kiểm tra để xử lý nghiêm những hành vi vi phạm pháp luật đồng thời biểu dương, khen thưởng những cán bộ, công chức thực thi công việc tốt.

Cùng với việc giải quyết tốt đơn thư khiếu nại đất đai, các cơ quan tham mưu trong lĩnh vực này cần tiếp tục cải cách lề lối làm việc, có phương hướng và giải pháp hữu hiệu và khả thi nhằm mục đích góp phần đưa công tác quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường ở địa phương ngày càng đi vào nề nếp, phục vụ tốt các nhu cầu của nhân dân.

PHẦN 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận.

Qua việc nghiên cứu đề tài: “Thực trạng công tác giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn phường Phan Đình Phùng – Thành phố Thái Nguyên trong giai đoạn 2010 đến 2013”. Em đã rút ra một số kết luận như sau:

- UBND phường Phan Đình Phùng đã nhận được sự chỉđạo của UBND thành phó Thái Nguyên lập kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2010 – 2015, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020. Đã tổ chức điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất của thành phố giai đoạn 2010 – 2015, thông qua HĐND thành phố, trình UBND tỉnh phê duyệt.

- Công tác đăng ký đất đai, cấp GCNQSDĐ được thực hiện tương đối chặt chẽ. Tuy nhiên toàn phường vẫn còn tồn tại 1 số trường hợp xác nhận sai diện tích và nguồn gốc sử dụng đất…

- Tình hình công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại liên quan đến lĩnh vực đất đai trên địa bàn phường Phan Đình Phùng hiện nay đã phát huy đc vai trò dân chủ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà nước cũng như người dân. Góp phần đẩy mạnh cải cách nền hành chính nhà nước, nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tham những. Việc giải quyết khiếu nại tố cáo và tranh chấp đất đai được thực hiện đúng trình tự, thủ tục và thẩm quyền quy định của luật. Các vụ việc khiếu nại phức tạp kéo dài cơ bản được giải quyết.

- Các trường hợp lợi sụng quy chế dân chủ quấy phá làm mất ổn định tình hình ởđịa phương được kịp thời xử lý.

- Trong điều kiện kinh tế thị trường, các quan hệ kinh tế vận động và phát triển không ngừng đòi hỏi pháp luật về giải quyết tranh chấp và khiếu nại

tố cáo cũng thường xuyên được sửa đổi, bổ sung, nhằm phúc đáp các yêu cầu của quản lý và sử dụng đất đai của xã hội.

5.2 Kiến nghị

- Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn nhằm nâng cao nghiệp vụ quản lý đất đai trong đội ngũ cán bộđịa chính.

- Tuyên truyền chính sách pháp Luật Đất đai cho mọi tầng lớp nhân dân một cách phổ biến và sâu rộng.

- Thống nhất quan điểm, thời gian và sự phối hợp giữa các ngành, các cấp, các cơ quan quản lý đất đai từ tỉnh đến cơ sở.

- Có thái độ kiên quyết, cứng rắn và xử lý thật nghiêm đối với các trường hợp cố tình vi phạm pháp luật vềđất đai; các hành động chống đối cản trở thiếu hợp tác và gây khó khăn cho công tác giải quyết

- Tổ chức nhiều cuộc thanh tra chuyên đề nhằm phát hiện và ngăn chặn những sai sót trong việc quản lý và sử dụng đất đai của các ngành, các cấp, các địa phương, kịp thời ngăn chặn và xử lý nghiêm minh đối với các trường hợp vi phạm pháp luật về đất đai.

- Quốc hội sớm ban hành Luật biểu tình để có cơ sở pháp lý xử lý các

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn phường Phan Đình Phùng – Thành phố Thái Nguyên trong giai đoạn 2010 đến 2013. (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)