Chitosan và vải bông không thể liên kết hoá trị với nhau. Để tạo được liên kết hóa trị bền vững giữa vải bông và chitosan người ta phải tạo ra các cầu nối giữa vải bông và chitosan thông qua các chất liên kết ngang.
Qua các tài liệu nghiên cứu tổng quan về hoàn tất kháng khuẩn cho vải bông (bảng 1.5) cho thấy: vải bông được xử lý với chitosan có khả năng kháng khuẩn. Tuy nhiên khả năng kháng khuẩn của vải bông chỉ xử lý với riêng chitosan không bền với quá trình giặt nhiều lần trong quá trình sử dụng. Để có được hiệu quả kháng khuẩn bền với nhiều lần giặt, các nghiên cứu sử dụng một số chất liên kết ngang như: CA, BTCA, hợp chất N- dimetylol dihydroxy ethylene urea (DMDHEU). Kết quả tổng quan cho thấy rằng:
- CA được sử dụng nhiều nhất trong các nghiên cứu vì giá thành rất rẻ, mặc dù khi sử dụng CA thì vải sau xử lý sẽ bị vàng và giảm độ bền.
- So sánh với DMDHEU thì BTCA cho khả năng kháng khuẩn và độ bền kháng khuẩn cao hơn [48]. Tuy nhiên có nhiều lý do giải thích tại sao chất liên kết ngang này chưa được ngành xử lý hoàn tất hàng dệt chấp nhận:
+ BTCA là loại bột có độ hòa tan với nước thấp, tối đa là 130g/l. + BTCA khó khăn được chấp nhận trên thị trường vì giá thành quá cao. + Quá trình tạo liên kết ngang yêu cầu nhiệt độ cao.
- Vì vậy, nghiên cứu này lựa chọn chất liên kết ngang CA với chất xúc tác SHP cùng với chitosan để nghiên cứu ảnh hưởng của khối lượng phân tử của chitosan tới khả năng kháng khuẩn cho vải bông. Tiếp theo, nghiên cứu tiếp tục lựa chọn chất liên kết ngang
47
Arkofix NET (DMDHEU) đang được sử dụng phổ biến hiện nay trong công nghệ hoàn tất chống nhàu cho vải bông để so sánh với CA như vai trò chất liên kết ngang.