DẠY CÁCH HỌ C MỘT GIẢI PHÁP CẦN THIẾT NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG TẠI TRƯỜNG CHÍNH TRỊ

Một phần của tài liệu báo cáo đề dẫn hội thảo khoa học nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng góp phần thực hiện chương trình đột phá về đào tạo cán bộ và phát triển nguồn nhân lực của tỉnh bình phước, giai đoạn 2011 2015 (Trang 32)

IV. Kiến nghị đề xuất:

DẠY CÁCH HỌ C MỘT GIẢI PHÁP CẦN THIẾT NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG TẠI TRƯỜNG CHÍNH TRỊ

CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG TẠI TRƯỜNG CHÍNH TRỊ

ThS. Nguyễn Thanh Thuyên Trưởng khoa Nhà nước - Pháp luật

Làm việc nĩi chung và học tập nĩi riêng địi hỏi phải cĩ phương pháp tốt và phù hợp. Phương pháp học (cách học) là chìa khĩa cho chất lượng tiếp thu của học viên. Trong Trường Chính trị, với đa số đối tượng học viên lớn tuổi, điều đĩ lại càng quan trọng. Trong khi quá chú tâm vào nội dung, phương pháp giảng dạy của giảng viên, tập trung vào việc truyền đạt kiến thức, nhà trường cũng cần nhìn nhận đúng vai trị của việc trang bị phương pháp học tập cho học viên.

Ở một khía cạnh khác, mục tiêu của giáo dục lý luận chính trị cũng khác xa mục tiêu giáo dục phổ thơng hay đào tạo chuyên mơn nghiệp vụ. Trong đĩ, mục tiêu củng cố niềm tin, rèn luyện kỹ năng làm việc của cán bộ rất cần được hỗ trợ bởi một phương pháp học khác với phương pháp học phổ thơng.

Từ khâu soạn giáo án cho đến các bước lên lớp của giảng viên, cả việc đánh giá học viên thơng qua thi, kiểm tra, đều cĩ những yêu cầu địi hỏi học viên phải đáp ứng thì mới được cơng nhận là đã tích lũy đủ kiến thức và kỹ năng. Tuy nhiên, tồn bộ các chương trình đào tạo, bồi dưỡng trong Trường Chính trị đều khơng cĩ phần nội dung nào về hướng dẫn phương pháp học hay phương pháp tự học. Điều này cho thấy học viên chưa được trang bị phương pháp để học tập, rèn luyện trong mơi trường, điều kiện và nội dung hồn tồn khác với các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng chuyên mơn khác.

Tâm lý học tập của học viên nĩi chung hiện nay khá phổ biến là thụ động, chờ nghe giảng và ghi chép từ giảng viên là chính. Điều này càng đúng khi học viên là người lớn tuổi. Thay đổi phương pháp học vì vậy gặp phải khĩ khăn là sức ỳ từ thĩi quen của học viên. Điều quan trọng cần làm là thay đổi quan niệm về cách học của học viên, để học viên nhận thức rằng cách học thích hợp giúp họ học tập dễ dàng hơn, thú vị hơn, kết quả tốt hơn.

Những thay đổi về cách học nĩi trên gắn liền với việc đổi mới phương pháp giảng dạy của giảng viên nhưng khơng đồng nhất, khơng thể chỉ coi đĩ là cơng việc của giảng viên. Nĩi cách khác, khi giảng viên được tập huấn và thực hiện lên lớp bằng các phương pháp giảng dạy tích cực thì học viên cũng cần phải được trang bị kiến thức, được hướng dẫn về phương pháp (cách) học tích cực.

Cách học tích cực địi hỏi học viên phải đọc trước tài liệu, giáo trình. Đây cũng là yêu cầu đối với học viên mà hầu hết các giảng viên lên lớp đều mong muốn. Tuy nhiên, kết quả thực tế rất ít, thậm chí là quá hiếm học viên lớn tuổi thực hiện điều này. Do đĩ, để thực hiện được yêu cầu này, giảng viên cần cĩ thơng tin trước về yêu cầu học viên đọc trước tài liệu, giáo trình như sau:

- Đủ sớm (đủ thời gian cho học viên chuẩn bị)

- Đủ hấp dẫn (giới thiệu sơ lược bài học sẽ mang lại bổ ích gì)

- Đủ điều kiện kiểm tra ( yêu cầu tĩm tắt ngắn gọn phần đọc vào vở ghi chép) Quá trình học tập tại lớp cần học viên phát biểu xây dựng bài cùng giảng viên; thảo luận, trao đổi (làm việc nhĩm) cùng bạn học. Đây chính là cách để phá vỡ sự thụ động của học viên, để học viên phát huy năng lực và trao đổi kinh nghiệm. Cách học này cần các điều kiện gợi ý sau đây:

- Lớp ít học viên (20-30 học viên) - Câu hỏi khơng quá khĩ, khơng quá dễ

- Sự định hướng tốt của giảng viên trong thảo luận

- Học viên tự rút ra kết luận, giảng viên chỉ dẫn dắt, động viên, điều chỉnh.

Cách học tích cực cũng liên quan mật thiết với phương pháp đánh giá (thi, kiểm tra) của nhà trường. Hình thức thi viết ( khơng được phép sử dụng tài liệu ) cũng cĩ ưu điểm nhưng chưa đủ để tạo động lực cho học viên thay đổi cách học. Vì vậy cần đa dạng hĩa các hình thức thi, kiểm tra, phù hợp vĩi từng mơn học, phần học:

- Thi viết, khơng được phép sử dụng tài liệu - Thi viết, được phép sử dụng tài liệu

- Thi vấn đáp - Thi trắc nghiệm

- Viết luận (tĩm tắt tài liệu, bài kiểm tra về nhà hoặc tiểu luận) - Cho điểm phát biểu trên lớp.

Tương ứng với mỗi hình thức thi khác nhau, nhà trường đã gián tiếp định hình cho học viên cách học tập tích cực, giảm thiểu cách học tập máy mĩc, sáo rỗng và cả những tiêu cực trong thi cử.

Quá trình dạy và học địi hỏi sự nỗ lực của cả thầy và trị cho mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng. Phương pháp dạy học và phương pháp học cũng cĩ mối quan hệ mật thiết, tác động tương hỗ lẫn nhau. Cùng với việc áp dụng phương pháp giảng dạy tích cực, thiết nghĩ nhà trường rất cần quan tâm đúng mức đến việc trang bị, hướng dẫn cho học viên cách học tích cực. Với một vài thiển ý chưa đầy đủ, tác giả chỉ hy vọng mở ra một mảng tranh luận, trao đổi gĩp phần cho mục tiêu định hướng lớn, đĩ là việc nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng của nhà trường.

Một phần của tài liệu báo cáo đề dẫn hội thảo khoa học nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng góp phần thực hiện chương trình đột phá về đào tạo cán bộ và phát triển nguồn nhân lực của tỉnh bình phước, giai đoạn 2011 2015 (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(47 trang)
w