Ứng dụng của chitosan trong nhuộm màu

Một phần của tài liệu nghiên cứu sử dụng chitosan Việt Nam như chất kháng khuẩn cho vải bông (Trang 30)

Chitosan cũng được sử dụng trong quá trình nhuộm vật liệu dệt[41, 43]: vì chitosan có cấu trúc đa phân tử nên có ái lực rất cao đối với rất nhiều loại thuốc nhuộm, bao gồm thuốc nhuộm phân tán, trực tiếp, hoạt tính, axit, vat, sulphua… Tốc độ khuếch tán thuốc nhuộm trong chitosan tương tự với tốc độ khuếch tán trong xenlulo. Các nghiên cứu cho rằng: Quá trình hấp thụ chitosan là quá trình tỏa nhiệt: nên nhiệt độ tăng, điều này dẫn tới tăng độ hấp thụ thuốc nhuộm. Tại pH thấp hơn chitosan giải phóng amin và tích điện dương dẫn tới việc hấp dẫn những thuốc nhuộm anion.

Chitosan được ứng dụng để ngấm hút thuốc nhuộm từ dung dịch nhuộm bằng phương pháp ngấm ép sử dụng trong nghiên cứu của Gregorio Crini và các cộng sự [41]. Các tác giả đã làm nổi bật một vài mẫu đáng chú ý trong quá trình sử dụng chitosan và dẫn xuất của nó với chất liên kết ngang để di chuyển thuốc nhuộm từ dung dịch nhuộm. Nhóm tác giả đã tóm tắt một số thông tin gần đây thu được trong quá trình nghiên cứu bằng các cơ chế hấp phụ khác nhau. Họ cho thấy ảnh hưởng của các thông số như là đặc tính của chitosan, thay đổi phương pháp, bản chất hóa học của thuốc nhuộm và độ hòa tan, điều kiện sử dụng trong nghiên cứu đến khả năng ngấm sinh học và động học là điều kiện đang được xem xét và tranh luận.

Chitosan được sử dụng như tác nhân chống nhăn và tăng khả năng hấp phụ của thuốc nhuộm với vải len [43]. Ở dạng điện tích dương, chitosan có khả năng của một chất đa điện ly cation, tạo thành những dung dịch nhớt và tác dụng với các phân tử mang điện trái dấu. Do vậy cần xử lý len gần điểm đẳng điện, gây ít tổn hại xơ nhất và có chất lượng cao nhất. Một phương pháp sinh thái để chống nhăn vải len dựa trên cơ sở xử lý trước enzym và gắn chitosan trên vải. Phương pháp xử lý trước enzym có tác dụng quan trọng tới tính chống nhăn. Nó cũng tăng động năng của các phân tử nhuộm và làm giảm độ kỵ nước.

Trong quá trình nhuộm vải bông, ngành công nghiệp dệt vải gặp nhiều vấn đề khi nhuộm vải bông từ nhiều nguồn gốc khác nhau. Bông không hấp thụ đều thuốc nhuộm và tạo nên các đốm nhỏ màu trắng. Việc này chủ yếu gặp ở các loại bông chưa chín được gọi là nep. Mehta và cộng sự[74] đã báo cáo rằng vải bông được xử lý trước với chitosan cải thiện đáng kể khả năng nhuộm màu các nep. Sau khi nhuộm với thuốc nhuộm hoạt tính theo qui trình tiêu chuẩn, vải nhuộm được xử lý với chitosan bằng phương pháp tận trích hoặc ngấm ép cuộn ủ. Tuy nhiên, sau khi nhuộm lại với 0,1- 0,2% thuốc nhuộm, nep được bao phủ gần như hoàn toàn. Độ bao phủ bông non làm tăng chất lượng vải nhuộm.

Đặc tính đa chức năng của vải bông đã được xử lý với chitosan và dẫn xuất của carboxymethyl chitosan tan trong nước được nghiên cứu bởi Deepti Gupta và Adane Haile [35]. Kết quả cho thấy vải bông sau xử lý có khả năng nhuộm tốt hơn với thuốc nhuộm trực tiếp và thuốc nhuộm hoạt tính. Vải bông đã xử lý bằng chitosan có thể nhuộm màu nhạt, màu tươi sáng với thuốc nhuộm cation có độ bền giặt cao. Mẫu vải được xử lý cho thấy hoạt tính kháng khuẩn tốt chống lại Escherichia coli và Staphylococcus aureus ở nồng độ 0,1% cũng như cải thiện sự phục hồi nếp nhăn. Hiệu quả cho thấy có độ bền đối với 05 chu kỳ giặt.

Dan Xu và các cộng sự [33] đã nghiên cứu Hydrogel chitosan để làm thay đổi sự di chuyển của thuốc nhuộm Axit tại môi trường pH cao. Hydrogel chitosan đã bị thay đổi với

18

dung dịch (NH4)2SO4 bằng cách sử dụng theo hai phương pháp và đã kiểm tra nhuộm nhiều lần trong thuốc nhuộm axit với pH = 8,2. Sự có mặt của chitosan làm thay đổi cải thiện đáng kể hiệu suất ngấm hút thuốc nhuộm đối với hai mẫu thuốc nhuộm: Thuốc nhuộm axit orang 7 và axit red 18. Cụ thể, hiệu suất đạt khoảng 7,4 và cao hơn 14,4 lần so với chitosan tự nhiên, tương ứng, cùng điều kiện. Cơ chế trao đổi ion hấp phụ thuốc nhuộm trên các mẫu thay đổi được đề xuất và xác nhận bằng quang phổ FTIR. Sự cải tiến trong thí nghiệm chỉ ra rằng các mẫu có thể đã ngấm hút hết thuốc nhuộm gần như hoàn toàn với dung dịch NaOH, khi hiệu suất tiếp tục giữ lại ở mức độ lớn ngay cả sau 20 chu kỳ của sự hấp thụ tái sinh - quá trình thay đổi - tương ứng.

Lidija Fras-Zemljic và các cộng sự [54] đã đề cập tới chất lượng và nhận biết chất lượng của chitosan trên nền vải visco có nhóm hoạt động bề mặt như là sự thay đổi bằng 2 fenola hóa học giống nhau, đó là fisetin và quercetin. Nhóm tác giả đã sử dụng phương pháp đo phổ sử dụng thuốc nhuộm C.I Axit Orange 7 để xác định nhóm amin. Sau cùng, vải được đánh giá tính chất chống oxihóa và chống vi khuẩn.

Một phần của tài liệu nghiên cứu sử dụng chitosan Việt Nam như chất kháng khuẩn cho vải bông (Trang 30)