Sau khi thử hiệu quả điều trị của 3 phác đồ điều trị bệnh Tiên mao trùng trên diện hẹp, chúng tôi tiến hành thử nghiệm 3 phác đồ vào điều trị trên diện rộng ở huyện Sơn Dương – tỉnh Tuyên Quang. Kết quả được thể hiện trong bảng 4.6.
Bảng 4.6. Thử nghiệm phác đồ điều trị bệnh tiên mao trùng trên diện rộng Phác đồ Số trâu điều trị (con) Số trâu sạch TMT (con)* Tỷ lệ (%) I 7 6 85,71 II 6 6 100 III 8 7 87,5 Ghi chú: * Kiểm tra sạch TMT như bảng 4.5
Qua bảng 4.6 cho ta thấy:
Phác đồ I với thuốc trypanosoma tỷ lệ sạch tiên mao trùng 6/7 trâu (85,71%). Khi sử dụng thuốc chúng tôi không thấy có phản ứng phụ do thuốc gây ra, điều này chứng tỏ thuốc rất an toàn.
Phác đồ II với thuốc trypamidium samorin hiệu quả của thuốc rất cao, tỷ lệ sạch tiên mao trùng 6/6 trâu (100%). Khi sử dụng thuốc chúng tôi không thấy có phản ứng phụ do thuốc gây ra, điều này chứng tỏ thuốc rất an toàn. Kết quả này phù hợp với thử nghiệm của Nguyễn Quốc Doanh và cs (1996) [3]. Nguyễn Thị Kim Lan và cs (2014) [12].
Phác đồ III với thuốc phar – trypazen tỷ lệ sạch tiên mao trùng 7/8 trâu (87,5%). Khi sử dụng thuốc chúng tôi không thấy có phản ứng phụ do thuốc gây ra, điều này chứng tỏ thuốc rất an toàn.
Cả 3 phác đồ khi điều trị trên diện rộng hiệu quả đều cao trên 80%. Trong đó phác đồ II hiệu quả triệt để nhất (100%).
4.3.3. Đề xuất và ứng dụng biện pháp phòng chống bệnh hiệu quả
Dựa trên kết quả nghiên cứu về tình hình dịch tễ và kết quả thử nghiệm phác đồ điều trị bệnh tiên mao trùng cho trâu tại huyện Sơn Dương tỉnh Tuyên Quang, chúng tôi đề xuất và khuyến cáo người chăn nuôi ứng dụng, đánh giá hiệu quả của các biện pháp phòng chống bệnh tiên mao trùng cho đàn trâu của huyện.
Biện pháp phòng bệnh tiên mao trùng cho trâu:
- Kiểm tra máu trâu định kỳ 6 tháng/lần ở những vùng có bệnh để phát hiện trâu bệnh và mang trùng.
- Diệt tiên mao trùng trên cơ thể ký chủ. Biện pháp này không những ngăn chặn tác hại gây bệnh của tiên mao trùng gây ra mà còn ngăn chặn khả năng lây lan của bệnh. Biện pháp cụ thể là:
+ Phát hiện gia súc nhiễm tiên mao trùng ở vùng có bệnh và cùng lân cận, nhốt riêng trong chuồng có lưới để ngăn côn trùng hút máu làm lây lan bệnh và điều trị bệnh triệt để.
+ Ở vùng không có bệnh thì không nhập gia súc từ những vùng có bệnh về. Nếu thật cần thiết, chỉ nhập gia súc khỏe (âm tính với tiên mao trùng), song vẫn cần nhốt riêng theo dõi. Nếu không bị bệnh mới cho nhập đàn.
- Diệt côn trùng môi giới truyền bệnh:
+ Thay đổi sinh thái: Phát quang cây cối từng khu vực; không để nước tù đọng; ủ phân diệt trứng và ấu trùng ruồi, mòng; làm chuồng nuôi gia súc có lưới ngăn côn trùng... Tuy nhiên, do côn trùng có khả năng di chuyển khá mạnh nên phải áp dụng đồng thời biện pháp này trên phạm vi rộng.
+ Diệt côn trùng bằng hóa dược như: endosulfan, brophos, dieldrine... - Điều trị và phòng bệnh cho trâu bằng thuốc: điều trị bằng một trong những phác đồ, trong đó có thuốc phar – trypazen, trypanosoma, trypamidium samorin. Phòng bệnh bằng thuốc cho gia súc. Đặc biệt, nên sử dụng phác đồ trypamidium samorin, liều 1 mg/kgTT/lần.
Chúng tôi tiến hành ứng dụng biện pháp phòng chống bệnh tiên mao trùng cho 205 trâu ở huyện Sơn Dương - tỉnh Tuyên Quang. Kết quả được thể hiện trong bảng 4.7.
Bảng 4.7. Đánh giá kết quả ứng dụng biện pháp phòng chống bệnh tiên mao trùng cho trâu ở huyện Sơn Dương - tỉnh Tuyên Quang Địa phương
(xã)
Số hộ được áp dụng (hộ)
Số trâu được
phòng bệnh (con) Đánh giá chung
Hợp Thành 41 61 Tốt
Bình Yên 48 75 Tốt
Kháng Nhật 44 69 Tốt
Tính chung 133 205 Tốt
Qua bảng 4.7 ta thấy:
Áp dụng các phương pháp phòng chống bệnh tiên mao trùng đối với 205 trâu tại huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang cho kết quả tốt.
Xã Hợp Thành 61 con trâu được phòng chống bệnh tiên mao trùng trên, xã Bình Yên 75 con trâu được phòng chống bệnh tiên mao trùng, xã Kháng Nhật 69 con trâu được phòng chống bệnh tiên mao trùng. Trong tổng số 205 trâu được sử dụng phác đồ phòng, trị bệnh tiên mao trùng, có 21 trâu được điều trị không nhiễm lại tiên mao trùng và 184 trâu được dùng thuốc phòng bệnh tiên mao trùng không thấy mắc bệnh.
Cần thiết duy trì ứng dụng biện pháp phòng chống bệnh tiên mao trùng cho trâu ở huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. Nhằm hạn chế thiệt hại do bệnh tiên mao trùng gây ra trên vật nuôi. Đồng thời cần triển khai rộng rãi và triệt để hơn.
Phần 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận
Sau quá trình thực tập tại huyện Sơn Dương – tỉnh Tuyên Quang, chúng tôi có một số kết luận như sau:
* Tình hình nhiễm tiên mao trùng tại huyện Sơn Dương - tỉnh Tuyên Quang
- Tỷ lệ nhiễm tiên mao trùng ở trâu của huyện Sơn Dương là 10,24%. - Tỷ lệ trâu nhiễm tiên mao trùng cao nhất ở xã Bình Yên 10,67%, thấp nhất là xã Hợp Thành 9,84%.
- Tuổi trâu càng tăng thì tỷ lệ nhiễm tiên mao trùng càng cao, trâu dưới 2 tuổi tỷ lệ nhiễm tiên mao trùng là 6,98%, tỷ lệ nhiễm tiên mao trùng ở trâu trên 8 năm tuổi là 12,96%.
- Trâu cái nhiễm tiên mao trùng tỷ lệ cao hơn trâu đực (10,53% > 9,89%). - Tỷ lệ nhiễm từ tiên mao trùng ở trâu: thấp nhất vào tháng 6 chiếm (4,35%), cao nhất vào tháng 10 (14,71%).
* Kết quả thử nghiệm phác đồđiều trị.
Ba phác đồ gồm thuốc phar - trypazen, trypanosoma, trypamidium samorin kết hợp với thuốc trợ sức trợ tim điều trị bệnh tiên mao trùng có hiệu lực cao. Trong đó, phác đồ sử dụng thuốc trypamidium samorin có tác dụng điều trị tiên mao trùng nhanh và triệt để nhất.
5.2. Kiến nghị
- Cần mở rộng việc nghiên cứu bệnh tiên mao trùng, đặc điểm dịch tễ, biện chẩn đoán hiệu quả để áp dụng vào thực tiễn, góp phần giảm thiệt hại do bệnh gây ra, thúc đẩy chăn nuôi phát triển.
- Ứng dụng rộng phương pháp chẩn đoán bệnh tiên mao trùng bằng Kit CATT trong thực tiễn.
- Sử dụng thuốc trypamidium samorin trong phòng và điều trị bệnh tiên mao trùng cho đàn trâu của huyện.
TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt
1.Phạm Chiến, Nguyễn Đức Tân, Lê Đức Quyết (1999), “Kết quả khảo sát ký sinh trùng đường máu trên đàn bò ở huyện Mi Dinh Daklak”, Kết
quả hoạt động KHKT Thú y, tr. 53.
2.Phan Văn Chinh (2006), “Bệnh tiên mao trùng do Trypanosoma evansi ở
trâu, bò nuôi tại các tỉnh miền Trung và biện pháp phòng trị ”, Luận
án Tiến sĩ nông nghiệp, Hà Nội.
3.Nguyễn Quốc Doanh, Lương Tố Thu, Lê Ngọc Mỹ, Phạm Sỹ Lăng (1996),
“Kết quả dùng Trypamidium điều trị bệnh Tiên mao trùng trâu, bò do
Trypanosoma evansi gây ra”, Tạp chí Khoa học Công nghệ và Quản
lý kinh tế, (6), tr. 500 – 501.
4.Nguyễn Quốc Doanh, Phạm Sỹ Lăng (1997), “Hiệu lực của Trypazen trong điều trị bệnh tiên mao trùng trâu T. evansi gây ra”, Tạp chí Khoa học Công nghệ và Quản lý, (4), tr. 87 – 88.
5.Nguyễn Quốc Doanh (1999), Một số đặc tính sinh học của T. evansi (Steel, 1885), Bệnh học do chúng gây ra, quy trình bảo quản và sử dụng giống T. evansi để chẩn đoán bệnh tiên mao trùng, Luận án Tiến sỹ
nông nghiệp, Hà Nội.
6.Trần Đức Hạnh, Nguyễn Quang Tuyên, Nguyễn Thị Giang Thanh (2009) “Kết quả ứng dụng kỹ thuật ELISA trong chẩn đoán bệnh Tiên mao trùng cho trâu bò tại huyện Phổ Yên – tỉnh Thái Nguyên”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y, Tập XVI, (3), tr. 50 – 54.
7.Lương Văn Huấn, Lê Hữu Khương (1997), Giáo trình Ký sinh và bệnh ký
8.Nguyễn Thị Kim Lan, Nguyễn Thị Lê, Phạm Sỹ Lăng, Nguyễn Văn Quang
(2008), Giáo trình ký sinh trùng học thú y (Dùng cho bậc cao học),
Nxb Nông nghiệp Hà Nội.
9. Nguyễn Thị Kim Lan (2011), Những bệnh ký sinh trùng phổ biến ở gia cầm, lợn và loài nhai lại Việt Nam (Sách chuyên khảo dùng cho đào tạo sau đại học), Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
10. Nguyễn Thị Kim Lan, Phạm Sỹ Lăng, Nguyễn Văn Quang, Lê Minh (2011)
“Tài liệu tập huấn những bệnh thường gặp ở trâu, bò”, Nxb Nông
Nghiệp, Hà Nội.
11.Nguyễn Thị Kim Lan (2012), Giáo trình ký sinh trùng và bệnh ký sinh trùng thú y, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội.
12.Nguyễn Thị Kim Lan, Nguyễn Văn Quang, Nguyễn Thị Ngân, Lê Minh, Phan Thị Hồng Phúc, Phạm Diệu Thùy, Phạm Thị Trang, Trần Nhật Thắng (2014), “Tình hình nhiễm tiên mao trùng trên đàn trâu của tỉnh Tuyên Quang và xác định phác đồ điều trị có hiệu quả”, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tr. 91 – 95.
13.Phạm Sỹ Lăng, Lê Văn Tạo (2002), Hướng dẫn phòng trị bệnh ký sinh trùng, bệnh nội khoa và nhiễm độc ở bò sữa, Nxb Nông nghiệp, Hà
Nội, tr. 33 - 41.
14.Phạm Sỹ Lăng, Nguyễn Thị Kim Lan, Lê Ngọc Mỹ, Nguyễn Kim Thành, Nguyễn Văn Thọ, Chu Đình Tới (2009), Ký sinh trùng và bệnh Ký sinh trùng ở vật nuôi, Nxb giáo dục, Hà Nội.
15.Phan Địch Lân (2004), Bệnh ngã nước trâu bò, Nxb Nông nghiệp, Hà
Nội, tr. 56 - 73.
16. Phan Lục, Trần Văn Quyên và Nguyễn Văn Thọ (1996), “Tình hình nhiễm đơn bào ký sinh của trâu bò ở một số tỉnh trung du và đồng bằng phía Bắc Việt Nam”, Tạp chí KHKT Thú y, Tập III, (4), tr. 22 – 24.
17.Hà Viết Lượng (1998), Đơn bào ký sinh, đặc điểm dịch tễ và biện pháp phòng trị bệnh Trypanosomiasis ở trâu bò thuộc Nam Trung Bộ, Luận
văn Thạc sỹ Khoa học Nông Nghiệp, Hà Nội.
18.Lê Ngọc Mỹ (1994), "Kết quả bước đầu thiết lập phản ứng ELISA để chẩn đoán bệnh tiên mao trùng", Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y, tập
II, (1), tr. 111 - 115.
19.Lê Ngọc Mỹ (1994), “Phương pháp ELISA phát hiện kháng nguyên và các phương pháp ký sinh trùng học chẩn đoán bệnh tiên mao trùng (T.
evansi) ở trâu bò mắc bệnh tự nhiên”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y, tập III, số 4.
20.Lê Ngọc Mỹ (2002), “Phát hiện kháng thể Tiên mao trùng bằng phương pháp ELISA”, Tập huấn kỹ thuật chẩn đoán và khống chế bệnh ký sinh trùng, Viện Thú y Quốc gia.
21. Vương Thị Lan Phương, Lê Ngọc Mỹ, Phạm Sỹ Lăng, Trương Văn Dung (2004). “Nghiên cứu chế kháng nguyên Trypanosoma evansi dùng cho phản ứng kháng thể huỳnh quang gián tiếp để chẩn đoán bệnh Tiên mao
trùng”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y, tập XI, (2), tr. 40 - 47.
22.Vương Thị Lan Phương (2004), Nghiên cứu kháng nguyên bề mặt Trypanosoma evansi phân lập từ trâu, bò phía Bắc Việt Nam và tinh chế kháng nguyên dùng trong phản ứng miễn dịch huỳnh quang gián tiếp, Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp, Hà Nội.
23.Đoàn Văn Phúc (1989), Chẩn đoán bệnh tiên mao trùng bằng phương pháp ứng dụng ngưng kết và khả năng áp dụng trên diện rộng, Kết
quả nghiên cứu Khoa học kỹ thuật Thú y 1985 - 1989.
24.Đoàn Văn Phúc (1994), “Kết quả ứng dụng một số phương pháp huyết thanh học chẩn đoán bệnh tiên mao trùng trâu ở thực địa", Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y, tập II, số 1.
25.Lê Đức Quyết, Hà Viết Lượng, Nguyễn Đức Tân, Bùi Lập (1995), “Tình hình trâu, bò nhiễm tiên mao trùng (Trypanosoma evansi) ở một số
tỉnh duyên hải miền Trung và Tây Nguyên”, Tạp chí Khoa học kỹ
thuật Thú y, tập III, số 3.
26.Nguyễn Đức Tân, Lê Đức Quyết, Nguyễn Thị Sâm, Lê Hữu Ngọc Lực
(2004), “Điều ta tình hình nhiễm ký sinh trung đường máu và ứng dụng biện pháp phòng trị thích hợp cho đàn bò ở một số tỉnh miền Nam Trung Bộ và Tây Nguyên”, “Kỷ yếu viện Thú y 35 năm xây dựng
và phát triển”, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội – 2004.
27.Nguyễn Văn Thiện (2008), Thống kê sinh vật học ứng dụng trong chăn nuôi, Nxb Nông Nghiệp.
28.Lương Tố Thu (1994), "Kết quả sản xuất Conjugate huỳnh quang chẩn đoán bệnh tiên mao trùng và so sánh độ nhạy của nó với các phương pháp chuẩn khác", Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y, tập II, số 2.
29. Lương Tố Thu, Lê Ngọc Mỹ (1996), "Nghiên cứu ứng dụng các phương pháp ngưng kết trên bản nhựa (CATT) để chẩn đoán tình hình bệnh tiên
mao trùng (do T. evansi) trên đàn trâu ở Việt Nam", Tạp chí Khoa học kỹ
thuật Thú y, tập IV, số 2.
30.Hồ Thị thuận, Nguyễn Hữu Hưng, Phạm Văn Sơn (1993), ”Kết quả điều tra và điều trị Trypanosoma evansi tại một số cơ sơ chăn nuôi trâu, bò
ở các tỉnh phía Nam bằng phương pháp ELISA”, Kết quả nghiên cứu
khoa học Thú y, Viện Thú y, tr. 50 – 56.
II. Tài liệu tiếng nước ngoài
31. Barry J. D., Tumer C. M. R. (1991), The diamics of antigenic variation and growth of African trypanosomes, Parasitology Today, 7, pp. 207 – 221.
32.Haridy F. M., El-Metwally M. T., Khalil H. H., Morsy T. A. (2011),
“Trypanosoma evansi in dromedary camel: with a case report of zoonosis in greater Cairo, Egypt”, J Egypt Soc Parasitol.
33. Hoare C. A. (1972), The Trypanosomes of MammaIs. A zoological
monograph, Black well scientific Publication. Oxford and Edinburgh. 34.Kumar R., Kumar S., Khurana S. K., Yadav S. C. (2013), “Development
equids of North and North-western regions of India”. Vet Parasitol, pp. 230 - 236
35.Nantulya V. M. (1994), Suratex: A simple latex aglutination antigen test for diagnosis Trypanosoma evansi infection (sura), Trop. Med.
Parasit., 45, pp. 9 - 12.
36.Nguyen Q. D., Nguyen T. T., Pham Q. P., Le N. M., Nguyen G. T., Inoue
N. (2013), “Seroprevalence of Trypanosoma evansi Infection in Water
Buffaloes from the Mountaninous Region of North Vietnam and
Effectiveness of Trypanocidal Drug Treatment”. J. Vet Med Sci.
37.Reid S. A. (2002), Command and retenue T. evansi in Autralia, Tedences Parasitology Silva Rams (1995), Pathogenesis of T. evansi infection in
dogs and horses, haematological and clinical aspects, Science Rur. 38.Rodriguez N. F., Tejedor - Junco M. T., Gonzalez - Martin M, Santana
Del Pino A., Gutierrez C. (2012), “Cross - sectional study on
prevalence of Trypanosoma evansi infection in domestic ruminants in an endemic area of the Canary Islands (Spain)”, Prev Vet Med.
39.Tamarit A., Gutierrez C., Arroyo R., Jimenez V., Zagala G., Bosch I.,
Sirvent J., Alberola J., Alonso I., Caballero C. (2010), “Trypanosoma evansi infection in mainland Spain”, Vet Parasitol, (1), pp. 74 -76.
40.Touratier L., Aims (1979), Achievements and prospects of the international
working group in Trypanosoma evansi infection, A Suroerf 5th
41.Ul Hansan M., Muhammad G., Gutierrez C., Iqbal Z., Shakoor A., Jabbar
A. (2006), “ Pravalence of Trypanosoma evansi infection in equines and camels in the Punjab region, Pakistan”. Ann N.Y. Acad Sci, pp.
322 - 324.
42.Umezawa E. S., Souza A. I., Pinedo Cancino V., Marcondes M., Marcili A., Camarrgo L.M., Caamacho A.A., Stolf A.M., Teixeira M.M. (2009), TESA – blot for the diaqnosis of Chaqas disease in doqs from
co-endemic regions for Trypanosoma cruzi, Trypanosoma evansi and Leishmania chagasi” , Acta Trop, pp. 15 – 20.
43. Van Meirvenne N., Buscher P., Aerts D. (1989), Use of the SDS detection of Trypanosomes in heamolysed blood samples, Poster, 25th.
44. Vanhamme L., Pays E. (1995), Control of gene expression in Trypanosomes, Microbiol, Reb, pp. 59.
Ảnh 1: Chuẩn bị dụng cụ, lấy máu trâu, tiêm truyền chuột
A: Chuẩn bị dụng cụ lấy máu B, C: Lấy máu tĩnh mạch cổ trâu
D: Tiêm truyền máu trâu vào chuột E: Mẫu máu trâu chờ chắt huyết thanh
MỘT SỐ HÌNH ẢNH ĐỀ TÀI
A B
C
D
Ảnh 2: Soi tiêu bản tươi và tiêu bản nhuộm
A: Soi tiêu bản nhuộm, soi tươi B: Trích máu đuôi chuột
C: Mẫu tiêu bản tươi
D: Tiêu bản nhuộm giemsa E: Tiên mao trùng trong soi tươi F: Tiên mao trùng trong tiêu bản nhuộm
E F
A B
D C
Ảnh 3: Mẫu huyết thanh trâu kiểm tra bằng Kit CATT