0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Quá trình cải cách hành chính nhà nƣớc ở Việt Nam

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU ÔN THI TUYỂN CÔNG CHỨC NĂM 2015 MÔN KIẾN THỨC CHUNG (Trang 58 -58 )

II. CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC.

3. Cải cách hành chính nhà nước ở Việt Nam

3.2. Quá trình cải cách hành chính nhà nƣớc ở Việt Nam

Cải cách hành chính để hƣớng tới xây dựng một nền hành chính hoạt động có hiệu lực và hiệu quả là mong muốn của bất kỳ nhà nƣớc nào, do đó, cải cách hành chính xuất hiện và tồn tại cùng với sự xuất hiện và tồn tại của nhà nƣớc. Kể từ khi Đảng và Nhà nƣớc ta tiến hành công cuộc đổi mới, có thể chia cải cách hành chính nhà nƣớc thành 4 giai đoạn chủ yếu sau:

- Giai đoạn 1986-1995: Đây là giai đoạn xây dựng nền tảng cho cải cách hành chính. Hoạt động cải cách hành chính mặc dù vẫn đƣợc quan tâm nhƣng vẫn nằm trong khuôn khổ của những cải cách nhà nƣớc nói chung để phục vụ cho quá trình bắt đầu chuyển dịch nền kinh tế.

- Giai đoạn 1995-2001: Cùng với Hội nghị trung ƣơng 8 (Khóa VII) năm 1995, cải cách hành chính đƣợc xác định là trọng tâm của hoạt động cải cách nhà nƣớc. Vai trò của cải cách hành chính đã đƣợc khẳng định và những hoạt động cải cách hành chính ngày càng đi vào chiều sâu, tác động mạnh mẽ đến đời sống xã hội, trở thành động lực thúc đẩy tiến trình đổi mới.

- Giai đoạn 2001-2010: Để cụ thể hoá định hƣớng CCHC của Đảng và Nhà nƣớc, ngày 17 tháng 9 năm 2001, Thủ tƣớng Chính phủ đã ra Quyết định 136/2001/QĐ-TTg ban hành Chƣơng trình tổng thể CCHC giai đoạn 2001-2010 xác lập khung pháp lý cơ bản cho các hoạt động CCHC của mọi cấp, mọi ngành trong giai đoạn 2001-2010. Bên cạnh mục tiêu chung là: “Xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại hoá, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả theo nguyên tắc của Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa dƣới sự lãnh đạo của Đảng; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu của công cuộc xây dựng, phát triển đất nƣớc. Đến năm 2010, hệ thống hành chính về cơ bản đƣợc cải cách phù hợp với yêu cầu quản lý nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa”, Chƣơng trình tổng thể cũng đã xác định 9 mục tiêu cụ thể, 5 nội dung cải cách hành chính (cải cách thể chế hành chính nhà nƣớc, cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nƣớc, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức; cải cách tài chính công và hiện đại hóa nền hành chính), 7 chƣơng trình hành động và 5 giải pháp thực hiện, đồng thời xác định rõ trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phƣơng các cấp trong tổ chức triển khai thực hiện. Việc thực hiện Chƣơng trình tổng thể cải cách hành chính nhà nƣớc giai đoạn 2001-2010 đã mang lại những kết quả to lớn, nâng cao chất lƣợng hoạt động của bộ máy hành chính nhà nƣớc trên cả 5 nội dung. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công đạt đƣợc, nền hành chính vẫn còn bộc lộ nhiều nhƣợc điểm, chƣa đáp ứng các yêu cầu của tiến trình đổi mới đang đi vào chiều sâu. Vì vậy, tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính trong giai đoạn sắp tới vẫn là yêu cầu cấp thiết.

Trang 58

- Giai đoạn từ 2011 đến nay: trên cơ sở đánh giá khách quan và nghiêm túc những thành tựu đạt đƣợc và những bất cập còn tồn tại trong quá trình thực hiện cải cách hành chính giai đoạn 2001-2010, Chính phủ đã ban hành Chƣơng

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU ÔN THI TUYỂN CÔNG CHỨC NĂM 2015 MÔN KIẾN THỨC CHUNG (Trang 58 -58 )

×