Vốn điều chuyển

Một phần của tài liệu Phân tích đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHNoPTNT huyện Tam Nông – Đồng Tháp (Trang 42)

Nếu chỉ dựa vào nguồn vốn huy động thì sẽ không đủ để đảm bảo hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Do đó, nguồn vốn điều chuyển từ ngân hàng cấp trên cũng là nguồn vốn chủ yếu của ngân hàng.

Trong 3 năm qua nguồn vốn điều chuyển này điều tăng qua các năm. Năm 2010 là 350.000 triệu đồng, năm 2011 là 371.000 triệu đồng tăng 21.000 triệu đồng so với năm 2010 tương ứng tăng 6,00% . Năm 2012 là 400.000 triệu đồng tăng 29.000 triệu đồng so với năm 2011 tương

ứng tăng 7,82%.

Sở dĩ nguồn vốn điều chuyển của năm 2012 có tốc độ tăng cao trong tổng cơ cấu nguồn vốn là do tình hình kinh tế trong huyện đang trên đà phát triển, các chính sách khuyến khích đầu tư, ưu tiên phát triển mở rộng sản xuất cho các doanh nghiệp của huyện đã thu hút các doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư mở rộng sản xuất và xuất hiện ngày càng nhiều các doanh nghiệp mới, đã làm cho nhu cầu vay vốn ngày càng tăng. Thêm vào đó, nhu cầu tái tạo lại đàn gia cầm, vật nuôi sau đợt dịch bệnh năm trước, các dự án phát triển sản xuất như nuôi tôm càng xanh… làm cho nhu cầu vốn đầu tư sản xuất của người dân gia tăng rất mạnh. Do đó, dù nguồn VHĐ có gia tăng nhưng vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn sản xuất trong huyện nên ngân hàng cần sự hỗ trợ vốn từ ngân hàng cấp trên nên VĐC có tốc độ tăng cao.

Sự tăng trưởng của tổng nguồn vốn hàng năm của chi nhánh xuất phát từ nhu cầu về vốn của các đơn vị kinh tế trong Tỉnh ngày càng tăng và chi nhánh ngày càng mở rộng phạm vi cho vay. Do đó, chi nhánh phải có chiến lược kinh doanh phù hợp để khơi tăng nguồn vốn huy động của mình nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho các đơn vị hoạt động.

Một phần của tài liệu Phân tích đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHNoPTNT huyện Tam Nông – Đồng Tháp (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w