IV. Kiến nghị đề xuất:
P. Trưởng Khoa CN Mác-Lênin, TTHCM
TRỊ TỈNH BÌNH PHƯỚC
Đàm Thị Kim Hương
Phịng NCKH - TT - TL
Cơng tác nghiên cứu khoa học là một hoạt động khơng thể thiếu trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ của các trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Trường Chính trị tỉnh Bình Phước là trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cho hệ thống chính trị ở địa phương. Nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ, giảng viên là vừa làm cơng tác giảng dạy, cơng tác tham mưu tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ, vừa nghiên cứu lý luận, nghiên cứu thực tế, tổng kết thực tiễn phục vụ cho cơng tác giảng dạy của nhà trường. Nghiên cứu khoa học (NCKH) đã trở thành một nhiệm vụ quan trọng trong quá trình nghiên cứu, tích lũy kiến thức của cán bộ, giảng viên và cĩ ý nghĩa vơ cùng thiết thực trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy của nhà trường.
Hoạt động nghiên cứu khoa học đĩng vai trị quan trọng trong việc nâng cao trình độ, năng lực nghiên cứu, chất lượng giảng dạy của giảng viên. Giúp giảng viên mở rộng, tìm hiểu sâu kiến thức chuyên mơn để giảng dạy tốt hơn. Để cĩ một bài giảng hấp dẫn, địi hỏi người giảng viên phải cĩ chuyên mơn vững, kiến thức nền rộng. Do đĩ, để giảng dạy tốt, giảng viên phải tự bồi dưỡng kiến thức cho mình thơng qua họat động NCKH. Với hoạt động NCKH, buộc giảng viên phải đọc, suy ngẫm và tìm tịi cái mới, phải giải thích, phân tích, chứng minh vấn đề đặt ra. Những hoạt động tư duy đĩ làm cho trình độ nhận thức, năng lực nghiên cứu, giảng dạy của giảng viên ngày càng được nâng cao, đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày càng cao của người học.
Ngày nay, với sự phát triển của khoa học, kiến thức cũ sẽ rất nhanh chĩng bị lạc hậu, nếu giảng viên khơng tham gia NCKH sẽ khĩ cĩ thể cập nhật, bổ sung những kiến thức mới, bài giảng sẽ thiếu tính thực tiễn. Chỉ thơng qua hoạt động NCKH, buộc giảng viên phải tự tìm tịi, đọc nhiều tài liệu để tìm ra những tri thức mới. Khi giảng viên tích cực tham gia NCKH, kiến thức thường xuyên được cập nhật thì khi đứng trước học viên sẽ tự tin, chững chạc thực hiện tốt bài giảng của mình. Điều đĩ, sẽ tạo được niềm tin, uy tín của người giảng viên đối với học viên. Cĩ thể nĩi, uy tín của giảng viên phụ thuộc rất nhiều vào trình độ, năng lực và chất lượng giảng dạy của người giảng viên.
Hoạt động NCKH là một lĩnh vực rất tốt để giảng viên tự khẳng định mình. Thơng qua những thành quả NCKH của cán bộ, giảng viên sẽ gĩp phần quan trọng nhằm khẳng định uy tín của nhà trường. Mỗi bài viết tham gia hội thảo được đánh giá cao, mỗi cơng trình NCKH ở các cấp Khoa, Trường, Tỉnh được triển khai thực hiện thành cơng, mỗi bài viết được đăng trên báo, tạp chí chuyên ngành với tên cán bộ, giảng viên của nhà trường sẽ tạo được niềm tin, uy tín của nhà trường. Uy tín của nhà
trường khơng phải là cái gì đĩ chung chung, trừu tượng mà nĩ phải được thể hiện thơng qua thành tích đĩng gĩp của từng cán bộ, giảng viên, thành tích của mỗi cá nhân sẽ gĩp phần làm nên thành tích của tập thể.
Sở dĩ phần trên tác giả đề cập, nhấn mạnh đến vai trị, tầm quan trọng của hoạt động NCKH, là để chúng ta nhận thấy vai trị, trách nhiệm của mỗi cá nhân và tập thể trong việc gĩp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của nhà trường.
Trường Chính trị tỉnh Bình Phước được thành lập từ ngày 6/01/1997, tính đến nay đã hơn 15 năm nhưng thực tế hoạt động NCKH của nhà trường chỉ mới được tiến hành từ năm 2010 đến nay. Được sự quan tâm của Ban Giám hiệu, năm 2010 đã triển khai thực hiện thành cơng 02 đề tài khoa học cấp Trường của Thạc sỹ Nguyễn Thanh Thuyên về vấn đề “Thủ tục chứng thực tại UBND cấp xã trên địa bàn tỉnh Bình
Phước - Thực trạng và giải pháp" và đề tài của ThS. Vũ Cơng Thương: “Nâng cao
năng lực của Bí thư Đảng bộ xã ở tỉnh Bình Phước trong giai đoạn hiện nay” được nghiệm thu vào tháng 6 năm 2011 và kết quả được đánh giá xếp loại khá; năm 2012 triển khai thực hiện 02 đề tài cấp Trường. Đề tài: “Cơng tác nghiên cứu thực tế của
đội ngũ giảng viên trường Chính trị tỉnh Bình Phước - Thực trạng và giải pháp” của ThS. Lương Thị Hồng Vân đã được nghiệm thu và kết quả xếp loại khá; đề tài: “Giáo dục pháp luật về phịng chống ma túy cho học sinh, sinh viên các trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Phước” của ThS. Lê Văn Quyến đang tiếp tục triển khai nghiên cứu, dự kiến nghiệm thu vào cuối tháng 12 năm 2012.
Trong năm 2012, triển khai nghiên cứu 01 đề tài khoa học cấp tỉnh, hồn thành thuyết minh 03 đề tài khoa học cấp cơ sở và đang chờ Sở KH&CN tiến hành thẩm định và xét duyệt kinh phí.
Cĩ thể nĩi, trong những năm qua hoạt động nghiên cứu khoa học của nhà trường đã được chi ủy, Ban Giám hiệu nhà trường quan tâm, chỉ đạo sâu sát, đã cĩ nhiều chủ trương, biện pháp để đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học của nhà trường như đẩy mạnh triển khai nghiên cứu các đề tài khoa học cấp tỉnh, cấp trường, cấp khoa; tăng cường tổ chức hội thảo khoa học, phát hành nội san, biên soạn kỷ yếu, tài liệu học tập các mơn chưa cĩ giáo trình… Về nội dung, nhìn chung các hoạt động nghiên cứu khoa học đã gĩp phần nâng cao trình độ, kiến thức, năng lực chuyên mơn cho đội ngũ cán bộ, giảng viên, gĩp phần nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng của nhà trường.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, cơng tác nghiên cứu khoa học của nhà trường vẫn cịn những hạn chế nhất định.
Thứ nhất, một số cán bộ, giảng viên chưa thật sự quan tâm và nhìn nhận vai trị quan trọng của hoạt động nghiên cứu khoa học đối với nhiệm vụ của người giảng viên. Theo quy chế của Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, hằng năm, mỗi giảng viên phải đảm bảo số lượng cơng trình NCKH thì giảng viên mới được đánh giá hồn thành nhiệm vụ của người giảng viên, nhưng hiện nay giảng viên của nhà trường chỉ mới thực hiện định mức giờ giảng, chưa thực hiện định mức cơng trình nghiên cứu khoa học. Bên cạnh đĩ, một số cán bộ, giảng viên chưa nhận thức đúng trách nhiệm đối với nhiệm vụ NCKH. Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ
Chí Minh đưa ra định mức cơng trình NCKH cho giảng viên là nhằm mục đích bắt buộc giảng viên ngồi nhiệm vụ giảng dạy phải tham gia NCKH.
Thứ hai, một số cán bộ, giảng viên chưa cĩ kinh nghiệm nghiên cứu khoa học nên cịn nhiều lúng túng trong việc triển khai nghiên cứu và chưa thật mạnh dạn trong việc đề xuất các đề tài nghiên cứu; chất lượng các bài viết nội san, hội thảo khoa học của một số cán bộ, giảng chưa cao, chủ yếu tập trung vào việc trao đổi thơng tin, kinh nghiệm thực tiễn trong cơng tác đào tạo, bồi dưỡng, các hoạt động chuyên mơn của nhà trường, chưa mở rộng nội dung nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn.
Thứ ba, chưa phát huy được vai trị tham mưu trong cơng tác quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học, trình độ, năng lực phịng tham mưu Nghiên cứu khoa học - Thơng tin - Tư liệu cịn nhiều hạn chế, chưa cĩ kinh nghiệm, chưa được đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về cơng tác quản lý khoa học cho nên khơng tránh khỏi những hạn chế, vướng mắc trong quá trình tham mưu, quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học.
Từ những nguyên nhân trên, Ban Giám hiệu nhà trường cần cĩ những định hướng, giải pháp khắc phục những tồn tại, hạn chế nhằm đẩy mạnh hoạt động NCKH trong thời gian tới.
Thứ nhất, Ban Giám hiệu nhà trường cần chú trọng hơn nữa hoạt động NCKH, xác định đây là một nhiệm vụ rất quan trọng của nhà trường để từ đĩ thực hiện những biện pháp hữu hiệu vừa bắt buộc, vừa khuyến khích giảng viên NCKH; cần cĩ các biện pháp giáo dục, nâng cao nhận thức cho cán bộ, giảng viên về vai trị, tầm quan trọng của cơng tác NCKH đối với việc nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của nhà trường; cĩ chủ trương, định hướng, mở rộng nhiều nội dung và hình thức nghiên cứu, tạo thành diễn đàn thi đua nghiên cứu và xem hoạt động nghiên cứu khoa học là hoạt động thường xuyên, liên tục để đánh giá, xếp loại mức độ hồn thành nhiệm vụ nghiên cứu khoa học của đội ngũ cán bộ, giảng viên nhà trường.
Thứ hai, Ban Giám hiệu quan tâm, xem xét hỗ trợ thêm nguồn kinh phí nghiên cứu khoa học theo định mức kinh phí tương đối phù hợp với khả năng nguồn kinh phí hoạt động của nhà trường trên cơ sở Quyết định số 52/2007/QĐ-UBND của Chủ tịch UBND tỉnh ký ngày 18/10/2007 và Quyết định số 45/2010/QĐ-UBND về Ban hành Quy chế quản lý hoạt động nghiên cứu và phát triển khoa học và cơng nghệ cấp cơ sở trên địa bàn tỉnh Bình Phước. Trên cơ sở đĩ, các phịng, khoa, chủ nhiệm đề tài nghiên cứu đề xuất, phịng Nghiên cứu khoa học - Thơng tin - Tư liệu phối hợp với kế tốn tham mưu cho Ban Giám hiệu lập dự tốn kinh phí cho hoạt động nghiên cứu khoa học. Kinh phí hoạt động nghiên cứu khoa học đảm bảo trên cơ sở xây dựng dự tốn và phân bổ từ nguồn kinh phí được cấp cho hoạt động thường xuyên của nhà trường. Ngồi kinh phí dự tốn từ nguồn kinh phí hoạt động hàng năm của nhà trường, Ban Giám hiệu tranh thủ sự quan tâm, đề xuất với sở Khoa học và cơng nghệ tỉnh để được hỗ trợ nguồn kinh phí từ ngân sách sự nghiệp khoa học của tỉnh.
Thứ ba, phát huy vai trị tham mưu của phịng Nghiên cứu khoa học - Thơng tin - Tư liệu trong quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học, thường xuyên quan tâm, tạo điều kiện để cán bộ, giảng viên, đặc biệt là cán bộ phịng Nghiên cứu khoa học - Thơng tin - Tư liệu tham gia các lớp bồi dưỡng, tập huấn về phương pháp nghiên cứu
khoa học, cơng tác quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học; phát huy vai trị tham mưu của Hội đồng khoa học nhà trường trong việc xây dựng các nội dung, chương trình, kế hoạch hoạt động nghiên cứu khoa học nhằm định hướng cho cán bộ, giảng viên trong việc viết bài nội san, hội thảo, đề xuất các đề tài khoa học phù hợp với chức năng, nhiệm vụ nghiên cứu, giảng dạy của nhà trường, phù hợp với những vấn đề lý luận và thực tiễn đang đặt ra ở địa phương.
Thứ tư, nâng cao năng lực nghiên cứu, giảng dạy của cán bộ, giảng viên nhà trường, đặc biệt là giảng viên trẻ cần tích cực tìm hiểu, trau dồi phương pháp nghiên cứu khoa học để tiếp cận và bắt tay vào việc nghiên cứu khoa học vừa rèn luyện kỹ năng nghiên cứu, vừa bổ sung kiến thức, tư duy khoa học hỗ trợ cho bài giảng thành cơng và cĩ tính thuyết phục cao, tự tin, chủ động trong cơng tác giảng dạy. Vì vậy, mỗi cán bộ, giảng viên cần nhận thức sâu sắc hơn nữa về ý nghĩa, vai trị của cơng tác nghiên cứu khoa học; nhận thức rõ trách nhiệm, nhiệm vụ của mình để tự thân cĩ những nỗ lực, mạnh dạn hơn, đầu tư đúng mức cho hoạt động nghiên cứu khoa học.
Nghiên cứu khoa học là một trong những nội dung hoạt động quan trọng, cơ bản bên cạnh hoạt động đào tạo, bồi dưỡng của nhà trường. Đồng thời là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng bên cạnh nhiệm vụ giảng dạy của giảng viên. Chính vì vậy, cần cĩ sự quan tâm, đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu khoa học gĩp phần nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cơng chức của nhà trường.