Ứng dụng của chitosan trong kéo sợi

Một phần của tài liệu nghiên cứu sử dụng chitosan Việt Nam như chất kháng khuẩn cho vải bông (Trang 29)

Sợi chitosan cũng dễ dàng được kéo từ dung dịch chitosan song chi phí cao nên đã hạn chế ứng dụng của nó. Các nhà khoa học đã tìm kiếm sợi hỗn hợp của chitosan với các loại sợi đang có. Sợi chitosan acetyl hóa hay các sợi chitin tái sinh có tính bền nhiệt tốt và cường lực khô cũng như cường lực ẩm được cải thiện. Sợi chitosan sau khi biến đổi hóa học, tính chất cơ lý được cải thiện nhưng vẫn giữ được khả năng phân hủy và tương hợp sinh học.

Ảnh hưởng của chitosan đến hình thái và cấu tạo của vải nano kéo sợi từ fibroin tơ tằm đã được nghiên cứu bởi Won Ho Park và các cộng sự [91], kéo sợi điện tử của hỗn hợp fibroin tơ tằm (SF)/chitosan (CTS) với tỷ lệ thành phần khác nhau đã được thực hiện với axit formic như là một dung môi. Hỗn hợp SF/CTS bao gồm 30% lượng CTS có thể là xơ ngắn kết hợp vào cấu trúc của xơ filament, mặc dù CTS nguyên chất đã không thể kéo sợi xơ ngắn thành cấu trúc của xơ sợi. Hỗn hợp SF/CTS kéo sợi dệt vải nano có đường kính nhỏ và hẹp hơn đường kính của các sợi nano SF tinh khiết, và đường kính giảm dần từ 450 xuống 130nm với việc bổ sung của CTS trong hỗn hợp. Sợi nano SF có chứa hạt CTS đã được sản xuất với thành phần pha trộn chứa khoảng 40% chitosan.

Ching-Wen Lou và các cộng sự [29] đã sử dụng chitosan với khối lượng phân tử từ 300 - 500kDa, DD = 85% kết hợp với oxit Polyethylene với các tỷ lệ khác nhau trên vải bằng phương pháp tĩnh điện để tăng khả năng thẩm thấu. Nhóm tác giả đã pha trộn hỗn hợp PEO/chitosan theo các tỷ lệ: 100:0; 80:20; 60:40; 20:80 và 0:100 trong 1% CH3COOH. Kết quả chỉ ra rằng tỷ lệ PEO/chitosan 60:40 có hình thái học của màng là tối ưu và đường kính của sợi giảm từ 200nm xuống 30nm, ứng dụng làm những bộ phận để bó bột hoặc băng bó vết thương.

Một phần của tài liệu nghiên cứu sử dụng chitosan Việt Nam như chất kháng khuẩn cho vải bông (Trang 29)