0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Tỷ lệ nhiễm tiên mao trùng ở trâu theo các tháng trong năm

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG KIT CATT CHẾ TẠO TỪ KHÁNG NGUYÊN TÁI TỔ HỢP TRONG NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH NHIỄM TIÊN MAO TRÙNG Ở TRÂU CỦA HUYỆN SƠN DƯƠNG, TỈNH TUYÊN QUANG VÀ SỬ DỤNG PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ. (Trang 50 -50 )

Để công tác phòng, trị bệnh tiên mao trùng cho đàn trâu mang lại hiệu quả cao, ngoài việc theo dõi tỷ lệ nhiễm theo lứa tuổi và tính biệt, chúng tôi cũng tiến hành theo dõi tỷ lệ nhiễm theo tháng. Kết quả về tỷ lệ nhiễm theo tháng trong năm được thể hiện ở bảng 4.4

Bảng 4.4. Tỷ lệ nhiễm tiên mao trùng ở trâu theo các tháng trong năm Tháng Số trâu kiểm tra

(con) Số trâu nhiễm (con) Tỷ lệ nhiễm (%) 6 23 1 4,35 7 41 3 7,32 8 55 6 10,91 9 52 6 11,54 10 34 5 14,71 Tính chung 205 21 10,24

Hình 4.4: Tỷ lệ nhiễm tiên mao trùng ở trâu theo các tháng trong năm (%)

Qua bảng 4.4 và hình 4.4 cho ta thấy: Kiểm tra mẫu máu của trâu tháng 6, có 1/23 (4,35%) con bị nhiễm tiên mao trùng. Tháng 7, có 3/41 (7,32%) con bị nhiễm tiên mao trùng. Tháng 8 có 6/55 (10,91%) con bị nhiễm tiên mao trùng. Tháng 9 có 6/52 (11,54%) con bị nhiễm tiên mao trùng. Tháng 10 có 5/34 (14,71%) con bị nhiễm tiên mao trùng.

Như vậy, tỷ lệ nhiễm tiên mao trùng tăng dần qua các tháng kiểm tra. Tháng 6 tỷ lệ nhiễm thấp nhất 4,35%. Tỷ lệ nhiễm từ tháng 7 đến tháng 9 tăng lên 7,32% đến 11,54%. Tỷ lệ nhiễm cao nhất vào tháng 10, chiếm 14,71%. Do các tháng này nóng ẩm, mưa nhiều nên ruồi, mòng hoạt động mạnh, chúng hút máu và gieo truyền bệnh cho trâu nhanh chóng. Tháng 10 vào cuối mùa thu, thời tiết chuyển dần sang lạnh, gia súc phải làm việc nặng nhọc do tháng vào vụ gặt, sức đề kháng suy giảm. Vì vậy, vào tháng 10 những trâu nhiễm tiên mao trùng ở các tháng trước có khả năng phát bệnh nhiều hơn.

Kết quả của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu của Phan Văn Chinh (2006) [2], mùa lây lan bệnh thường xảy ra trong các tháng nóng ẩm, mưa nhiều (từ tháng 4 đến tháng 9). Thời gian này điều kiện sinh thái thuận lợi cho các loài ruồi, mòng phát triển, hoạt động mạnh, hút máu súc vật và truyền tiên mao trùng.

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG KIT CATT CHẾ TẠO TỪ KHÁNG NGUYÊN TÁI TỔ HỢP TRONG NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH NHIỄM TIÊN MAO TRÙNG Ở TRÂU CỦA HUYỆN SƠN DƯƠNG, TỈNH TUYÊN QUANG VÀ SỬ DỤNG PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ. (Trang 50 -50 )

×