* Tỷ lệ mắc bệnh tại các thôn Đông, thôn Trung, thôn Dục Quang thị
trấn Bích Động, huyện Việt Yên tỉnh Bắc Giang.
Tôi tiến hành chọn lợn nái đảm bảo tính ngẫu nhiên. Tiến hành theo dõi và ghi chép kết quả. Kết quả điều tra tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung được thể hiện qua bảng 3.2.
36
Bảng 3.2. Tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung theo khu vực.
Khu vực Số con Theo dõi Viêm tử cung Số con Tỷ lệ (%) Thôn Đông 19 1 5,26 Thôn Trung 13 2 15,38 Thôn Dục Quang 15 3 20,0 Tổng 47 6 12,77
Trong thời gian thực tập, tôi tiến hành điều tra 47 lợn nái, trong đó có 6 lợn nái mắc bệnh viêm tử cung chiếm 12,77%. Đây là tỷ lệ mắc bệnh không cao, trong đó thôn Đông có 1/19 lợn nái mắc bệnh chiếm 5,26%, thôn Trung có 2/13 nái mắc bệnh chiếm 15,38%, thôn Dục Quang có 3/15 nái chiếm 20,0%. Như vậy, giữa các khu vực khác nhau đã có sự chênh lệch về tỷ lệ mắc bệnh. Thôn Dục Quang và thôn Trung nhân dân chủ yếu làm nông nghiệp, là thôn có trình độ văn hoá chưa cao, cán bộ khuyến nông, cán bộ thú y thị trấn còn mỏng và hạn chế về trình độ chuyên môn cũng như kiến thức về khoa học kỹ thuật. Mặc dù chăn nuôi lợn đã được nhân dân trong thị trấn coi trọng, tuy nhiên hình thức chăn nuôi chủ yếu vẫn là chăn nuôi gia cầm. Nên người chăn nuôi lợn thiếu kiến thức về khoa học kỹ thuật. Chính vì vậy mà tỷ lệ mắc bệnh ở đây cao, Thôn Đông gần trung tâm của thị trấn dân số tập trung đông và có trình độ văn hoá cao, chăn nuôi lợn cũng đang dần dần được đầu tư theo chiều sâu với quy mô trang trại vừa và nhỏ. Do đó mà tỷ lệ mắc bệnh trên đàn lợn nái thấp hơn so với các khu vực còn lại.
Qua bảng trên, chúng ta cần khuyến cáo cho người chăn nuôi hiểu rõ về nguyên nhân gây bệnh, hậu quả của viêm tử cung trong chăn nuôi lợn nái sinh sản và các biện pháp phòng trị bệnh tích cực nhằm hạn chế thiệt hại do các biến chứng này gây nên.
37
* Tỷ lệ mắc bệnh theo lứa đẻ
Để có kết quả mắc bệnh theo lứa tuổi và lứa đẻ ta có bảng sau:
Bảng 3.3. Tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung theo lứa đẻ.
Lứa đẻ Số con kiểm tra (con) Số con mắc bệnh (con) Tỷ lệ (%) Mức độ nhiễm Nhẹ Trung bình Nặng n (con) Tỷ lệ (%) n (con) Tỷ lệ (%) n (con) Tỷ lệ (%) 1- 2 19 1 5,26 1 100 3- 4 13 2 15,38 1 50 1 50 5- 6 15 3 20,00 2 66,67 1 33,33 Tổng 47 6 12,77 4 66,67 2 33,33
Qua bảng 3.3. ta thấy, tỷ lệ mắc bệnh của lợn nái thấp nhất ở lứa 1 – 2. Sau đó tăng dần qua các lứa đẻ và mắc bệnh cao nhất đối với các lợn nái đẻ trên lứa thứ 3-4 và 5-6 Điều này có thể được giải thích như sau: Lợn nái đẻ cáng nhiều lứa thì sức đề kháng giảm tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây bệnh. Mặt khác, lợn nái đẻ càng nhiều lứa thì tử cung co bóp yếu, sức đẻ giảm dần nên không đẩy hết nhau ra ngoài gây nên hiện tượng sát nhau. Điều này cho thấy lợn nái đẻ càng nhiều lứa thì mức độ nguy cơ mắc bệnh càng cao, đặc biệt là bệnh viêm tử cung, âm đạo
Đối với lợn nái đẻ lứa 1 – 2, tỷ lệ mắc bệnh cũng khá cao vì đây là giai đoạn nái kiểm định, chất lượng nái chưa được ổn định, mặt khác các hộ chăn nuôi thường phối giồng lần đầu cho lợn hậu bị sớm, lợn nái chưa phát triển hoàn thiện.
38
Từ kết quả trên tôi khuyến cáo với người chăn nuôi nên sử dụng lợn nái trong độ tuổi thích hợp từ lứa thứ 3 – 5, lợn nái đẻ quá nhiều lứa cần phải loại thải. Và cần phải có kế hoặch chăm sóc cho đàn lợn nái hậu bị để dần thay thế cho những nái già yếu.
* Tỷ lệ mắc bệnh theo giống, loại lợn.
Trong chăn nuôi nói chung và lợn nói riêng thì năng suất phụ thuộc rất nhiều vào đặc điểm, chất lượng, nguồn gốc con giống. Thực tế cho thấy các giống lợn ngoại thường cho năng suất cao, tuy nhiên tỷ lệ và cường độ mắc bệnh nói chung thường cao. Các giống lợn nội thì ngược lại. Mục đích của việc nghiên cứu tỷ lệ mắc bệnh theo các giống lợn nhằm khuyến cáo với người chăn nuôi các biện pháp chăm sóc, nuôi dưỡng lợn nái trước, trong và sau khi đẻ, đặc biệt đối với các giống lợn ngoại.
Kết quả điều tra tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung trên các giống lợn khác nhau được thể hiện qua bảng 3.4:
Bảng 3.4: Tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung theo giống
Giống Số con theo dõi Viêm tử cung
Số con Tỷ lệ (%)
Ngoại 12 2 16.67
Lai 20 3 15,00
Móng cái nội 15 1 6,67
Tổng 47 6 12,77
Qua thực tế điều tra trên đàn lợn nái ngoại (chủ yếu là lợn Landrace và Yorshire) thì có 16,67% lợn nái mắc bệnh viêm tử cung. Đây là một tỷ lệ mắc bệnh cao. Điều này cho thấy, những giống lợn ngoại mặc dù đã được nuôi trong phường từ khá lâu nhưng vẫn chưa thích nghi tốt với điều kiện khí hậu tự
39
nhiên cũng như điều kiện chăm sóc , nuôi dưỡng tại địa phương. Do đó, đàn lợn vẫn còn mắc bệnh rất nhiều. Vì vậy, trong chăn nuôi lợn nái ngoại cần đặc biệt chú ý tới khâu quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng và vệ sinh phòng bệnh.
Đối với lợn nái lai và nái Móng Cái, tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung thấp nhất so với lợn ngoại và lợn lai. Kết quả trên, theo tôi là do chúng đã thích tốt với điều kiện khí hậu tự nhiên cũng như điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng tại địa phương, có sức đề kháng cao với bệnh tật.
Từ kết quả trên, tôi có thể kết luận tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung giảm dần theo các giống lợn từ Ngoại Lai Móng Cái. Điều này giải thích tại sao các giống lợn ngoại thuần đtôi về nuôi tại địa phương có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn so với các giống lợn lai và lợn địa phương. Tuy nhiên, để nâng cao năng suất chăn nuôi lợn chúng ta cần chú ý tới công tác giống lợn. Cần tiến hành nhân giống thuần chủng đối với lợn Móng Cái để tạo ra đàn cái nền phục vụ cho việc lai tạo. Tiến hành lai cải tạo đàn Móng Cái bằng việc sử dụng lợn ngoại cao sản, để nâng cao tỷ lệ máu ngoại trong đàn lợn nái. Mục đích để tạo ra các giống lợn vừa thích nghi được với điều kiện khí hậu tại địa phương vừa cho năng suất, chất lượng tốt.