Phân tích nguồn vốn huy động phân theo kỳ hạn

Một phần của tài liệu Phân tích đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHNoPTNT huyện Tam Nông – Đồng Tháp (Trang 45)

Bảng 2.4. Cơ cấu vốn huy động theo kỳ hạn

Đvt: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch

2011/2010 2012/2011

Số tiền

Tỷ trọng

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền % Số tiền %

TGKKH 19.500 12.19% 24.800 11.53% 28.100 10.45% 5.300 27,18% 3.300 13,31 % TGCKH 140.50 0 87.81% 190.200 88.47% 240.900 89.55% 49.700 35,37% 50.700 26,66 % Tổng vốn huy động 160.00 0 100% 215.000 100% 269.000 100% 55.000 34,38% 54.000 25,12 %

(Nguồn: Phòng Kế toán NHNo&PTNT huyện Tam Nông)

Tiền gửi không kỳ hạn (TGKKH)

Cũng qua bảng trên có thể thấy rằng TGKKH không nhiều như TGCKH của ngân hàng nhưng nguồn vốn này có đóng góp khá lớn vào hiệu quả kinh doanh của ngân hàng vì đây là nguồn có chi phí trả lãi thấp nhất. Mặc dù sự biến động của nguồn vốn này khá cao nhưng với lượng khách hàng tương đối ổn định thì sự biến động thường xuyên không gây quá nhiều lo ngại về khả năng thanh khoản. Mặt khác, ngân hàng cũng đã có các biện pháp tích cực để phòng ngừa loại rủi ro này, đó là luôn luôn duy trì, đảm bảo khả năng thanh khoản.

Loại tiền gửi này chủ yếu là của các tổ chức kinh tế dùng để thanh toán trong kinh doanh và các tài khoản của cá nhân có nhu cầu sử dụng thường xuyên, với mục đích là được ngân hàng cung cấp các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt. Vì vậy loại tiền gửi này mang tính chất không ổn định, Ngân hàng khó chủ động trong việc sử dụng nguồn vốn này. Tuy nhiên, đây là khoản tiền gửi có chi phí lãi thấp, luôn có một số dư ổn định do số tiền gửi vào và rút ra trong một thời kỳ có thể bù trừ cho nhau. Vì vậy nếu sử dụng để làm nguồn vốn cho vay sẽ mang lại lợi nhuận cao cho ngân hàng cho nên ngân hàng cần có những biện pháp nhằm khai thác tốt hơn nữa.

Để có thể huy động được TGKKH, ngân hàng cần phải thoả mãn các nhu cầu thanh toán của khách hàng với những dịch vụ có nhiều tiện ích, an toàn, nhanh chóng và chính xác. Nắm bắt được yếu tố tâm lí đó,

các năm qua ngân hàng đã ngày càng củng cố và phát triển các dịch vụ thanh toán, dịch vụ thẻ, đa dạng hoá các sản phẩm tiền gửi, cải thiện công nghệ thanh toán trong ngân hàng, dịch vụ chuyển tiền điện tử ngày càng phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán ngày càng cao của khách hàng, góp phần làm tăng vốn tiền gửi không kỳ hạn qua các năm. Ngoài ra, ngân hàng còn thực hiện tốt công tác tư vấn khách hàng, tiếp thị khách hàng và thực hiện giảm phí mở thẻ trong dịp tết Nhâm Thìn, thực hiện trả lương qua tài khoản ATM; triển khai thực hiện các sản phẩm dịch vụ Astransfer, SMS banking,… rất tiện lợi cho khách hàng.

Cụ thể năm 2011, TGKKH tăng 27,18% so với năm 2010 với số tiền 5.300 triệu đồng. Năm 2012 tiếp tục tăng 13,31% so với 2011 với lượng tiền là 3.300 triệu đồng. Tốc độ tăng của năm 2012 không bằng 2011 là do trong thời kỳ này, nền kinh tế đang trong tình trạng bất ổn, lạm phát… hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong thời gian này rất khó khăn, nhu cầu trao đổi thanh toán không nhiều, do đó lượng TGKKH có tăng nhưng không nhiều.

Nhìn chung, tỷ trọng của TGKKH so với tổng nguồn vốn huy động qua 3 năm vẫn còn thấp so với TGCKH. Tuy nhiên, nó lại hứa hẹn một cơ hội lớn trong tương lai khi nền kinh tế ngày càng phát triển, công nghệ kỹ thuật hiện đại hơn thì người dân có xu hướng giao dịch an toàn và nhanh chóng do đó khả năng gửi tiền để giao dịch, thanh toán sẽ ngày càng cao.

Tiền gửi có kỳ hạn (TGCKH)

Nhìn vào bảng kết quả trên ta thấy trong cơ cấu nguồn vốn huy động thì TGCKH được người dân ưa chuộng hơn, qua bảng 2.4 cho thấy TGCKH qua các năm luôn chiếm tỷ trọng rất cao. Năm 2010, TGCKH đạt 140.000 triệu đồng, chiếm 87,81% trong tổng VHĐ, đến năm 2011 đạt 190.200 triệu đồng chiếm 88,47% trong tổng VHĐ, tăng 49.700 triệu đồng, tương ứng 35,37% so với năm 2010. Năm 2012, tiền gửi tiền gửi này đạt 240.900 triệu đồng chiếm 89,55% trong tổng VHĐ, tăng 50.700 triệu đồng, tương ứng 26,66% so với năm 2011, nhưng tốc độ tăng không cao so với năm 2011.

TGCKH luôn chiếm tỷ trọng lớn điều đó cho thấy sự tin tưởng của người dân đối với ngân hàng và mục đích gửi tiền để hưởng lợi nhuận vì đây là loại tiền gửi có lãi suất cao hơn nhiều so với TGKKH. Đây là nguồn vốn quan trọng, có tính ổn định cao tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng trong quá trình sử dụng vốn. Vì thế, ngân hàng nên duy trì và phát triển của nguồn vốn này.

Bảng 2.5. Cơ cấu tiền gửi có kỳ hạn

Đvt: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch

2011/2010 2012/2011 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng

Số tiền Tỷ trọng Số tiền % Số tiền %

Dưới 12 tháng 84.700 60.28% 116.10 0 61.04% 149.400 62.02% 31.400 37,07% 33,300 28,68% Trên 12 tháng 55.800 39.72% 74.100 38.96% 91.500 37.98% 18.300 32,80% 17,400 23,48% TGCKH 140.500 100% 190.20 0 100% 240.900 100% 49.700 35,37% 50,700 26,66%

(Nguồn: Phòng Kế toán NHNo&PTNT huyện Tam Nông)

- Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng:

Loại tiền gửi này tăng qua các năm, năm 2011 tăng 31.400 triệu đồng với tỷ lệ 37,07% so với năm 2010. Năm 2012 tăng 33.300 triệu đồng, tăng 28,68% so với năm 2011. Nguyên nhân loại tiền gửi này tăng lên là do lạm phát tăng cao, giá cả thị trường biến động, đặc biệt giá vàng và giá xăng dầu tăng mạnh, và chính sách quản lý vĩ mô của nhà nước nhằm kiềm chế lạm phát qua việc tăng dự trữ bắt buộc ở các ngân hàng, để giảm bớt lượng tiền trong lưu thông. Chính vì vậy để có nguồn vốn vốn đáp ứng nhu cầu tăng trưởng tín dụng và thực hiện chính sách của nhà nước trong ngắn hạn, ngân hàng đã thực hiện một số giải pháp khắc phục tình trạng chênh lệch lãi suất bằng cách đẩy lãi suất huy động ngắn hạn lên cao hơn. Do đó, gửi tiền với kỳ hạn ngắn hạn là lựa chọn tối ưu để tối đa hoá lợi nhuận của người dân.

- Đối với loại tiền gửi kỳ hạn trên 12 tháng:

Năm 2010 là 55.800 triệu đồng, năm 2011 là 74.100 triệu đồng tăng 18.300 triệu đồng với tỷ lệ 32,80% so với năm 2010. Nguyên nhân là do ngân hàng trong thời gian qua đã nhân cơ hội nguồn tiền phát sinh trong dân tăng cao do được nhận tiền bồi thường đất xây dựng các cụm khu công nghiệp... đưa ra mức lãi suất cao hơn các loại tiền gửi khác vì đây là loại tiền gửi có kỳ hạn dài, mục đích chủ yếu của loại tiền gửi này là nhằm sinh lời trên số tiền nhàn rỗi, do đó thu hút được lượng tiền khá nhiều từ dân cư. Và một yếu tố tâm lý không kém phần quan trọng của đối tượng khách hàng ở loại tiền gửi này chính là sự an toàn và tin tưởng.

Việc tăng lên ở tiền gửi này cho thấy uy tín của ngân hàng ngày một nâng cao đối với khách hàng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đến năm 2012, lượng tiền gửi này là 91.500 triệu đồng, tăng 17.400 triệu đồng tức 23,48% so với năm 2011, tốc độ tăng của năm 2012 không bằng năm 2011. Mục đích của loại tiền gửi này là sinh lợi do đó khi ngân hàng áp dụng các chính sách ưu đãi đối với tiền gửi ngắn hạn nhằm thu hút tiền trong lưu thông, kiềm chế lạm phát đã thu hút được số lượng lớn khách hàng chuyển từ kỳ hạn trên 12 tháng xuống kỳ hạn dưới 12 tháng đã làm cho tiền gửi trung và dài hạn không hấp dẫn được nguồn nhàn rỗi từ người dân.

Qua đó, cho thấy ngân hàng cần dùng nhiều chính sách hấp dẫn như nâng cao nữa lãi suất hay sử dụng những ưu đãi hơn trong việc cho vay đối với khách hàng có tiền gửi trung dài hạn.

Một phần của tài liệu Phân tích đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHNoPTNT huyện Tam Nông – Đồng Tháp (Trang 45)