trong điều trị viêm tử cung ở lợn nái.
Sau thời gian điều tra tình hình mắc bệnh viêm tử cung tại các thôn: thôn Đông, thôn Trung và thôn Dục Quang thị trấn Bích Động, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Tôi tiến hành thử nghiệm nhằm đánh giá hiệu lực của 2 loại thuốc Haloxylin.LA và Gentamycin trong điều trị bệnh cũng như đánh giá mức độ ảnh hưởng của 2 loại thuốc trên đối với lợn nái sau điều trị. Kết quả thử nghiệm được trình bày như.
40
* Thời gian và kết quảđiều trị.
Bảng 3.5. Thời gian và kết quả điều trị
Tên bệnh Diễn giải Nhóm thí nghiệm
ĐVT Nhóm 1 Nhóm 2
Bệnh viêm tử cung
Số nái điều trị Con 2 4
Số nái điều trị khỏi Con 2 3
Tỷ lệ khỏi % 100 75
Số ngày điều trị BQ Ngày 3.14 ± 0.28 4.43 ± 0.22 Qua bảng số liệu trên ta thấy, kết quả điều trị bệnh viêm tử cung của 2 loại thuốc trên đều rất tốt.Trong đó, Nhóm 1 sử dụng Haloxylin.LA để điều trị bệnh tỷ lệ khỏi rất cao 100%, Nhóm 2 sử dụng Gentamycin cũng cho tỷ lệ khỏi bệnh tương đối cao, tỷ lệ khỏi chung đạt 75%. Điều này chứng tỏ 2 loại kháng sinh trên đều có tác dụng tốt trong điều trị các biến chứng sau đẻ. Nếu phát hiện bệnh sớm, điều trị kịp thời, kết hợp với khâu hộ lý, chăm sóc, nuôi dưỡng sau điều trị tốt thì bệnh hoàn toàn có thể chữa khỏi.
So sánh về thời gian điều trị bệnh ta thấy, điều trị bằng Haloxylin.LA thời gian được rút ngắn đáng kể, đối với bệnh viêm tử cung thời gian điều trị trung bình là 3.14 ngày. Trong khi đó thời gian tương ứng khi điều trị bằng Gentamycin là 4.43. Qua xử lý thống kê, tôi thấy rằng sự chệnh lệch này là do hiệu quả của việc sử dụng Haloxylin.LA đtôi lại với độ tin cậy 99%. Điều này có ý nghĩa quan trọng vì khi rút ngắn được thời gian điều trị thì khả năng hồi phục cơ thể cũng như hồi phục niêm mạc tử cung và tổ chức tuyến vú được nhanh hơn. Từ đó sẽ nâng cao được khả năng sinh sản của lợn nái, đtôi lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi.
Như vậy, ta có thể sơ bộ kết luận thuốc Haloxylin.LA có tác dụng tốt hơn so với thuốc Gentamycin và thời gian điều trị cũng được rút ngắn hơn.
41