Giải pháp về tăng cường hiệu quả công tác quản lý môi trường

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu tại Bình Định (Trang 95)

4. Giới thiệu khái quát cấu trúc luận văn

4.2.4.Giải pháp về tăng cường hiệu quả công tác quản lý môi trường

Một trong những vấn đề bức xúc trong quá trình phát triển các khu công nghiệp hiện nay là tình trạng ô nhiễm môi trƣờng do hoạt động của các khu công nghiệp gây ra ngày càng trở nên trầm trọng. Thực tế cho thấy một tình trạng phổ biến là hầu hết các khu công nghiệp đều chƣa tuân thủ đầy đủ các ràng buộc về bảo vệ môi trƣờng (cả môi trƣờng nƣớc, chất thải, không khí và tiếng ồn), và không ít các khu công nghiệp bị coi là “ổ gây ô nhiễm” cho khu vực có khu công nghiệp. Do vậy, bảo vệ môi trƣờng trong các khu công nghiệp phải đƣợc coi là một nội dung quan trọng cần thực hiện để đảm bảo phát triển bền vững khu công nghiệp và địa phƣơng có khu công nghiệp, và cần có những giải pháp thiết thực và cấp bách. Các giải pháp này phải đồng thời nhắm đến hai mục tiêu là khắc phục tình trạng ô nhiễm hiện tại và ngăn ngừa ô nhiễm mới. Để thực hiện tốt giải pháp này, Ban quản lý KCN chính là chủ thể quan trọng nhằm đẩy mạnh tăng cƣờng công tác quản lý môi trƣờng trong KCN.

Trƣớc hết, Nhà nƣớc phải kết hợp với các địa phƣơng, các KCN và các doanh nghiệp đang hoạt động trong các KCN tìm ra giải pháp thiết thực để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trƣờng ở các KCN. Cần kết hợp giữa việc rà soát các chế tài xử lý hành vi gây ô nhiễm môi trƣờng với việc hỗ trợ các

86

đơn vị tổ chức có liên quan để chấm dứt tình trạng ô nhiễm hiện tại, đặc biệt là tình trạng ô nhiễm nguồn nƣớc và ô nhiễm khí thải.

Hai là, Nhà nƣớc phải có các qui định đầy đủ và hợp lý về bảo vệ môi trƣờng ngay từ khâu qui hoạch phát triển khu công nghiệp. Những qui định này hiện nay vẫn còn nhiều bất cập, chƣa hợp lý và chƣa khoa học dẫn đến sự tuân thủ chƣa triệt để của các khu công nghiệp, đặc biệt là qui định về việc xây dựng khu xử lý nƣớc thải tập trung cho mỗi khu công nghiệp. Vì vậy, theo nhóm nghiên cứu, cần có qui định cụ thể về sự sẵn sàng của cơ sở hạ tầng xử lý nƣớc thải và chất thải trƣớc khi cho phép phê duyệt cấp giấy phép đầu tƣ vào khu công nghiệp, đồng thời cần có qui định cụ thể về việc thẩm định kỹ càng các nội dung về môi trƣờng của mỗi dự án trƣớc khi cấp phép đầu tƣ.

Ba là, nhà nƣớc cần hoàn thiện hệ thống các qui định chế tài pháp lý trong việc quản lý môi trƣờng. Hiện nay, mặc dù đã có luật bảo vệ môi trƣờng nhƣng việc xử lý việc vi phạm qui định bảo vệ môi trƣờng còn lỏng lẻo, chƣa triệt để dẫn đến việc các doanh nghiệp xem nhẹ nghĩa vụ bảo vệ môi trƣờng. Để đảm bảo duy trì một môi trƣờng bền vững, nhà nƣớc, mà cụ thể là các cơ quan có liên quan (Bộ Tài nguyên môi trƣờng, Bộ Khoa học công nghệ, Bộ Tài chính, vv) phải hợp tác xây dựng đƣợc hệ thống các qui định chi tiết xử phạt hành vi vi phạm bảo vệ môi trƣờng làm cơ sở cho việc quản lý môi trƣờng và tăng cƣờng tính chất răn đe trong việc thực thi nghĩa vụ bảo vệ môi trƣờng của các đơn vị kinh doanh trong khu công nghiệp.

Bên cạnh đó, một giải pháp khác nhằm nâng cao chất lƣợng công tác bảo vệ môi trƣờng là nhà nƣớc phải có cơ chế khuyến khích nâng cao tinh thần trách nhiệm của các đơn vị kinh doanh tham gia bảo vệ môi trƣờng. Cơ chế khuyến khích này có thể bao gồm các nội dung nhƣ không thu tiền thuê đất đối với diện tích xây dựng cơ sở hạ tầng xử lý chất thải và nƣớc thải bảo vệ

87

môi trƣờng, kể cả khu xử lý tập trung và các khu xử lý cục bộ trong các doanh nghiệp. Đồng thời, nhà nƣớc cũng nên có cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp (lãi suất thấp hoặc hỗ trợ lãi suất, thƣởng) đối với phần vốn đầu tƣ cho xây dựng cơ sở hạ tầng xử lý môi trƣờng, hoặc hỗ trợ tạo điều kiện ƣu tiên cho các doanh nghiệp sử dụng công nghệ ít gây tổn hại cho môi trƣờng.

Để đảm bảo xử lý vấn đề môi trƣờng đƣợc thuận lợi, việc qui hoạch thành lập các khu công nghiệp chuyên ngành cũng là một giải pháp hiệu quả, bởi vì nếu nhƣ trong cùng một khu công nghiệp mà có nhiều doanh nghiệp thuộc ngành nghề khác nhau thì công nghệ xử lý môi trƣờng cũng đòi hỏi đa dạng, tốn kém và khó quản lý. Việc tập trung các doanh nghiệp có cùng ngành nghề trong một khu công nghiệp sẽ tạo điều kiện đầu tƣ tập trung vào cơ sở hạ tầng và công nghệ xử lý môi trƣờng, nâng cao hiệu quả trong công tác phòng ngừa các nguyên nhân gây ô nhiễm, xử lý triệt để và có hiệu quả tình trạng ô nhiễm tại các khu công nghiệp.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu tại Bình Định (Trang 95)