Bảng 2.9. Vốn huy động / Tổng nguồn vốn
Đvt: Triệu đồng
Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Tổng nguồn vốn (TNV) Triệu đồng 510.000 586.000 669.000
Vốn huy động (VHĐ) Triệu đồng 160.000 215.000 269.000
VHĐ/TNV % 31,37% 36,69% 40,21%
(Nguồn: Phòng Kế Toán NHNo&PTNT huyện Tam Nông)
VHĐ tạo cho ngân hàng thế chủ động trong kinh doanh, có khả năng cung cấp đầy đủ kịp thời và nhanh chóng vốn cho khách hàng.
Nhìn chung, nguồn VHĐ có xu hướng tăng lên qua các năm nhưng nó vẫn còn chiếm tỷ trọng thấp trong TNV, tỷ trọng nguồn VHĐ so với TNV của ngân hàng qua 3 năm còn thấp ( từ 31,37% đến 40,21%). Ngân hàng chưa thể tự kiếm ra được nguồn vốn để kinh doanh. Nguyên nhân là trên địa bàn huyện chủ yếu là nông dân, thu nhập không cao lắm nên lượng vốn nhàn rỗi cũng không nhiều.
Ngoài ra, trong dân cư vẫn còn những hình thức tiết kiệm khác như góp vốn xoay vòng, chơi hụi… cũng đã làm mất đi một lượng vốn đáng kể cho ngân hàng.
Cụ thể, năm 2010 tỷ trọng VHĐ chiếm 31,37% TNV, sang năm 2011 là 36,69%, sang năm 2012 tỷ trọng VHĐ là 40,21%. Đây là biểu hiện tích cực thể hiện tốc độ huy động vốn ngày càng tăng của ngân hàng, có được kết quả đó là do ngân hàng đã tích cực áp dụng nhiều hình thức
huy động vốn với thời gian và lãi suất linh hoạt với thị trường, cùng với phong cách phục vụ tận tình chu đáo, tạo cảm giác thoải mái cho khách hàng, giúp cho nguồn vốn huy động ngày được nâng cao.
Tóm lại, ngân hàng cần phải phát huy những thành quả đạt được từ công tác huy động vốn năm 2012, ngày càng nâng cao nguồn vốn huy động, giảm thiểu VĐC sao cho hợp lý để có được nguồn vốn với chi phí thấp đem lại lợi nhuận tốt nhất.
2.3.3. Dư nợ / Vốn huy động
Một ngân hàng không phải huy động vốn được càng nhiều vốn là càng tốt mà còn tùy thuộc vào việc ngân hàng sử vốn huy động được có đạt hiệu quả hay không. Chúng ta đánh giá tình hình sử dụng vốn của ngân hàng qua bảng sau:
Bảng 2.10. Dư nợ / Vốn huy động
Đvt: Triệu đồng
Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Dư nợ (DN) Triệu đồng 480.700 555.800 638.100
Vốn huy động (VHĐ) Triệu đồng 160.000 215.000 269.000
DN/VHĐ Lần 3.00 2.59 2.37
(Nguồn: Phòng Kế Toán NHNo&PTNT huyện Tam Nông)
Chỉ tiêu này đánh giá khả năng huy động vốn của ngân hàng, chỉ tiêu này quá lớn hay quá nhỏ đều không tốt. Nếu chỉ tiêu này lớn thì khả năng huy động vốn của ngân hàng thấp, ngược lại chỉ tiêu này nhỏ thì ngân hàng sử dụng nguồn vốn không hiệu quả.
Nhìn chung 3 năm qua việc huy động vốn của ngân hàng thấp hơn so với nhu cầu vốn vay của khách hàng nên chỉ số này lớn hơn 1. Năm 2010, tỷ lệ này là 3,00 cho thấy bình quân 3,00 đồng DN có 1 đồng VHĐ tham gia. Năm 2011 cứ 2,59 đồng DN thì mới có 1 đồng VHĐ tham gia. Sang năm 2012 tỷ lệ này giảm xuống còn 2,37 cho thấy bình quân cứ 2,37 đồng DN là có 1 đồng VHĐ tham gia, tuy nhiên chỉ số này vẫn lớn hơn 1, tức là ngân hàng vẫn không đủ vốn để đáp ứng nhu cầu thị trường. Tỷ lệ DN/VHĐ giảm chủ yếu là do tốc độ huy động vốn cũng tăng nhanh hơn tốc độ tăng của dư nợ. Nguyên nhân một phần là do sự tích cực rất nhiều của các cán bộ ngân hàng trong công tác huy động. Qua đó, ta thấy khả năng phụ thuộc vào nguồn VĐC từ ngân hàng cấp trên đã ít đi. Đây là thành quả đáng mừng cần được ngân hàng giữ vững và phát huy. Thông qua chỉ số này qua 3 năm thì ta thấy rằng nguồn vốn của ngân hàng huy động được không đủ đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Chính vì vậy mà trong những năm sắp tới ngân hàng cần tích cực đẩy mạnh hơn nữa hoạt động huy động vốn, để nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình. Bởi vì như chúng ta đã biết thì lúc nào lãi suất VHĐ từ công chúng bao giờ cũng thấp hơn lãi suất của VĐC.
Bảng 2.11. Dư nợ / Tổng nguồn vốn
Đvt: Triệu đồng
Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Dư nợ (DN) Triệu đồng 480.700 555.800 638.100
Tổng nguồn vốn (TNV) Triệu đồng 510.000 586.000 669.000
DN/TNV % 94.25% 94.85% 95.38%
(Nguồn: Phòng Kế Toán NHNo&PTNT huyện Tam Nông)
Qua bảng số liệu trên thì ta thấy rằng chỉ số DN/TNV vốn có xu hướng tăng. Cụ thể ở năm 2010 chỉ số này đạt 94,25%, đến năm 2011 là 94,85% và năm 2012 là 95,38%. Chỉ số này đều rất cao qua 3 năm, điều này cho thấy tín dụng là hoạt động chủ yếu của ngân hàng, có nghĩa đây là lĩnh vực mang lại lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng. Tuy nhiên hoạt động tín dụng cũng là hoạt hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro nhất của ngân hàng. Vì vậy mà ngân hàng trong những năm sắp tới cần tạo ra nhiều sản phẩm dịch vụ mới để nhằm phân tán rủi ro.