0
Tải bản đầy đủ (.doc) (48 trang)

Quan tâm công tác đào tạo, nâng cao tay nghề

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN QUẢN TRỊ NHÂN LỰC THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ VÀ ĐÃI NGỘ NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH TOKYO BYOKANE VIỆT NAM (Trang 38 -38 )

2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác đánh giá và đãi ngộ người lao động tại công ty

2.3.1 Quan tâm công tác đào tạo, nâng cao tay nghề

- Đào tạo nhân viên mới.

Sau quá trình tuyển dụng, bước tiếp theo thực sự quan trọng đối với doanh nghiệp là đào tạo nhân viên mới để họ thích nghi với công việc, tự tin hơn và làm việc hiệu quả .

Quá trình đào tạo nhân viên mới của doanh nghiệp quyết định rất nhiều vào năng suất làm việc của nhân viên cũng như sự trung thành của họ với tổ chức. Doanh nghiệp lưu ý là đào tạo nhân viên mới không chỉ là về kỹ năng chuyên môn trong công việc của họ mà cả những công việc ở những phòng ban khác nhau để họ có thể thấy được bản thân cũng liên quan đến công việc chung của cả doanh nghiệp. Việc đào tạo nhân viên mới cần thực hiện một cách khoa học và bài bản theo các bước sau:

- Giới thiệu quy trình làm việc trong công ty để nhân viên có thể biết được công việc mình cần phải làm trong nhà máy.

- Giúp nhân viên mới làm thử công việc mà công ty sẽ bố trí họ làm. Điều này giúp họ có thể biết được những điều người đào tạo muốn hoặc không muốn trong khi thực hiện công việc sắp tới của họ.

- Tạo điều kiện để phát triển nghề nghiệp cho từng nhân viên. Tạo điều kiện cho nhân viên tiếp xúc và trau dồi thêm kinh nghiệm ở những công việc khác, ở các khâu khác ngoài công việc mà họ đảm trách trong nhà máy. Như vậy, công ty có thể đã thực hiện được 2 mục đích là vừa có những chuẩn bị trước để giúp họ có thể thăng tiến và phát triển nghề nghiệp như họ mong muốn. Vừa tạo cho chính công tymột nguồn nhân lực mạnh, duy trì sự ổn định về hoạt động khi có sự thiếu hụt về nhân sự. Việc đào tạo nhân viên mới sẽ được tiến hành thường xuyên bằng chính những cán bộ quản lý, các công nhân lành nghể trong nhà máy.

Nội dung chương trình đào tạo cho nhân viên mới tại công ty có thể thay đổi tùy thuộc vào tình hình hoạt động sản xuất của công ty như mặt hàng sản xuất, quy trình sản xuất và phù hợp với bộ phận trực tiếp sử dụng người lao động.

Nội dung đào tạo sẽ được bộ phận sản xuất, Phòng hành chính nhân sự xây dựng và phải được Ban giám đốc công ty phê duyệt.

- Đào tạo nhân viên trong công ty.

Đầu tư vào công tác đào tạo nguồn nhân lực hiện có sẽ đem lại hiệu quả trong việc nâng cấp nhân viên dưới quyền, khẳng định vai trò và năng lực của nhà quản lý, thiết lập mối quan hệ tốt đẹp trong nội bộ và phát triển hình ảnh công ty trong mắt khách hàng và đối tác.

Việc trao cho nhân viên những kỹ năng hoặc kiến thức mới không chỉ giúp họ hoàn thành công việc nhanh chóng và hiệu quả hơn mà còn nâng cao mức độ thỏa mãn của họ trong công việc và có động lực để tự gia tăng hiệu suất làm việc. Nhân viên được chỉ bảo để làm tốt công việc, họ sẽ có thái độ tự tin, làm việc một cách độc lập và chủ động hơn; ngược lại, họ trở nên chán nản mà rời bỏ công ty.

Nhà quản lý biết cách phát triển năng lực làm việc của nhân viên cũng đồng nghĩa với việc mở rộng con đường thăng tiến của chính mình. Một mặt, họ có khả năng thu hút xung quanh mình những người có năng lực làm việc.

Mặt khác, họ sẽ tự chuẩn bị trước một đội ngũ kế cận, sẵn sàng thay thế vai trò của mình. Trong quá trình đào tạo, nhà quản lý khéo léo sắp đặt những nhân viên giàu kinh nghiệm tiến hành tập huấn cho những nhân viên mới vào nghề, còn có thể giúp cho đôi bên thiết lập được quan hệ thày trò trong quá trình tập huấn.

Hình thức đào tạo trong công ty có thể thực hiện như sau:

- Đào tạo bên trong:

Công ty tiến hành tự đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực sẵn có tại công ty để hướng dẫn, đào tạo nâng cao tay nghề cho người lao động. Những người đào tạo phải là những cá nhân có trình độ tay nghề cao, có nhiều kỹ năng tốt trong công việc. Còn những người được đào tạo là căn cứ vào đề xuất của phòng hành chính nhân sự trên cơ sở phân tích nhu cầu đào tạo tại các bộ phận

Việc đào tạo này cần phải được tiến hành thường xuyên để đảm bảo tính hiệu quả và đồng bộ. Do đặc thù của nhà máy là sản xuất bằng dây chuyền nên tính đồng bộ và đồng đều cần phải được chuẩn bị. Nếu chỉ cần một khâu người lao động có vấn đề về năng suất, kỹ năng dẫn đến hiệu suất làm việc giảm, sai hòng nhiều.. từ đó ảnh hưởng đến kết quả chung của nhà máy.

Việc tự đào tạo có thể tiến hành với quy mô bộ phận hoặc có thể toàn công ty tùy thuộc vào mục đích đào tạo. trong đó công ty cần thường xuyên tổ chức đào tạo với nội dung sau:

Stt Nội dung đào tạo Người đạo tạo Người được đào tạo

Mục đích 1 Học công đoạn sản

xuất, gia công và hoàn thiện chi tiết sản phẩm

Quản đốc Công nhân SX Làm quen, biết được công việc cần làm, các tiêu chuẩn đính kèm

2 Đánh giá lỗi trong sản xuất

Quản đốc, trưởng nhóm

Công nhân SX Biết phân loại lỗi sai hỏng, đánh giá nguyên nhân

3 Đào tạo ISO Cán bộ chuyên trách ISO nhà

máy

Toàn công ty Thực hiện theo đúng ISO trong công việc, giảm thiểu sai hỏng, lỗi và lưu trữ

- Đào tạo bên ngoài:

Đây là hình thức căn cứ vào nhu cầu đào tạo tại công ty mà khả năng tự mình đào tạo là không thể hoặc khó triển khai thì công ty tiến hành thuê ngoài đào tạo. chi phí đào tạo được công ty trích từ quỹ đào tạo hàng năm.

Tùy theo đặc thù của nhu cầu đào tạo cũng như só lượng người cần được đào tạo mà công ty có 2 hình thức tổ chức:

- Cử người lao động đến đơn vị để được đào tạo - Thuê đơn vị đào tạo đến mở lớp tại công ty.

Nếu thực hiện được tốt công tác đào tạo, nâng cao tay nghề cho người lao động thì không những người lao động tự tin khi làm việc mà còn tăng hiệu suất làm việc và cải thiện chất lượng đội ngũ lao động toàn công ty.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN QUẢN TRỊ NHÂN LỰC THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ VÀ ĐÃI NGỘ NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH TOKYO BYOKANE VIỆT NAM (Trang 38 -38 )

×