Tình hình nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình mắc bệnh viêm tử cung trên lợn nái nuôi tại thị trấn Bích Động - huyện Việt Yên - tỉnh Bắc Giang và phương pháp điều trị bệnh. (Trang 33)

- Điều trị cục bộ: Bơm rửa tử cung ngày 1 – 2 lần, mỗi lần 2 – 4 lít nước đun sôi để nguội pha với KMnO4 0.1% hoặc nước muối sinh lý 0.9%. Dùng bôk(bốc) có vòi cao su mềm, đưa vòi cao su vào sâu bên trong tử cung khoảng 20 – 30 cm, đổ nước vào bốc cho chảy từ từ. Sau khi bơm khoảng 30 – 60 phút để cho nước chảy hết ta ph 2 – 3 triệu UI Penicillin G vào 20 ml nước, dùng vòi cao su đưa sâu vào tử cung 20 – 30 cm, dùng ống tiêm bơm vào (nên để lợn đứng, bơm thuốc không chảy ra), có thể dung Sulfanilamid 10g pha với 20ml nước bơm vào tử cung hoặc đặt 6 viên Clorazol, ngày bơm ngày đặt cho đến khi khỏi hẳn.

- Điều trị toàn thân:

28

+ Dùng các loại kháng sinh như Tetramycin, tiêm bắp, liều 10-15 mg/kgTT/ngày, liên tục trong 3-4 ngày. Kết hợp với Septotryl tiêm bắp hoặc tĩnh mặch, liều 1ml/5 - 10 kgTT/ ngày, liên tục 3 - 4 ngày.

+ Tiêm thuốc giảm viên: Hydrocortizone, Dectancyl, Prednizolone…

* Theo Đoàn Thị Kim Dung và cs (2002), [7]:

- Điều trị cục bộ: Thụt rửa tử cung âm dạo bằng Rivanol 0,1% hoặc Chloramphenicol 4% mỗi ngày 1 lần, mỗi lần 50 – 100 ml (các thuốc hoà tan trong nước ấm 40 – 45o

C). Dùng ống cao su nhỏ và oóng tiêm 50 ml, luồn ống cao su vào tử cung, bơm dung dich trên vào tử cung.

- Điều trị bằng kháng sinh:

+ Phác đồ I: Penicillin 1000 UI/kg TT/ ngày + Kanamycin 10mg/kg TT/ngày, tiêm bắp chia thành 2 lần/ngày + Sulfathiazon 40mg/kg TT/ngày, hoà với nước sạch cho uống.

+ Phác đồ II: Ampicillin 10000 UI/kg TT/ngày + Gentamycin 3 UI / kg TT/ngày, tiêm bắp + Sulfathiazon hay Sulfamerazin 40mg/kg TT/ngày, hoà với nước sạch cho uống.

* Theo Đặng Đình Tín và cs (1986), [8]:

- Phương pháp điều trị bệnh viêm tử cung là hạn chế quá trình viêm lan rộng, kích thích tử cung co bóp thải hết dịch viêm, mủ ra ngoài và hạn chế hiện tượng nhiễm chùng cho cơ thể.

- Thụt rửa tử cung bằng các thuốc sát trùng: Rivalnol 0.1%, axit boric 3%, KMnO4 0.1%, Lugol 0.1%, nước muối 5%... Sau khi thụt rửa xong dùng hỗn hợp: Penicillin 1 triệu UI + Streptomycin 1g + 50 ml nước cất bơm trực tiếp vào tử cung ngày một lần, liên tục trong 3 ngày, sau đó 2 ngày tiến hành 1 lần. Trường hợp nặng phải kết hợp với điều trị toàn thân bằng kháng sinh, trợ sức, trợ lực.

29

* Theo Phạm Sỹ Lăng và cs (1995), [4]:

- Điều trị cục bộ: Thụt rửa tử cung và âm đạo bằng hỗn hợp dung dịch Chlorocide bột 1g + Klion bột 0.5 g + nước 100ml. Pha hỗn hợp dung dịch đun nhẹ đến 400C rồi dùng ống cao su thụt rửa âm đạo, tử cung ngày 1 lần hoặc cách ngày 1 lần.

- Điều trị toàn thân: Dùng theo các phác đồ sau

+ Phác đồ I: Penicillin bột/lọ 200000 UI/1kg TT + Kanamycin bột/lọ 15 – 20 mg/kg TT, dùng liên tục 3 – 4 ngày (cấp tính) và 6 – 8 ngày (mãn tính).

+ Phác đồ II: Streptomycin bột/lọ 15 – 20 mg/ kg TT + Penicillin bột 200000 UI/kg TT, dùng liên tục 3 – 4 ngày (cấp tính) và 6 – 8 ngày (mãn tính).

- Kết hợp với các thuốc nâng cao thể trạng cho lợn như: Vitamin B1, Vitamin C, cafein.

* Theo Trần Minh Châu (1996) [9]:

- Điều trị bệnh viêm tử cung bằng Oxytoxin từ 5 – 20 UI cho 1 lợn nái đến 200kg và dùng kháng sinh Ampicillin 25mg/1kg TT/ngày hoặc Tetraciclin 30 – 50mg/kg TT/ngày cho kết quả tốt.

30

Phần 2

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình mắc bệnh viêm tử cung trên lợn nái nuôi tại thị trấn Bích Động - huyện Việt Yên - tỉnh Bắc Giang và phương pháp điều trị bệnh. (Trang 33)