Văn bản hành chính

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn thi tuyển công chức năm 2015 môn kiến thức chung (Trang 69)

II. CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC.

3. Cải cách hành chính nhà nước ở Việt Nam

2.2. Văn bản hành chính

Văn bản hành chính đƣợc ban hành để giải quyết các vụ việc cụ thể liên quan đến quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm pháp lý của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; để chuyển đạt thông tin trong hoạt động quản lý, điều hành của các cơ quan nhà nƣớc.

Văn bản hành chính bao gồm: Văn bản hành chính cá biệt và văn bản hành chính thông thƣờng.

-Văn bản hành chính cá biệt (Văn bản áp dụng pháp luật): Là những quyết

định quản lý hành chính thành văn mang tính áp dụng pháp luật do cơ quan, công chức nhà nƣớc có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục nhất định nhằm cá biệt hoá các quy phạm pháp luật, đƣa ra quy tắc xử sự riêng đƣợc áp dụng môt lần đối với một hoặc một nhóm đối tƣợng cụ thể. Văn bản hành chính cá biệt có các đặc điểm:

+ Do cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền ban hành;

+ Thuộc loại văn bản áp dụng pháp luật, đƣợc ban hành trên cơ sở văn bản quy phạm pháp luật;

+ Nhằm giải quyết các vụ việc cụ thể, cá biệt, trực tiếp làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt các quan hệ pháp lý nhất định;

+ Áp dụng một lần đối với đối tƣợng cụ thể, trong phạm vi đƣợc chỉ rõ. + Có tính đơn phƣơng và bắt buộc thi hành ngay;

+ Hình thức tên gọi: Nghị quyết; Quyết định; Chỉ thị (cá biệt)

- Văn bản hành chính thông thường: Là những văn bản mang tính thông tin điều hành dùng để giao dịch, trao đổi, phản ánh tình hình, ghi chép công việc trong các cơ quan, tổ chức... (Công văn, Tờ trình, Báo cáo, Biên bản, Đề án, Kế hoạch, Hợp đồng, Các loại giấy, Các loại phiếu…)

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn thi tuyển công chức năm 2015 môn kiến thức chung (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)