Bên cạnh các yếu tố khách quan được nêu ở trên thì tình hình tài chính của doanh nghiệp còn bị tác động bởi các nhân tố chủ quan bên trong. Tác động của các yếu tố này tuy chỉ ảnh hưởng riêng đến doanh nghiệp nhưng cũng là yếu tố quyết định rất quan trọng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp.
- Lĩnh vực sản xuất kinh doanh
Bất cứ một doanh nghiệp nào khi tham gia vào lĩnh vực, ngành nghề cụ thể cũng cũng kì vọng vào việc sinh lời và hoạt động có hiệu quả cao. Tuy nhiên lĩnh vực kinh doanh cũng là nhân tố chủ quan đầu tiên ảnh hưởng tới tình hình tài chính của doanh nghiệp qua từng thời kì. Nếu như doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực có nhiều biến động theo thị trường như: bất động sản, chứng khoán, ngân hàng,... thì vấn đề đầu tiên phải tính tới đó là các rủi ro trong kinh doanh. Tuy nhiên rủi ro càng cao thì kì vọng lợi nhuận thu được lại càng lớn. Do đó nhà quản lý doanh nghiệp phải định hướng được cơ cấu nguồn vốn của mình phân bổ tương ứng với cơ cấu tài sản và chi phí kinh doanh sao cho phù hợp với lĩnh vực đang theo đuổi.
Hơn thế nữa, ngành nghề kinh doanh cũng là nhân tố quyết định đến chu kì sản xuất kinh doanh và tình hình luân chuyển vốn của mỗi doanh nghiệp. Những ngành nghề như: thực phẩm, thương mại, dịch vụ,... có khả năng thu hồi vốn nhanh vì đầu tư nhiều vào tài sản ngắn hạn. Trong khi đó các ngành nghề đòi hỏi đầu tư vào tài sản dài hạn và trích khấu hao qua nhiều năm như: xây dựng, năng lượng, khoáng sản,… thì có thời gian luân chuyển vốn dài hơn rất nhiều.
Với mỗi giai đoạn trong chu kì sản xuất của mình thì tình hình tài chính của doanh nghiệp cũng sẽ có những thay đổi hoàn toàn khác nhau. Khi vào đúng thời kì cao điểm của hoạt động sản xuất kinh doanh thì nhu cầu vốn lưu động của công ty cũng sẽ biến đổi và đòi hỏi phải có các nguồn tài trợ để cung ứng đầy đủ và kịp thời để tiến trình kinh doanh không bị gián đoạn. Do đó mà nhà quản trị phải hết sức khéo léo để có thể duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định và hiệu quả, kèm theo đó là việc đảm bảo khả năng quản lý và cân đối tốt các nguồn tài trợ của mình.
Thêm vào đó, những doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có tính chất thời vụ lại hay gặp khó khăn trong việc cân đối giữa thu và chi bằng tiền giữa các thời kỳ ở trong năm. Sở dĩ như vậy vì thời kì họ cần nhiều vốn để sản xuất kinh doanh thì lượng tiền mặt lại thiếu hụt do đó việc chi trả, thanh toán tức thời sẽ không được đánh giá tốt. Điều này nhắc nhở những nhà quản lý tài chính cần xây dựng những chiến lược thích hợp cho quản lý sử dụng và bảo toàn vốn lưu động và cân đối được thu - chi tiền tệ của mình ở mỗi thời kì kinh doanh.
- Quan điểm của doanh nghiệp:
Bất cứ doanh nghiệp nào cũng phải có một xu hướng quản lý tài chính riêng của mình. Đây là yếu tố do chính những người chủ của doanh nghiệp quyết định và là kim chỉ Nam cho mọi hoạt động tài tích của bản thân doanh nghiệp đó. Với những người kì vọng vào việc sẽ tiềm kiếm và gia tăng lợi nhuận, họ sẽ quản lý vốn của mình theo chiến lược quản lý vốn mạo hiểm. Tuy nhiên có rất nhiều rủi ro trên thị trường mà doanh nghiệp dễ gặp phải, do đó, nhiều nhà quản trị lại muốn quản trị nguồn vốn của mình một cách thận trọng.
Rất khó để có thể đánh giá đâu là chiến lược tốt hơn nhưng đối với mỗi cách thức nhà quản trị sẽ phải có hàng loạt các bước đi cụ thể để mang lại hiệu quả tài chính tốt nhất cho doanh nghiệp và phù hợp với định hướng ban đầu.
CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN