Chức năng của các phòng ban

Một phần của tài liệu Phân tích đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHNoPTNT huyện Tam Nông – Đồng Tháp (Trang 28)

Giám đốc:

- Trực tiếp điều hành toàn bộ hoạt động của ngân hàng, hướng dẫn, giám sát việc thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ cấp trên giao, đồng thời chịu trách nhiệm về hiệu quả hoạt động của đơn vị.

- Thực hiện ký duyệt các hợp đồng tín dụng với khách hàng và chứng từ thu chi hàng ngày.

- Trực tiếp chỉ đạo nhân viên dưới quyền làm việc theo chương trình kế hoạch đề ra cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng diễn ra trôi chảy.

Phó giám đốc:

- Thay mặt giám đốc điều hành công việc khi giám đốc vắng mặt (theo ủy quyền của giám đốc) và báo cáo lại kết quả khi giám đốc có mặt tại đơn vị.

- Giám sát trực tiếp tình hình hoạt động của phòng tín dụng, đôn đốc thực hiện đúng quy chế đã đề ra và phải chịu trách nhiệm trước giám đốc về quyết định của mình.

- Bàn bạc và tham gia ý kiến với giám đốc trong việc thực hiện các nghiệp vụ của ngân hàng.

Phòng giao dịch:

thu nợ và các dịch vụ… đối với khách hàng.

- Phòng giao dịch được ngân hàng ủy nhiệm vốn để kinh doanh và chịu trách nhiệm về việc sử dụng vốn này sao cho có hiệu quả nhất.

Phòng hành chính dân sự:

- Làm công tác hành chánh văn thư

- Lập kế hoạch và thực hiện, xây dựng, sửa chữa, mua sắm tài sản, công cụ làm việc…

- Quản lý kho ấn chỉ, vật tư và các tài sản khác trong đơn vị

- Trực tiếp phối hợp với công đoàn, chăm lo đời sống vất chất tinh thần đối với các bộ nhân viên, xây dựng cơ quan văn minh, lịch thiệp

- Trực tiếp thực hiện các lĩnh vực tuyên truyền, quảng cáo, lễ tân tiếp khách

- Chỉ đạo lao công tạp dịch, vệ sinh, y tế, điện nước… - Bảo vệ an toàn cơ quan và khách hàng đến giao dịch

Phòng tín dụng:

- Có trách nhiệm giao dịch trực tiếp với khách hàng, đánh giá khả năng của khách hàng, hướng dẫn khách hàng làm hồ sơ vay vốn, kiểm tra hồ sơ, trình Ban giám đốc ký các hợp đồng tín dụng.

- Trực tiếp kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn của khách hàng, kiểm tra tài sản thế chấp.

- Đôn đốc khách hàng trả nợ, đóng lãi đến hạn, đề xuất hướng giải quyết nợ quá hạn, khó đòi cho ban giám đốc xử lý.

Phòng kế toán ngân quỹ:

- Kế toán:

+ Phòng này chiếm vị trí trung tâm ngân hàng.

+ Trực tiếp hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh: nghiệp vụ

cho vay, thu nợ, chuyển nợ quá hạn, đồng thời trực tiếp thu tiền hay giải ngân khi có phát sinh trong ngày.

+ Theo dõi nghiệp vụ huy động tiền gửi, hướng dẫn khách hàng

mở tài khoản tiền gửi, thực hiện dịch vụ chuyển tiền nhanh và các dịch vụ thanh toán tài khoản khác.

+ Lập kế hoạch tài chính và quyết toán thu chi tài chính.

+ Thu thập và lưu trữ hồ sơ khách hàng và các chứng từ có giá.

+ Thực hiện các khoản giao nộp ngân sách Nhà nước và quyết

toán các tiền lương đối với cán bộ Ngân hàng.

- Ngân quỹ:

+ Quản lý an toàn kho quỹ, thực hiện đúng chế độ quy định nghiệp vụ về kho quỹ.

+ Kiểm tra lượng tiền mặt và ngân phiếu trong kho hàng ngày.

+ Cuối mỗi ngày có nhiệm vụ khóa sổ ngân quỹ, kết hợp với kế

toán theo dõi ngân quỹ phát sinh trong ngày để kịp thời điều chỉnh hợp lý khi có sai sót, giúp bộ phận kế toán cân đối nghiệp vụ huy động và sử dụng vốn.

Một phần của tài liệu Phân tích đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHNoPTNT huyện Tam Nông – Đồng Tháp (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w