Chi phí sử dụng thuốc

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình mắc bệnh viêm tử cung trên lợn nái nuôi tại thị trấn Bích Động - huyện Việt Yên - tỉnh Bắc Giang và phương pháp điều trị bệnh. (Trang 47)

Khi sử dụng bất kỳ một loại thuốc nào để điều trị bệnh, Chúng ta cần phải tính toán đến hiệu quả kinh tế. Do đó, chi phí thuốc cho một lợn nái điều trị là rất quan trọng nó liên quan trực tiếp tới giá thành sản phẩm. Kết quả nghiên cứu được trình bày qua bảng 3.6

Bảng 3.6. Chi phí sử dụng thuốc.

Diễn giải Nhóm thí nghiệm

ĐVT Nhóm 1 Nhóm 2

Số nái điều trị Con 2 4

Haloxylin.LA 8000/lọ100ml Đồng 33.600

Gentamycin 1000/lọ5ml Đồng 25.500

Thuốc điều trị cục bộ Đồng 5.800 3.800

Thuốc trợ sức, trợ lực Đồng 7.500 5.200

Tổng chi phí Đồng 37.200 35.500

Chi phí điều trị BQ/ nái Đồng 15.900 11.800

So sánh chi phí BQ/ nái % 100 81,8

Như chúng ta đã phân tích ở phần trên thì hiệu quả khi sử dụng Haloxylin.LA trong điều trị bệnh viêm tử cung cao hơn Gentamycin đồng thời thời gian điều trị cũng rút ngắn. Nhưng chi phí cho một lợn nái bị bệnh của Haloxylin.LA lại cao hơn Gentamycin. (đối với bệnh viêm tử cung ). Còn khi sử dụng Gentamycin chi phí thuốc /1 lợn nái rẻ hơn, song thời gian điều trị kéo dài và hiệu quả điều trị thấp hơn so với Haloxylin.LA . Tuy nhiên, chi phí thuốc của cả 2 loại thuốc trên đều không quá cao, phù hợp với điều kiện của người dân. Chính vì vậy, lựa chọn Haloxylin.LA để điều trị bệnh viêm tử cung, sẽ để lại hiệu quả kinh tế tốt hơn.

42

Phần 4

KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ ĐỀ NGHỊ 4.1. Kết luận

Sau 2 tháng nghiên cứu đề tài trên địa bàn thôn Đông, thôn Trung, thôn Dục Quang thị trấn Bích Động, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang tôi có một số kết luận như sau:

- Tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung ở các thôn: thôn Đông, thôn Trung, thôn Dục Quang thị trấn Bích Động, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang là tương đối cao. Giữa các khu vực khác nhau có sự chênh lệch về tỷ lệ nhiễm bênh nhưng sự chênh lệch này là không đáng kể.

- Tỷ lệ mắc bệnh phụ thuộc rất nhiều vào tuổi và lứa đẻ, lợn nái đẻ càng nhiều lứa thì tỷ lệ mắc bệnh càng cao đặc biệt là bệnh viêm tử cung.

- Tỷ lệ mắc bệnh phụ thuộc vào giống lợn là rất rõ rệt, lợn ngoại có tỷ lệ cảm mắc bệnh cao nhất sau đó đến các giống lợn lai và cuối cùng là lợn Móng Cái.

- Hiệu quả điều trị của Haloxylin.LA cao hơn Gentamycin, dùng Haloxylin.LA tỷ lệ khỏi bệnh 100%, dùng Gentamycin tỷ lệ khỏi bệnh viêm tử cung 75% và thời gian điều trị bằng Haloxylin.LA cũng ngắn hơn Gentamycin.

- Ảnh hưởng của 2 loại thuốc Haloxylin.LA và Gentamycin tới tỷ lệ nuôi sống và khối lượng lợn con cai sữa là tương đương nhau.

- Sử dụng Haloxylin.LA trong điều trị bệnh viêm tử cung thì thời gian động dục trở lại ngắn hơn và tỷ lệ phối đạt cũng cao hơn.

- Chi phí sử dụng thuốc/nái của Haloxylin.LA cao hơn Gentamycin.

4.2.Tồn tại

Trong thời gian thực hiện chưyên đề có hạn tôi chỉ dừng lại ở mức thăm dò điều tra xác định về bệnh viêm tử cung với số lượng mẫu chưa nhiều nên chưa so sánh được các mùa vụ trong năm để cho kết quả chính xác hơn.

43

4.3. Đề nghị

Đề nghị chi cục thú y tỉnh Bắc Giang, Trạm thú y, Trạm khuyến nông huyện Việt Yên cần mở nhiều lớp tập huấn về quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn nái sinh sản.

Nâng cao tay nghề cho đội ngũ cán bộ thú y.

Đề nghị hướng dẫn cho các hộ chăn nuôi sử dụng thuốc Duracycline để điều trị bệnh viêm tử cung trên địa bàn thị trấn Bích Động, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

44

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Hữu Phước (1982) Tạp chí khoa học nông nghiệp, Nxb KHKT

Nông Nghiệp

2. Trương Lăng (2000) Hướng dẫn điều trị các bệnh lợn, Nxb Đà Nẵng

3. Đặng Đình Tín và cs (1986) Giáo trình sản khoa và bệnh sản khoa thú y, Trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội.

4. Phạm Sỹ Lăng và cs (1995) Cẩm nang chăn nuôi lợn. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

5. Lê Văn Năm (1997), Kinh nghiệm phòng và trị bệnh cao sản, Nxb Nông

Nghiệp, Hà Nội

6. Trần Văn Phùng và cs (2004) Giáo trình chăn nuôi lợn - NXB Nông nghiệp. 7. Đoàn Thị Kim Dung và cs (2002) Phòng và trị một số bệnh thường gặp

trong thú y bằng thuốc nam, Nxb Nông nghiệp Hà Nội

8. Đặng Đình Tín và cs (1986) Sản khoa và bệnh sản khoa thú y. NXB Nông

Nghiệp

9. Trần Minh Châu (1996) Một trăm câu hỏi về bệnh trong chăn nuôi gia súc gia cầm, Nxb Nông nghiệp Hà Nội

10. Đặng Thanh Tùng (2006), Chi cục Thú y An Giang. “Bệnh sinh sản heo nái”. Http://www.viet1inh.vn/. 9/5/2006.

11. Đào Trọng Đạt, Phan Thanh Phượng, Lê Ngọc Mỹ, Huỳnh Văn Kháng

(2000), Bệnh ở lợn nái và lợn con, NXB Nông Nghiệp.

II . Dịch từ tiếng nước ngoài.

12. A.V. Tre ka xova, L.M. Đaninko, M.I Ponomareva, N.P. Gladon (1983), bệnh của lợn đực và lợn nái sinh sản (Người dịch Nguyễn Đình Chí), Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội.

13. A.I.Sobko và N.I.GaDenko (1978), Cẩm nang bệnh lợn, (Trần Hoàng, Phan Thanh Phượng dịch) Tập 1, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội

14. F.Madec và C.Neva (1995) “Viêm tử cung và chức năng sinh sản của lợn nái”, Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y, tập 2.

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình mắc bệnh viêm tử cung trên lợn nái nuôi tại thị trấn Bích Động - huyện Việt Yên - tỉnh Bắc Giang và phương pháp điều trị bệnh. (Trang 47)