Vải bông

Một phần của tài liệu nghiên cứu sử dụng chitosan Việt Nam như chất kháng khuẩn cho vải bông (Trang 57)

Vải bông là loại vải có tiềm năng ứng dụng nhiều trong lĩnh vực may mặc bởi các tính chất ưu việt: mềm mại, thoáng khí, thấm hút mồ hôi, đảm bảo tính tiện nghi và đặc biệt không gây dị ứng cho người mặc, vì các lý do trên vải được sử dụng rộng rãi trong may mặc dân dụng và chuyên dụng. Nhưng bên cạnh đó khi sử dụng vải bông cũng có một số nhược điểm như dễ bị vi khuẩn tấn công, dễ nhàu, dễ bị lão hóa khi xử lý ở nhiệt độ cao. Khả năng giữ ẩm cao của xơ bông, kết hợp với các thành phần như protein, mỡ, khoáng có trong xơ là môi trường khá lý tưởng để vi khuẩn xâm nhập, trú ngụ và phát triển trên vải đặc biệt đối với các mục đích sử dụng trong môi trường độ ẩm và nhiệt độ cao thuận lợi cho vi khuẩn phát triển như quần áo lót, tất, khăn tắm, khăn lau nhà bếp hay sản phẩm dệt trong môi trường y tế. Vì vậy xử lý kháng khuẩn cho vải bông là yêu cầu của nhiều sản phẩm may mặc dân dụng và chuyên dụng, tuy nhiên quá trình xử lý kháng khuẩn đòi hỏi đáp ứng các tiêu chí về an toàn sinh thái sản xuất và môi trường, đặc biệt sản phẩm phải đảm bảo tính sinh thái may mặc. Từ các yêu cầu trên, việc sử dụng chitosan được cho là chất kháng khuẩn thiên nhiên rất thân thiện với môi trường để xử lý kháng khuẩn cho vải bông sẽ là giải pháp hoàn hảo.

Xenlulo là thành phần chính của xơ bông (chiếm 94 – 96%) [4, 6]. Mạch đại phân tử của xenlulo tạo thành từ các khâu đơn giản nhất là anhiđric d-gluco (hay gọi tắt là gốc gluco) liên kết với nhau bằng mối liên kết glucozit ở nguyên tử cacbon 1-4 . Mỗi gốc gluco (trừ hai gốc ở đầu mạch) chứa ba nhóm hydroxyl (OH) ở các nguyên tử cacbon thứ 2, 3 và 6. Các nhóm chức này làm cho xenlulo có khả năng hút ẩm tốt và có khả năng tham gia vào phản ứng trong các môi trường axit và môi trường kiềm.

Hình 2.1: Cấu trúc hóa học của xenlulo (nguồn:[69])

Vải bông sử dụng trong nghiên cứu xử lý kháng khuẩn của luận án là vải bông dệt thoi, kiểu dệt vân chéo được sản xuất tại công ty cổ phần Dệt Nam Định. Vải đã được xử lý trước qua các công đoạn: đốt lông, rũ hồ, nấu, tẩy, làm bóng và giặt sạch hóa chất (pH = 7). Các chỉ tiêu kỹ thuật chính của vải nghiên cứu được nêu trong bảng 2.1.

45

Bảng 2.1: Các chỉ tiêu kỹ thuật của vải bông

Kiểu dệt

Chi số sợi (Ne) Mật độ vải (sợi/10cm)

Khối lượng (g/m2) Dọc Ngang Hướng dọc Hướng ngang

Chéo 2/1 34 16 410 175 230

Một phần của tài liệu nghiên cứu sử dụng chitosan Việt Nam như chất kháng khuẩn cho vải bông (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)