Những kinh nghiệm phát triển KCN trong nước và của một số nước Đông Nam

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu tại Bình Định (Trang 39)

4. Giới thiệu khái quát cấu trúc luận văn

1.2.3. Những kinh nghiệm phát triển KCN trong nước và của một số nước Đông Nam

Đông Nam Á, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho KCN Bắc Thăng Long nói riêng và Việt Nam nói chung

1.2.3.1. Kinh nghiệm phát triển KCN trong nước

1.2.3.1.1. Kinh nghiệm phát triển KCN của tỉnh Bình Dƣơng

Tỉnh Bình Dƣơng nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có nhiều thuận lợi để phát triển KCN. Đây là mô hình phát triển trọng điểm mà địa phƣơng hƣớng tới trong quá trình phát triển các doanh nghiệp. Ngay từ khi luật đầu tƣ nƣớc ngoài đƣợc ban hành có hiệu lực, KCN Sóng Thần đƣợc thành lập ở Bình Dƣơng (tháng 9-1995). Đến nay trên toàn tỉnh đã có khoảng 28 KCN thu hút 938 dự án đầu tƣ, trong đó có 613 dự án đầu tƣ nƣớc ngoài với tổng vốn 3,483 triệu USD và 225 dự án đầu tƣ trong nƣớc có số vốn 2.656 tỉ đồng (Nguồn: Sở kế hoạch và đầu tƣ tỉnh Bình Dƣơng).

Các doanh nghiệp ở KCN Bình Dƣơng đều là các KCN đa ngành, trong KCN lại phân thành các KCN chuyên ngành riêng (khu cơ khí, điện tử, khu dệt may, khu chế xuất, khu công nghệ cao,…) nhƣng trên thực tế các khu chức năng chuyên ngành đều chuyển thành KCN tổng hợp, nên phân khu chức năng không còn lại nữa.

Ban đầu khi mới đi vào hoạt động, hiệu quả đóng góp của các KCN đối với sự phát triển kinh tế trên địa bàn của tỉnh Bình Dƣơng không lớn. Mặc dù

30

là tỉnh phát triển nhanh, nhƣng vai trò của các KCN đối với nông nghiệp và nông thôn còn rất hạn chế. Vì quy hoạch các KCN xây dựng tách rời dân cƣ, chủ yếu bám vào các vùng ven đô thị có sẵn; chƣa hình thành đƣợc mối liên kết giữa nông nghiệp, nông thôn với công nghiệp thông qua các KCN; chƣa thu hút đƣợc nhiều các doanh nghiệp trong nƣớc vào KCN ;…. Điều này đã ảnh hƣởng đến chính sách phát huy nội lực và sự phát triển bền vững; chƣa phát triển đồng bộ hệ thống dịch vụ trong và ngoài KCN nhằm hỗ trợ đẩy nhanh tốc độ sử dụng các KCN.

Để khắc phục các nhƣợc điểm này, Bình Dƣơng đã thực hiện một số biện pháp sau:

Thứ nhất, thƣờng xuyên có những giải pháp để nâng cao chất lƣợng xây

dựng và thực hiện quy hoạch; tổ chức xây dựng hợp lý và có hiệu quả việc xây dựng hệ thống các cơ sở hạ tầng KCN.

Hệ thống cơ sở hạ tầng (hệ thống giao thông vận tải, hệ thống cung cấp điện, nƣớc,…) ảnh hƣởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh tại các KCN. Chú trọng nâng cao chất lƣợng xây dựng, đáp ứng yêu cầu của nhà đầu tƣ là một trong những điều kiện cần thiết thu hút các nhà đầu tƣ đầu tƣ vào các KCN.

Thứ hai, tạo môi trƣờng đầu tƣ và kinh doanh thuận lợi, xúc tiến quảng

bá và thu hút các dự án đầu tƣ hoạt động trong KCN.

Môi trƣờng đầu tƣ và kinh doanh trực tiếp quyết định đến lợi nhuận của doanh nghiệp, tạo môi trƣờng kinh doanh thuận lợi góp phần giúp doanh nghiệp tăng lợi nhuận trong quá trình sản xuất kinh doanh. Điều này là một trong những yếu tố quan trọng hấp dẫn các nhà đầu tƣ cả trong và ngoài nƣớc đầu tƣ vào các KCN.

Thứ ba, hình thành KCN chuyên ngành (ví dụ KCN dệt Bình An), cụm

31

bảo sự liên kết giữa doanh nghiệp sản xuất chính và doanh nghiệp sản xuất phụ trợ. Trong đó, Bình Dƣơng đặc biệt chú trọng việc cung cấp các dịch vụ trong và ngoài KCN, tạo điều kiện thuận lợi nhằm đảm bảo sự liên kết giữa các doanh nghiệp sản xuất chính và các doanh nghiệp sản xuất phụ trợ.

Trong điều kiện quốc tế hoá và toàn cầu hoá hiện nay, bất kỳ một doanh nghiệp nói riêng và một quốc gia nói chung không thể tự mình đảm bảo tất cả các điều kiện trong quá trình phát triển sản xuất kinh doanh, mà phải đảm bảo liên kết, hợp tác giữa các doanh nghiệp. Do đó, đảm bảo mối liên hệ,hợp tác giữa các doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp cùng phát triển.

Thứ tư, lựa chọn cơ cấu đầu tƣ có chọn lọc theo hƣớng dự án có trình độ

công nghệ cao, vốn lớn, tổ chức thành tổ hợp hoặc cụm chuyên môn hoá. Trình độ khoa học công nghệ trong sản xuất quyết định trực tiếp đến chất lƣợng sản phẩm cũng nhƣ hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải sản xuất ra những sản phẩm có chất lƣợng cao, đáp ứng yêu cầu của ngƣời tiêu dùng. Vì vậy, lựa chọn các dự án sản xuất kinh doanh có trình độ khoa học công nghệ cao là một trong những điều kiện quan trọng quyết định đến tính bền vững trong quá trình phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở KCN.

Thực hiện một cách đồng bộ các giải pháp trên, đã góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp ở KCN. Sau qua 18 năm từ năm 1997, Bình Dƣơng phát triển vƣợt bậc với những chỉ tiêu kinh tế cao gấp hàng chục lần so với ngày tái lập. Cụ thể, đến cuối năm 2013, giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh đạt 162.177 tỷ đồng, tăng gấp hơn 40,5 lần so với thời điểm 1997. Tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ đạt 89.544 tỷ đồng, tăng gấp hơn 29,4 lần; kim ngạch xuất khẩu đạt 14.443 triệu USD, tăng gần 40 lần; thu ngân sách đạt 29.000 tỷ đồng, tăng gần 36 lần. Cơ cấu kinh tế của tỉnh với

32

công nghiệp và dịch vụ đóng vai trò chủ đạo theo tỷ lệ công nghiệp 61,3% - dịch vụ 35,3% - nông nghiệp 3,4%. (Nguồn: Sở kế hoạch và đầu tƣ tỉnh Bình

Dƣơng, 2013. Kinh tế Bình Dương sau 17 năm tái lập: Những con số đáng tự

hào . <http://sokhdt.binhduong.gov.vn/kinh-te-binh-duong-sau-17-nam-tai-

lap-nhung-con-so-dang-tu-hao.aspx>, [Ngày truy cập: ngày 05 tháng 03 năm 2014]

1.2.3.1.2. Kinh nghiệm phát triển KCN của tỉnh Hƣng Yên

Hƣng Yên đƣợc biết đến là một địa phƣơng nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc với hàng loạt tuyến đƣờng huyết mạch chạy qua nhƣ: Quốc lộ 5A, quốc lộ 39; nguồn nhân lực dồi dào, hệ thống trung tâm đào tạo nghề phong phú… đây chính là lợi thế cho sự phát triển về mọi mặt kinh tế, văn hoá, xã hội.

Tính đến thời điểm hiện nay trên địa bàn tỉnh có 13 KCN đã đƣợc Chính phủ phê duyệt với quy mô diện tích 3.535 ha, trong đó có 3 KCN lớn: Phố Nối A, Phố Nối B, Thăng Long II đã đi vào hoạt động. Riêng KCN Phố Nối A đã có 110 dự án trong nƣớc và nƣớc ngoài, với diện tích đất công nghiệp đã cho thuê khoảng 260 ha. Trong đó, có nhiều dự án của các Nhà đầu tƣ đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ nhƣ các doanh nghiệp: Canon, Inax, Hyundai, Cargill…; KCN dệt may Phố Nối B có 11 dự án đầu tƣ; KCN Thăng Long II đến hết tháng 9 năm 2012 đã tiếp nhận trên 36 dự án đến từ Nhật Bản với tổng vốn đầu tƣ 1.040 triệu đô la Mỹ.

Năm 2009, các dự án đi vào hoạt động tại các KCN đã sử dụng khoảng trên 18.000 lao động, doanh thu đạt khoảng 140 triệu USD và 9.000 tỷ đồng/năm; nộp ngân sách nhà nƣớc khoảng 3 triệu USD và 200 tỷ đồng, đƣa tổng giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh lên 17.300 tỷ đồng, đứng thứ 11 trong cả nƣớc về giá trị sản xuất công nghiệp với nhiều sản phẩm chủ lực, có sức cạnh tranh cao trên thị trƣờng nhƣ: hàng dệt may, điện tử, cơ khí…

33

Không có doanh nghiệp nào phải ngừng hoạt động do suy giảm kinh tế, khủng hoảng tài chính. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế luôn duy trì ở mức cao so với bình quân chung của cả nƣớc, tạo sự chuyển biến nhanh về cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động. Nếu nhƣ khi tái lập tỉnh, nông nghiệp chiếm trên 60% thì nay công nghiệp - dịch vụ chiếm gần 70% trong tổng cơ cấu nền kinh tế. Chỉ trong 5 tháng đầu năm 2010, tỉnh đã cấp giấy chứng nhận đầu tƣ mới cho 7 dự án đầu tƣ vào các KCN , trong đó có 4 dự án đầu tƣ trong nƣớc và 3 dự án đầu tƣ nƣớc ngoài với tổng vốn đầu tƣ đăng ký 300 tỷ đồng và trên 26 triệu USD. Điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tƣ cho 17 lƣợt dự án, trong đó 4 dự án điều chỉnh tăng vốn với số vốn điều chỉnh tăng 400 tỷ đồng và 1,5 triệu USD, nâng tổng số dự án đầu tƣ vào các KCN trên địa bàn lên 149 dự án, trong đó 65 dự án có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài và 84 dƣ án đầu tƣ trong nƣớc với tổng vốn đăng ký trên 742 triệu USD và 6.750 tỷ đồng. Nâng tổng số dự án đầu tƣ trên địa bàn toàn tỉnh lên 790 dự án, với 180 dự án đầu tƣ nƣớc ngoài và 610 dự án đầu tƣ trong nƣớc. Đã có 460 dự án đi vào hoạt động, mang lại giá trị sản xuất 5 tháng đầu năm khoảng 7.634,2 tỷ đồng, tăng 13,58% so với cùng

kỳ năm trƣớc. (Nguồn: Báo điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam, 2010. Hưng

Yên: Linh hoạt trong thu hút đầu tư góp phần phát triển kinh tế.

<http://www.cpv.org.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=0&cn_i d=408183 >. [Truy cập: ngày 15 tháng 03 năm 2013])

Từ kết quả hình thành và phát triển của một số KCN trên địa bàn tỉnh Hƣng Yên, có thể nêu một số bài học kinh nghiệm trong hoạt động đầu tƣ phát triển các KCN của tỉnh Hƣng Yên:

Thứ nhất, vận dụng tối đa chính sách mở, “trải thảm đỏ” trong thu hút

đầu tƣ; tích cực hƣớng dẫn các nhà đầu tƣ thực hiện nghiêm túc hành lang pháp lý trong đầu tƣ và hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhờ đó đã thu hút đƣợc nhiều nhà đầu tƣ lớn nhƣ: Hoà Phát, Việt Á. Đặc biệt là định hƣớng

34

chiến lƣợc trong việc thực hiện thu hút các dự án đầu tƣ bảo đảm nhiều việc làm và an sinh xã hội là việc khuyến khích thu hút đầu tƣ các dự án công nghiệp công nghệ cao;

Thứ hai, hình thành các KCN chuyên ngành nhƣ: KCN dệt may, KCN

Thăng Long II… vừa bảo đảm hài hoà lợi ích kinh tế, ổn định xã hội, vừa giải quyết tốt vấn đề môi trƣờng, tạo điểm nhấn cho bức tranh đầu tƣ công nghiệp của tỉnh.

Thứ ba, để tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa thu hút đầu tƣ, tỉnh đã nỗ lực

thực hiện Đề án đơn giản hoá thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nƣớc. Trong đó, riêng Ban quản lý các KCN đã rà soát 59 thủ tục hành chính thuộc 8 lĩnh vực quản lý, qua đó kiến nghị giữ nguyên 13 thủ tục, đơn giản hoá 39 thủ tục và kiến nghị bãi bỏ 7 thủ tục hành chính. Nhìn chung, quá trình giải quyết các thủ tục hành chính tại Ban đến nay cơ bản đã đáp ứng đƣợc yêu cầu về kiểm soát việc thực hiện công vụ, tạo thuận lợi và rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục cho các nhà đầu tƣ.

Để giải quyết những vƣớng mắc, rào cản trong thu hút đầu tƣ, tỉnh đang tiếp tục phát huy những thế mạnh sẵn có; đẩy mạnh công tác tƣ vấn, hỗ trợ các chủ đầu tƣ hạ tầng trong quá trình đền bù, giải phóng mặt bằng; bảo đảm đầu tƣ xây dựng theo đúng quy hoạch, tiến độ, mục tiêu đầu tƣ, tạo mặt bằng đồng bộ, hoàn chỉnh để sẵn sàng tiếp nhận các dự án đầu tƣ vào trong các KCN; đồng thời thực hiện các cơ chế chính sách nhằm bảo đảm bình đẳng trong đầu tƣ, kinh doanh của các dự án trong và ngoài KCN, qua đó khuyến khích các nhà đầu tƣ lựa chọn đầu tƣ vào các KCN tập trung đã có hạ tầng sẵn có. Ngoài ra, hàng loạt các giải pháp đồng bộ sẽ đƣợc tỉnh đƣa ra để thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế nhƣ: tiếp tục hoàn thiện việc đầu tƣ, phát triển các khu đô thị, phát triển hạ tầng xã hội đáp ứng yêu cầu của quá trình phát triển công nghiệp - dịch vụ; đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực và cải

35

cách thủ tục hành chính nhằm tạo ra môi trƣờng đầu tƣ năng động, hiệu quả và bền vững. Để làm tốt điều này, quan điểm của tỉnh là phát triển các KCN gắn với việc làm tốt công tác bảo vệ môi trƣờng. Yêu cầu các chủ đầu tƣ hạ tầng KCN phải chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trƣờng ngay từ khâu lập quy hoạch, đầu tƣ xây dựng và quản lý vận hành KCN. Các cơ quan quản lý nhà nƣớc tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát các chủ đầu tƣ thực hiện nghiêm các quy định về bảo vệ môi trƣờng trong KCN, đầu tƣ xây dựng hoàn thiện hệ thống thu gom xử lý nƣớc thải và nhà máy xử lý nƣớc thải tập trung trƣớc khi có dự án đi vào hoạt động…

Tuy nhiên, trong thực hiện các chính sách ƣu đãi, khuyến khích đầu tƣ vào các KCN vẫn còn một số tồn tại và khó khăn: Nguồn kinh phí của tỉnh có hạn nên việc đầu tƣ xây dựng đƣờng gom, hệ thống cấp điện, nƣớc... đến hàng rào KCN chƣa đƣợc đồng bộ, việc triển khai xây dựng nhà cho công nhân làm việc trong các khu công nghiệp của các nhà đầu tƣ chậm nên hiệu quả chƣa cao.

Trên đây là một số bài học kinh nghiệm đã rút ra trong quá trình phát triển các KCN ở tỉnh Hƣng Yên. Để phát triển các KCN này phát triển nhanh chóng và bền vững, góp phần đẩy mạnh nền công nghiệp của tỉnh phát triển, tỉnh Hƣng Yên và các cơ quan quản lý chức năng cùng với các công ty kinh doanh hạ tầng KCN cần phải có những biện pháp tích cực nhằm khắc phục những mặt yếu kém trong quá trình quản lý và hoạt động của các KCN.

1.2.3.2. Kinh nghiệm phát triển KCN của một số nƣớc Đông Nam Á

Từ những thành công lẫn thất bại trong việc thiết lập và vận hành các

KCN, KCX trên thế giới, tác giả đã rút ra một số kinh nghiệm mang tính cơ bản mà các quốc gia cần quan tâm để vận hàn thành công loại hình KCN. Các kinh nghiệm đó là :

36

Hai là: các thể chế kinh tế và các văn bản pháp luật phải thống nhất và ổn định trong thời gian nhất định ;

Ba là: có chính sách đủ hấp dẫn để giá thành sản phẩm có thể cạnh tranh đƣợc với hàng hóa sản xuất tại các KCN khác ;

Bốn là: có những chính sách khuyến khích về mặt tài chính, thuế,…đơn giản hóa các thủ tục hành chính, tạo điều kiện cho các hoạt động tƣ vấn, dịch vụ một cửa thục hiện dễ dàng, nhanh chóng ;

Năm là: việc xây dựng các KCN phải nghiên cứu đến lợi thế về kinh tế, xã hội và môi trƣờng tự nhiên, nhƣ : gần sân bay, bến cảng, đầu mối giao thông…có cơ sở hạ tầng, tiện ích công cộng tốt và nguồn lao động dồi dào ;

Sáu là: cần xây dựng các KCN với sự đa dạng hóa các loại hình và qui mô, nhằm đáp ứng nhu cầu thị trƣờng trong nƣớc và xuất khẩu. Phải kết hợp hài hòa cả ba mặt lợi ích, đó là: lợi ích quốc gia, lợi ích nhà đầu tƣ và lợi ích

của ngƣời lao động trong KCN. (Nguồn: Huỳnh Thanh Nhã, 2008. Phát

triển khu công nghiệp của thành phố Cần Thơ đến năm 2020.Luận án Tiến sĩ.

37

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 2.1. Phƣơng pháp thu thập thông tin

- Thông tin thứ cấp: đƣợc thu thập từ các nguồn thông tin đƣợc công bố chính thức từ các cơ quan nhà nƣớc các cấp, các nghiên cứu của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nƣớc về thực trạng phát triển KCN trên cả nƣớc nói chung, địa bàn Thành phố Hà Nội và đặc biệt là các thông tin phân tích về khu công nghiệp Bắc Thăng Long nói riêng.

Cụ thể, luận văn đã thu thập dữ liệu thứ cấp từ các nguồn sau :

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu tại Bình Định (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)