Những hạn chế, tồn tại của các doanh nghiệp trong KCN

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu tại Bình Định (Trang 86)

4. Giới thiệu khái quát cấu trúc luận văn

3.4. Những hạn chế, tồn tại của các doanh nghiệp trong KCN

- Một là: Tính ổn định của chính sách, pháp luật đầu tƣ/doanh nghiệp và các pháp luật có liên quan chƣa cao. Sự chồng chéo của các văn bản, các chế độ báo cáo đối với các doanh nghiệp của các cơ quan, sở ban ngành khiến doanh nghiệp phần nào ảnh hƣởng. Bên cạnh đó sự cạnh tranh ngày càng tăng của một số quốc gia lân cận trong việc thu hút đầu tƣ FDI nhƣ Philippin, Indonexia, Myanma,…khiến cho các KCN của cả nƣớc nói chung, Hà nội nói riêng bị cạnh tranh mạnh mẽ, các dự án đầu tƣ vào KCN do đó cũng mất đi nhiều cơ hội hợp tác, liên kết với nguồn vốn đầu tƣ từ nƣớc ngoài.

- Hai là: Sự phát triển ồ ạt của các doanh nghiệp KCN cũng gây ra những ảnh hƣởng xấu đến tăng trƣởng kinh tế, cụ thể: sẽ có sự phân hóa giữa các doanh nghiệp trong và ngoài KCN về mọi mặt, gây sự canh tranh đôi khi không lành mạnh, thiếu sự liên kết giữa các doanh nghiệp trong cùng một vùng.

- Ba là: Giá thuê đất tại Hà Nội hiện vẫn rất cao so với các địa phƣơng lân cận, và cao hơn nhiều so với những năm trƣớc, trong khi giá đất trên thị trƣờng có chiều hƣớng giảm thì giá thuê đất lại vẫn tăng định kỳ, giá thuê đất

77

trong các KCN Hà Nội thƣờng cao gấp 2 - 3 lần so với các KCN ở các tỉnh lân cận. Ví dụ nhƣ giá thuê đất ở KCN Phú Nghĩa (KCN này vẫn con dƣ 40 ha) là 100 USD/m2, trong khi đó KCN Thanh Hà (Hải Dƣơng), một KCN cũng nằm cận kề Hà nội chỉ là 47 USD/m2 (Nguồn: Báo Kinh tế và Đô thị,

2014. Doanh nghiệp kiến nghị giảm giá thuê đất. <http://www.ktdt.vn/kinh-

te/doanh-nghiep/2014/06/81025271/doanh-nghiep-kien-nghi-giam-gia-thue- dat/>. [Ngày truy cập: 18 tháng 06 năm 2014). Nhƣ vậy giá thuê đất cao cũng là yếu tố làm tăng chi phí sản xuất doanh nghiệp KCN và góp phần đẩy giá thành sản phẩm cao hơn.

- Bốn là: Cộng đồng doanh nghiệp vừa và nhỏ tuy đông nhƣng phần lớn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu để làm doanh nghiệp vệ tinh cho các doanh nghiệp, tỷ lệ nội địa hóa của Việt Nam đạt hơn 32% thấp so với các quốc gia nhƣ Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Indonesia. Kể cả các doanh nghiệp trong nƣớc tại các KCN cũng gặp khó khăn trong việc cạnh tranh với các doanh nghiệp FDI để làm phụ trợ cho các dự án sản xuất có quy mô lớn.

- Năm là: Hoạt động cung cấp thông tin và dịch vụ hỗ trợ đầu tƣ chƣa đồng bộ, chƣa trọn gói mà còn mang nhiều tính cục bộ và cát cứ.

- Sáu là: Tình trạng thiếu lao động có tay nghề trong các doanh nghiệp KCN: Nguồn nhân lực của Hà nội tuy dồi dào, nhƣng tỷ lệ lao động phổ thông chƣa qua đào tạo chiếm khá lớn. Theo kết quả Điều Doanh nghiệp năm 2012, tỷ lệ lao động trong các doanh nghiệp KCN chƣa qua đào tạo là 15.34%, lao động đã qua đào tạo nhƣng chƣa có chứng chỉ là 39.48%, còn sơ cấp nghề là 8.44%, trung cấp, trung cấp nghề là 12.26%, cao đẳng, cao đẳng nghề là 6.95%, đại học là 8.37%. Tỷ lệ lao động chƣa qua đào tạo và đào tạo nhƣng chƣa có chứng chỉ là khá lớn, chiếm 54.82% tổng lao động trong các KCN. Sau khi tuyển dụng các doanh nghiệp lại mất chi phí trong việc đào tạo ngƣời lao động, đây là một tồn tại khá phổ biến hiện nay.

78

- Bảy là: Đời sống ngƣời lao động trong các doanh nghiệp tại KCN vẫn còn nhiều bất cập: Lao động di cƣ tới các KCN đã đóng một vai trò không nhỏ trong việc cung ứng nguồn lao động và bù đắp sự thiếu hụt lực lƣợng lao động, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp thuộc các ngành gia công xuất khẩu và sử dụng nhiều lao động. Tuy nhiên sự gia tăng nhanh về số lƣợng lao động nhập cƣ đến làm việc tại các khu công nghiệp đã làm nảy sinh nhiều vấn đề bức xúc cho các địa phƣơng có các KCN. Cụ thể nhƣ: các khu nhà ở cho công nhân thuê số lƣợng còn ít, chƣa đáp ứng nhu cầu. Hàng trăm nghìn công nhân lao động vẫn phải tự thuê chỗ ở, sống trong những khu nhà trọ tạm bợ, thiếu thốn, không bảo đảm các điều kiện sống tối thiểu, dễ phát sinh các tệ nạn xã hội. Mức thu nhập của công nhân lao động trong các KCN thì thấp, nhƣng vẫn còn khá phổ biến tình trạng các doanh nghiệp nợ, chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội và không trả sổ bảo hiểm. Trong khi một số dịch vụ, thí dụ nhƣ tiền nƣớc sinh hoạt tại khu nhà ở công nhân áp mức giá cao.

- Tám là: Vấn đề về xử lý môi trƣờng của các doanh nghiệp tại đây cũng có nhiều bất cập, ô nhiễm môi trƣờng nƣớc do nƣớc thải từ các doanh nghiệp trong các KCN trong những năm gần đây là rất lớn, tốc độ gia tăng này cao hơn rất nhiều so với tổng nƣớc thải từ các lĩnh vực khác, các KCN đã xây dựng hệ thống xử lý nƣớc thải tập trung nhƣng các công trình này dù đã đi vào hoạt động nhƣng hiệu quả không cao, dẫn đến tình trạng nƣớc thải từ các doanh nghiệp trong KCN thải ra ngoài với lƣợng ô nhiễm cao. Ô nhiễm môi trƣờng, không khí, thƣờng chủ yếu tập trung tại các KCN cũ, do các KCN này đang sử dụng công nghệ sản xuất lạc hậu hoặc chƣa đƣợc đầu tƣ hệ thống xử lý khí thải trƣớc khi thải ra môi trƣờng. Ô nhiễm không khí tại các KCN chủ yếu là bụi, một số KCN có biểu hiện ô nhiễm CO2, SO2 và tiếng ồn.

Trong khi đó tại các KCN mới, do đƣợc đầu tƣ công nghệ hiện đại, hệ thống xử lý khí thải đồng bộ trƣớc khi xả thải ra môi trƣờng, tình trạng ô

79

nhiễm môi trƣờng không khí tại các doanh nghiệp KCN này đã đƣợc cải thiện một cách rõ rệt. Tuy nhiên sự gia tăng phát thải trên đơn vị diện tích đã phản ánh sự thay đổi trong cơ cấu sản xuất công nghiệp, xuất hiện các ngành có mức phát thải cao và quy mô ngày càng lớn tại các KCN.

80

CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KHU CÔNG NGHIỆP BẮC THĂNG LONG VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH CHO CÁC KHU

CÔNG NGHIỆP

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu tại Bình Định (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)