Hạn chế và nguyên nhân:

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH Phát triển sản phẩm công nghệ mới (Trang 86)

Không cân đối giữa doanh thu và lợi nhuận sau thuế

Nhận xét khái quát, tình hình lợi nhuận sau thuế hàng năm của Công ty đều dương trong giai đoạn 2011 - 2013. Tuy vậy, lợi nhuận sau thuế thu được lại không cân xứng với doanh thu thuần có được. Đặc biệt như trong năm 2013 doanh thu thuần cực kì lớn nhưng lợi nhuận thu về lại không tốt bằng 2 năm trước đó. Mức chênh lệch quá lớn này do các chi phí quản lý và bán hàng phát sinh quá lớn. Đặc biệt trong tình hình cả nền kinh tế Việt Nam chưa có dấu hiệu tăng trưởng tốt, vì thế doanh nghiệp rất khó có thể quản lý được các chi phí phát sinh mỗi năm. Trong khi đó, Công ty đang muốn mở rộng thị trường và nâng cao thương hiệu của mình hơn nữa. Có thể việc bỏ ra chi phí trong những năm đầu cơ cấu lại hướng đi và định hướng phát triển sẽ làm các khoản mục chi phí tăng cao. Thế nhưng để có thể phát triển bền vững và mạnh mẽ trong tương lai thì đây chính là chiến lược “Thả con săn sắt, bắt con cá rô” mà lãnh

đạo doanh nghiệp đang âm thầm thực hiện. Mặc dù hướng đi của doanh nghiệp như thế nào thì ban giám đốc cũng nên cân nhắc và quản lý thu - chi thật tốt để công ty có thể đem về mức lợi nhuận tối ưu hàng năm, tránh việc theo đuổi mục tiêu lợi nhuận mà quên đi công tác quản lý chi phí trong doanh nghiệp.

Khả năng quản lý Tài sản chưa tốt

Là một công ty nhỏ và là công ty sản xuất trong ngành thực phẩm nên Công ty TNHH Phát triển Sản phẩm mới Công nghệ mới luôn có hiệu suất sử dụng tài sản của mình để tạo ra doanh thu thuần khá nhỏ. Nhìn chung chỉ tiêu này chưa được tốt, nhất là khi so sánh với chỉ tiêu trung bình của ngành thực phẩm. Chỉ số của ngành này cao sở dĩ vì hầu hết tỉ trọng tài sản lưu động sẽ là tài sản mà các doanh nghiệp duy trì trọng số lớn (trừ những công ty cần đầu tư dây chuyền, công nghệ và máy móc với giá trị lớn, chuyên dụng). Tài sản lưu động sẽ có vòng quay trong vòng 1 năm và thu lại nhanh chóng nhờ số tiền doanh thu bán hàng đem về, vì thế hiệu suất sử dụng tài sản của ngành khá cao. Tuy vậy Công ty TNHH Phát triển Sản phẩm mới Công nghệ mới chưa quản lý tài sản của mình thật tốt. Nguyên nhân do TSDH được đầu tư quá nhiều nhưng không phải vào máy móc mà là các khoản đầu tư tài chính dài hạn cho các công ty liên kết với doanh nghiệp. Khoản đầu tư khoảng 31 tỷ này không có biến động trong 3 năm và cũng không đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp đã dẫn đến việc chỉ số hiệu suất sử dụng tài sản tạo ra doanh thu của công ty bị thấp đi.

Khả năng sinh lời quá thấp so với ngành

Để đánh giá được thực sự hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp thì ta vẫn phải đánh giá các chỉ tiêu về khả năng sinh lời. Tuy nhiên, qua quá trình phân tích ta nhận thấy Công ty TNHH Phát triển Sản phẩm mới Công nghệ mới thực sự chưa tạo ra doanh thu thật tốt từ chính doanh thu thuần, nguồn vốn chủ sở hữu và tài sản của doanh nghiệp. Trong 3 chỉ tiêu chỉ có ROS mang giá trị lớn nhất, còn lại 2 chỉ tiêu ROA và ROE tuy lớn hơn 0 nhưng lại mang giá trị quá nhỏ. Hơn thế nữa trong 3 năm 2011 - 2013, tình hình biến động của cả 3 chỉ số khá thất thường do phụ thuộc nhiều vào lợi nhuận sau thuế. Đặc biệt khi so sánh với chỉ tiêu này của ngành thực phẩm, ta lại càng thấy rõ hơn sự chênh lệnh khá lớn. Có thể Công ty là một doanh nghiệp nhỏ nhưng với mức lợi nhuận đạt được hàng năm cũng là khá tốt nếu xét trên quy mô vốn không lớn lắm. Do đó, trong tương lai gần công ty cần có các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao khả năng sinh lời của mình.

78

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH Ở CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM MỚI CÔNG NGHỆ MỚI 3.1. Mục tiêu, phương hướng sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm của Công ty trong thời gian tới:

Mục tiêu trên hết của toàn bộ Công ty TNHH Phát triển Sản phẩm mới Công nghệ mới là không ngừng mở rộng thị trường, tìm kiếm bạn hàng mới, giữ được các khách hàng truyền thống của mình. Nâng cao thương hiệu gây sự chú ý đến nhà đầu tư và khách hàng, phấn đấu tìm nguồn cung cấp nguyên vật liệu ổn định và thuận lợi cho quá trình sản xuất của Công ty.

Tiếp tục phát triển thương hiệu “Bánh bao Malai” trở thành một thương hiệu mạnh dẫn đầu trong tiểu ngành sản xuất bánh bao. Tiếp tục đầu tư công nghệ hiện đại để nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá thành, cạnh tranh được với mặt hàng cùng loại trên thị trường. Mở rộng thị trường khu vực miền Bắc đồng thời từng bước thâm nhập vào sâu hơn thị trường miền Trung và miền Nam bằng việc duy trì sản phẩm truyền thống có thế mạnh cạnh tranh, đa dạng hoá sản phẩm và không ngừng nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm, đa dạng hóa các chủng loại mẫu mã.

Chú trọng phát triển nguồn nhân lực có trình độ để nắm bắt công nghệ mới, tăng cường cải tiến bộ máy quản lý, kiện toàn bộ phận kỹ thuật. Nâng cao thành tựu trong hoạt động sản xuất kinh doanh và duy trì hiệu quả quản lý hệ thống chất lượng, nâng cao thu nhập của người lao động trên cơ sở hiệu quả sản xuất kinh doanh, tiếp tục thực hiện cơ chế quản lý mới.

Thực hiện dự án đổi mới thiết bị công nghệ theo kịp với nhu cầu của thị trường, nâng cấp hệ thống nhà xưởng, văn phòng, trang thiết bị và điều kiện làm việc cho công nhân viên. Cải thiện điều kiện làm việc và nâng cao thu nhập cho cán bộ công nhân viên, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, phát triển Công ty ngày càng lớn mạnh, bền vững.

Huy động vốn của của khách hàng và nhà cung cấp khéo léo nhằm nâng cao năng lực tài chính của Công ty, tạo điều kiện đổi mới công nghệ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường, tạo điều kiện để người lao động, các cổ đông và những người góp vốn thực sự làm chủ. Thiết lập phương thức quản lý tiên tiến tạo động lực để Công ty hoạt động có hiệu quả cao, tạo việc làm ổn định và nâng cao thu nhập của người lao động, nâng cao lợi nhuận hàng năm, tăng nguồn thu ngân sách nhà nước. Phát triển nội lực vững mạnh, kết hợp liên doanh, liên kết với các đối tác trong và

ngoài nước dưới nhiều hình thức nhằm mở rộng thị trường, tăng cường sức mạnh nội tại cho Công ty và hướng tới xuất khẩu nếu có triển vọng.

3.2. Các thế mạnh và hạn chế của Công ty TNHH Phát triển Sản phẩm mới Công nghệ mới: Công nghệ mới:

Giai đoạn 2011 - 2013 là một thời kì khá khó khăn với hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam. Năm 2013 được đánh giá là thời kỳ thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, nguồn vốn hạn chế khiến cho môi trường kinh doanh không mấy khả quan so với năm 2012. Xu hướng Doanh nghiệp phá sản hoặc giải thể vẫn tiếp tục, với 60.000 doanh nghiệp biến mất trong năm 2013. Và hơn 100.000 doanh nghiệp đã phá sản trong hai năm liền trước đó là những con số phản ánh rõ nét nhất khó khăn của các doanh nghiệp trong giai đoạn này. Xét với cá nhân Công ty có những tình hình cụ thể sau:

3.2.1. Thuận lợi

Chính trị ổn định: Nước ta là một nước có nền chính trị tương đối ổn định so

với các nước trong khu vực cũng như trên thế giới. Điều này chính là một thế mạnh giúp cho các doanh nghiệp không những trong nước lần nước ngoài làm việc tại Việt Nam có thể sản xuất liên tục và phát triển ổn định.

Nguồn lao động: Việt Nam là nước có nguồn lao động dồi dào và chi phí thuê

nhân công tương đối thấp so với các nước khác. Bên cạnh đó, chất lượng giáo dục đang ngày càng được cải thiện, chất lượng đầu ra tại các trường đại học trong nước cũng như là các trường đào tạo - dạy nghề ngày càng cao. Đối với mỗi doanh nghiệp như Công ty TNHH Phát triển Sản phẩm mới Công nghệ mới có được nhân công giá rẻ đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất thực phẩm thì là lợi thế vô cùng to lớn.

Ít đối thủ cạnh tranh: Trên thị trường sản xuất bánh bao hiện nay đặc biệt tại miền Bắc thì Công ty TNHH Phát triển Sản phẩm mới Công nghệ mới chỉ có 1 vài đối thủ cạnh tranh. Đối thủ lớn nhất là Công ty Phú Mỹ Bakery. Thế nhưng với chất lượng vượt trội hơn hẳn đã được rất nhiều khách hàng tin dùng và yêu mến lâu năm thì thương hiệu “Malai Bakery” vẫn có vị trí dẫn đầu trên thị trường miền Bắc.

3.2.2. Khó khăn

Bối cảnh nền kinh tế: Có thể nói, mặc dù lạm phát đã có phần giảm nhưng vẫn ở

mức khá cao. Vì vậy, Công ty vẫn phải đối mặt với những khó khăn do biến đổi dồn dập về giá cả của hầu hết các mặt hàng, yếu tố đầu vào trong nước. Một trong những yếu tố gây ảnh hưởng tới ngành sản xuất kinh doanh là giá cả xăng dầu và nguyên vật liệu không ổn định. Thời gian vừa qua, giá xăng dầu tăng gây ra tăng chi phí chung, biến động thất thường của giá hàng hóa nhập khẩu khiến nhiều ngành nghề ngưng trệ. Điều này cũng tác động lớn đến doanh nghiệp, khiến chi phí đầu vào tăng cao, làm giảm lợi nhuận thuần.

80

Vấn đề cạnh tranh: Tình hình khó khăn chung của toàn nền kinh tế đã tạo ra sự

cạnh tranh gay gắt trong tất cả các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực sản xuất, thực phẩm. Vì vậy sự cạnh tranh trong tìm kiếm cơ hội kinh doanh, đứng vững và phát triển trên thị trường là thách thức đặt ra cho Công ty. Ngoài việc tìm khách hàng mới Công ty phải có các chính sách để giữ khách hàng cũ, khách hàng lâu năm của mình. Hơn nữa quá trình hội nhập quốc tế gây ra khó khăn trong việc cạnh tranh với các sản phẩm bánh ngoại nhập.

Phía khách hàng: Các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm ngày càng nghiêm

ngặt và tình hình môi trường thực phẩm ở Việt Nam còn quản lí chưa tốt nên khách hàng ngày càng yêu cầu khắt khe hơn. Hơn thế nữa, phần lớn dân cư Việt Nam ngày càng có xu hướng sính ngoại, do đó để sản phẩm có giữ vữ ng vị thế trên thị trường thì quả thật là thách thức to lớn mà doanh nghiệp phải nỗ lực vượt qua.

3.3. Giải pháp cải thiện tình hình tài chính của Công ty

3.3.1. Giải pháp cho các khoản phải thu khách hàng và các chính sách hỗ trợ nhà

cung cấp:

Trong kinh doanh thì vốn chính là nhân tố then chốt quyết định đến quy mô và khả năng kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Để nguồn tài chính trong doanh nghiệp được sử dụng hiệu quả thì Công ty phải tránh bị chiếm dụng vốn bởi khách hàng đồng thời tận dụng khoản tiền chiếm dụng tạm thời của nợ phải trả. Công ty vẫn bị khách hàng chiếm dụng vốn khá nhiều, đặc biệt sau giai đoạn mở rộng thành công thị trường thì phải thu khách hàng cũng tăng lên với tốc độ không nhỏ. Do vậy trong thời gian tới Công ty phải có các chính sách bán hàng và tín dụng thương mại hợp lý để có thể làm cho vốn bị chiếm dụng ở mức tương đối, làm tăng vòng quay các khoản phải thu đồng thời giảm các khoản phải trả.

Trong 3 năm, các khoản thu ngắn hạn luôn ở mức cao ở ngưỡng 2 tỉ mỗi năm, nhất là năm 2013 lên tới 2.449.450.626 VND. Trong khi đó, các khoản phải trả người bán cũng tăng nhưng không bằng các khoản phải thu, năm 2013 cao nhất đạt mức 14.086.397.633 VND. Điều này chứng tỏ công ty đã có mối quan hệ rất tốt với nhà cung cấp và luôn nắm chắc được nguồn vốn nợ. Tuy nhiên việc quá lạm dụng, chiếm hữu vốn của doanh nghiệp khác có thể ảnh hưởng tới mối quan hệ lâu dài giữa 2 bên.

Xây dựng mối quan hệ bền chặt với nhà cung cấp:

Qua việc phân tích chỉ số vòng quay các khoản phải trả của Công ty trong 3 năm, ta nhận thấy doanh nghiệp thực sự chiếm dụng tương đối nguồn vốn của các nhà cung cấp. Đối với Công ty có 2 loại nhà cung cấp: nhà cung cấp nguyên vật liệu để sản xuất bánh bao và nhà cung cấp máy móc, thiết bị để Công ty thực hiện dịch vụ thương mại. Hầu hết khoản vốn Công ty đang chiếm dụng là của loại nhà cung cấp thứ hai. Do vậy,

ban lãnh đạo nên chủ động thanh toán sớm hơn những nguyên vật liệu đầu vào để gây dựng chặt chẽ niềm tin của nhà cung cấp và trả bớt một phần nào tiền máy móc đã nhập. Tránh việc chiếm dụng vốn của họ quá lâu cho dù là hai doanh nghiệp có mối quan hệ hợp tác đặc biệt vì như vậy rất dễ làm họ đánh giá không tốt về khả năng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Đồng thời đánh giá tín dụng của Công ty sẽ bị xấu đi, khó duy trì được sự hợp tác lâu dài.

Quản lý khoản phải thu khách hàng

Qua việc phân tích các khoản phải thu ta thấy được quy mô của các khoản này tăng qua các năm, nhất là trong năm 2013 công ty có hệ số vòng quay các khoản phải thu lớn nhất chứng tỏ Công ty thu tiền về nhanh và không bị chiếm dụng vốn quá lâu. Tuy vậy, để nâng cao hơn nữa tình hình tài chính doanh nghiệp nên tiến hành giảm các khoản phải thu khách hàng nhằm nâng cao hiệu quả thu hồi công nợ, hiệu quả sử dụng vốn, cải thiện tình hình lưu chuyển tiền thuần trong kì và tránh rủi ro ở mức tốt nhất nếu xảy ra trường hợp khách hàng mất khả năng thanh toán

Để quản lý được hiệu quả, doanh nghiệp nên xây dựng cho mình một hệ thống cụ thể trong việc cấp tín dụng cho khách hàng. Ta có thể sử dụng mô hình Alman - mô hình phản ánh chất lượng tín dụng và các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng qua việc mô hình hóa các chỉ tiêu tài chính. Từ đó có thể xếp hạng tín nhiệm và tính toán xác xuất vỡ nợ thông qua những đặc điểm tài chính cơ bản của khách hàng. Z là đại lượng đo tổng hợp để phân loại các mức rủi ro của khách hàng:

Z = 1,2*X1 + 1,4*X2 + 3,3*X3 + 0,6*X4 + 1*X5

Bảng 3.1. Trọng số giá trị các biến trong mô hình Alman

Biến số Trọng số

Vốn lưu động ròng/ Tổng Tài sản (X1) 1,2 Lợi nhuận để lại/ Tổng Tài sản (X2) 1,4 Lợi nhuận trước thuế và lãi vay/ Tổng Tài sản (X3) 3,3 Thị giá cổ phiếu/ Giá trị ghi sổ nợ dài hạn (X4) 0,6

Doanh thu/ Tổng Tài sản (X5) 1

Nguồn: [4, tr.726 -727] - Z > 2,99: khách hàng vùng an toàn. Đối với các khách hàng này công ty có thể cấp tín dụng, bán hàng trả chậm.

- 1,81 < Z < 2,99: khách hàng vùng cảnh báo, nguy cơ mất khả năng thanh toán cao. Các khách hàng thuộc vùng này ta cần xem xét mức độ, tần suất giao dịch và mức độ an toàn của khách hàng. Từ đó mới ra quyết định cấp tín dụng hay không.

82

- Z < 1,81: khách hàng vùng nguy hiểm, nguy cơ không trả được nợ hay không có khả năng thanh toán rất cao. Công ty không nên cấp tín dụng hay bán hàng trả chậm vì sẽ dẫn tới việc khó khăn trong thu hồi công nợ, thậm chí trong trường hợp xấu là không thu hồi được.

Thêm vào đó, doanh nghiệp nên áp dụng các chính sách chiết khấu không chỉ

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH Phát triển sản phẩm công nghệ mới (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)