Tình hình nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu Ứng dụng Kit CATT chế tạo từ kháng nguyên tái tổ hợp trong nghiên cứu tình hình nhiễm tiên mao trùng ở trâu của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang và sử dụng phác đồ điều trị hiệu quả. (Trang 35)

Lê Ngọc Mỹ (1994) [18], đã điều tra tình hình nhiễm tiên mao trùng ở trâu bò Việt Nam. Kết quả cho thấy, trâu bò nhiễm tiên mao trùng với tỷ lệ cao (21,27%), trong đó trâu bò nuôi ở các tỉnh miền núi phía Bắc nhiễm T.

evansi cao hơn ở đồng bằng.

Phan Lục và cs (1996) [16] cho biết: khi nghiên cứu tình hình nhiễm đơn bào ở một số tỉnh miền Trung và đồng bằng phía Bắc Việt Nam thấy, tỷ lệ nhiễm T. evansi ở trâu là 28,8%, ở bò là 9,9%. Trong đó, trâu dưới 2 tuổi nhiễm 2,8%, từ 2-8 tuổi nhiễm 30,7% và trên 8 tuổi nhiễm tới 40,3%; bò dưới 2 tuổi nhiễm 1,5%, từ 2-8 tuổi nhiễm 11,5%, và bò trên 8 tuổi nhiễm 28%.

Hồ Thị Thuận và cs (1993) [30] đã điều tra tình hình nhiễm T. evansi ở một số đàn bò sữa các tỉnh phía Nam như An Phước (Đồng Nai), Đức Trong (Lâm Đồng), Tân Thắng và các hộ chăn nuôi ở thành phố Hồ Chí Minh, các hộ chăn nuôi gia đình ở huyện Đức Hòa (Long An), Bến Cát (Sông Bé) bằng phương pháp MI và ELISA thấy tỷ lệ nhiễm trung bình là 7,97%. Nhưng chỉ có trâu bò ở Bến Cát nhiễm 9,98%; ở An Phước là 12,60%; Lâm Đồng là 2,09%; còn ở các nơi khác không có.

Điều tra tình hình nhiễm ký sinh trùng đường máu ở một số đàn bò thuộc một số tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Theo Nguyễn Đức Tân và cs (2004) [26] cho biết: nghiên cứu tổng số 557 mẫu phát hiện 49 mẫu có tiên mao trùng, chiếm 8,8%. Trong đó nhiễm nặng nhất là gia súc nuôi tại tỉnh Đắc Lắk, nhiễm 10,3%; nhiễm thấp nhất là đàn bò nuôi tại tỉnh Phú Yên, nhiễm 6,6%; đàn bò nuôi tại Khánh Hòa nhiễm 8,5%.

Tổng hợp kết quả điều tra 3172 trâu ở các tỉnh đồng bằng Phan Địch Lân (2004) [15] cho biết: trâu dưới 3 năm tuổi nhiễm thấp nhất 3,2 – 6,1% trâu 3 - 5 tuổi nhiễm cao hơn 10,6 – 12,7%, trâu 6 - 8 tuổi nhiễm cao nhất 12,9 – 14,8%, trâu trên 9 năm tuổi tỷ lệ nhiễm giảm thấp hơn trâu 3 - 8 tuổi.

Theo kết quả nghiên cứu của Phan Văn Chinh (2006) [2] tỷ lệ nhiễm tiên mao trùng của trâu, bò cao nhất 4 - 8 tuổi (trâu: 12,71%; bò: 5,77%), thấp nhất là dưới 3 năm tuổi (trâu: 6,92%; bò: 2,31%).

Nguyen Q. D., và cs (2013) [36] trong số 585 mẫu huyết thanh trâu thu thập tại Thái Nguyên và Cao Bằng có 131 mẫu dương tính với tiên mao trùng, chiếm tỷ lệ 22,4%. Trong đó, tỷ lệ nhiễm thấp nhất ở trâu nhỏ hơn 3 năm tuổi.

Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Lan và cs (2014) [12] tỷ lệ nhiễm tiên mao trùng tại 3 huyện: Yên Sơn, Hàm Yên, Chiêm Hóa của tỉnh Tuyên Quang là 13,45%.

Nguyễn Quốc Doanh (1999) [5] đã nghiên cứu về một số đặc điểm sinh học của T. evansi, bệnh học do chúng gây ra, quy trình bảo quản và sử dụng giống T. evansi để chẩn đoán bệnh tiên mao trùng.

Vương Thị Lan Phương (2004) [22] đã tiến hành nghiên cứu về kháng nguyên bề mặt T. evansi phân lập từ miền Bắc Việt Nam, để chẩn đoán bệnh tiên mao trùng bằng phương pháp kháng thể huỳnh quang gián tiếp.

Về công tác chẩn đoán bệnh, ngoài các phương pháp cổ điển thường dùng trước đây (soi tươi, nhuộm giemsa, tiêm truyền qua động vật thí nghiệm) nhiều phương pháp phản ứng ngưng kết (Đoàn Văn Phúc, 1989) [23]. Phương pháp hình quang gián tiếp (Lương Tố Thu và cs, 1996) [29]. Phương pháp ELISA (Lê Ngọc Mỹ, 1994) [19]… có độ chính xác cao trong chẩn đoán bệnh tiên mao trùng.

Lê Ngọc Mỹ (2002) [20] đã sử dụng phản ứng huyết thanh học để kiểm tra tỷ lệ nhiễm tiên mao trùng ở trâu Việt Nam, thấy tỷ lệ nhiễm tương đối cao (53,33%).

Vương Thị Lan Phương và cs (2004) [21] đã áp dụng phương pháp IFAT (phản ứng kháng thể huỳnh quang gián tiếp) để chẩn đoán bệnh tiên mao trùng cho bò tại cơ sở sản xuất bò thịt Phú Ba – Ninh Bình. Kết quả cho thấy, có 10/167 mẫu dương tính với tiên mao trùng, chiếm 5,99%.

Trần Đức Hạnh và cs (2009) [6] đã sử dụng phương pháp ELISA chẩn đoán bệnh tiên mao trùng ở trâu tại huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. Kết quả kiểm tra ở trâu 36/239 mẫu dương tính, chiếm 15,06%; ở bò có 43/246 mẫu dương tính, chiếm 17.48%.

Việc phòng và trị bệnh tiên mao trùng với các phương pháp chẩn đoán nhanh, các thuốc điều trị mới, bệnh tiên mao trùng gây ra không còn là bệnh gây nhiều tác hại cho đàn gia súc như ở nước ta như những năm trước đây.

Một phần của tài liệu Ứng dụng Kit CATT chế tạo từ kháng nguyên tái tổ hợp trong nghiên cứu tình hình nhiễm tiên mao trùng ở trâu của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang và sử dụng phác đồ điều trị hiệu quả. (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)