Hàng tồn kho là một trong những tài sản có giá trị lớn và luôn chiếm trọng số ở khoảng 30% tổng Tài sản của Công ty TNHH Phát triển Sản phẩm mới Công nghệ mới. Doanh nghiệp luôn luôn mong muốn giảm số lượng hàng tồn kho tới mức thấp nhất để chi phí sản xuất cũng tiết kiệm theo. Trong khi đó, có những thời kì doanh nghiệp lại muốn gia tăng dự trữ hàng hóa, thành phẩm để tăng giá bán nếu mức cầu tăng đột biến nhằm mục tiêu thu lợi nhuận. Chính vì vậy, Công ty phải có chính sách xác định số lượng hàng tồn kho tối ưu với một chi phí tối thiểu nhằm duy trì sản lượng liên tục và đều đặn, đồng thời đủ nhu cầu của người tiêu dùng.
Đối với riêng Công ty vì hoạt động chính trong lĩnh vực sản xuất thực phẩm nên có 3 loại hàng tồn kho cần quản lý đó là
84 - Nguyên vật liệu
- Sản phẩm dở dang - Thành phẩm
Qua cả 3 năm nhận thấy việc quản lý hàng tồn kho của Công ty vẫn chưa rất tốt và sát sao, trung bình khoảng 150 ngày, đặc biệt năm 2013 chỉ có 39 ngày. Điều này khá phù hợp với công ty nhưng để hiệu quả hơn ta cần tình toán chính xác lượng đặt hàng, chi phí đặt hàng, thời gian đặt hàng bằng phương pháp cụ thể. Trong trường hợp này ta sẽ dùng phương pháp: Mô hình số lượng đặt hàng có hiệu quả (EOQ – Economic Ordering Quantity Model)
Coi như nhu cầu hàng tồn kho trong năm là cố định.
Không có biến động về giá, không có mất mát trong khâu dự trữ Chỉ phát sinh 2 loại chi phí: chi phí dự trữ và chi phí đặt hàng Thời gian của mỗi đơn hàng là cố định.
Chi phí chiết khấu hàng bán coi như bằng 0.
Không có thiếu hụt xảy ra nếu đơn đặt hàng đúng hẹn.
Bảng 3.3. Các công thức tính trong phương pháp EOQ
STT Chỉ tiêu Công thức
1 Chi phí lưu trữ hàng tồn kho trong kì 𝑄
2𝑥 𝐶 2 Chi phí đặt hàng 𝑆 𝑄 𝑥 𝑂 3 Tổng chi phí đặt hàng 𝑇𝐶 = 𝑄 2𝑥𝐶 + 𝑆 𝑄𝑥𝑂 4 Mức dự trữ tối ưu Q* = √2 𝑥𝑆𝑥𝑂 𝐶
5 Thời gian dự trữ tối ưu T* =
𝑄∗ 𝑆/365
Nguồn: [2, tr.160 – 163] Trong đó : Q: mức dự trữ hiện tại Q*: mức dự trữ kho tối ưu
S: lượng hàng cần đặt C: chi phí dự trữ kho đơn vị O: chi phí đặt hàng cố định TC: tổng chi phí đặt hàng T*: thời gian đự trữ tối ưu
Ta giả thiết hàng tồn kho của Công ty khi không tính đến các máy móc nhập về để ở tài khoản hàng hóa lưu kho bán trong tương lai và cũng không tính tới các công
cụ dụng cụ lưu trong kho với mục đích phục vụ cho quá trình sản xuất, bán hàng. Với giả định này, ta chỉ chỉ tính các nguyên vật liệu đầu vào phục vụ chính cho quá trình sản xuất bánh như sau:
Bảng 3.4. Bảng số liệu tính toán cho việc dự trữ hàng tồn kho tối ưu
TT Chỉ tiêu Giá trị Đơn vị tính
1 Lượng hàng hóa cần đặt (S) 324.350 cân
2 Chi phí đặt hàng cố định (O) 186.324 VND
3 Chi phí lưu kho đơn vị (C) 2.100 VND
4 Mức dự trữ hiện tại (Q) 3.000 cân
5 Mức dự trữ tối ưu (Q*) 2.292 cân
6 Tổng chi phí với mức dữ trữ hiện tại Q 54.644.730 VND 7 Tổng chi phí với mức dữ trữ tối ưu Q* 52.725.447 VND
8 Chi phí tiết kiệm được 1.919.282 VND
Nguồn: Tổng hợp và tính toán từ các số liệu nội bộ Từ bảng ta nhận thấy, việc áp dụng mô hình EOQ trong quản lý hàng tồn kho thì Công ty sẽ chỉ cần dữ trữ 2.292 cân chứ không phải lưu kho tới 3.000 cân như trước. Mức dữ trữ hàng năm của Công ty chưa với mức dữ trữ tối ưu vì thực sự đó chỉ dựa trên cảm tính của nhà quản trị chứ chưa có phương pháp tính toán cụ thể. Qua phương pháp EOQ, ta có thể tính chính xác đến mức tối ưu nhất. Qua đó, mức dự trữ này giúp Công ty vẫn có đủ sản lượng bánh cung cấp cho thị trường, đồng thời chi phí tiết kiệm được cho hàng tồn kho của Công ty sẽ là 1.919.282 VND. Với khoản chi phí tiết kiệm được tuy không quá lớn nhưng dẫu sao cũng góp phần giảm thiểu chi phí chung của toàn bộ doanh nghiêp, từ đó nâng cao một phần lợi nhuận.
Tuy nhiên phương pháp EOQ rất khó để tính thời gian dữ trữ thích hợp cho Công ty. Nguyên nhân do Công ty TNHH Phát triển Sản phẩm mới Công nghệ mới sản xuất mặt hàng thực phẩm có thời hạn sử dụng không được dài. Hơn thế nữa sản phẩm bánh bao lại có tính mùa vụ cao, theo nhu cầu của khách hàng thì thị trường tiêu thụ tốt hơn vào mùa lạnh. Do đó với việc sử dụng phương pháp này để tính thời gian dự trữ tối ưu gặp rất nhiều khó khăn. Trên thực tế, doanh nghiệp phải dựa vào các tài liệu, thông tin tiền nhiệm hàng năm để có thể tính toán thời gian đặt hàng và quản lý hoạt động lưu kho hợp lý.
86
KẾT LUẬN
Trong những năm qua bằng nỗ lực của mình Công ty TNHH Phát triển Sản phẩm mới Công nghệ mới đã tìm được chỗ đứng trên thị trường, tạo được uy tín đối với người tiêu dùng, sản phẩm của Công ty ngày càng phong phú đa dạng, tạo được công ăn việc làm ổn định cho người lao động. Tuy nhiên qua quá trình phân tích tình hình tài chính trong 3 năm ta nhận thấy được những thành tựu và thế mạnh nổi bật riêng có của Công ty. Bên cạnh đó, Công ty cũng còn có những hạn chế, những tồn tại cần phải khắc phục đặc biệt là trong công tác quản lý chi phí và nâng cao khả năng sinh lời của mình. Vì vậy, trong thời gian tới với đội ngũ cán bộ quản lý năng động sáng tạo, với đội ngũ công nhân lành nghề Công ty sẽ sớm giải quyết khắc phục những điểm yếu, những hạn chế đồng thời phát huy được những điểm mạnh của mình để quản lý tốt tình hình tài chính, mở rộng thị trường và nâng tầm thương hiệu.
Nội dung của khóa luận tốt nghiệp này về phân tích tình hình tài chính và một số giải pháp nâng cao hiệu quả tài chính để Công ty có thể lấy làm căn cứ cho những quyết định chiến lược sau này.
Một lần nữa, em xin cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của các thầy cô giáo trong Khoa Kinh tế của Trường Đại học Thăng Long, đặc biệt là thầy giáo Th.S Đỗ Trường Sơn và ban lãnh Công ty TNHH Phát triển Sản phẩm mới Công nghệ mới đã giúp em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này./.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, Ngày 25 tháng 03 năm 2015 Sinh viên thực hiện
PHỤ LỤC
1. Báo cáo Tài chính của Công ty TNHH Phát triển Sản phẩm mới Công nghệ mới năm 2013
2. Báo cáo Tài chính của Công ty TNHH Phát triển Sản phẩm mới Công nghệ mới năm 2013
88
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS.TS Dương Đăng Chính (2009), Giáo trình Lí thuyết Tài chính, Nhà xuất bản Học viện Tài chính, Hà Nội.
2. PGS.TS Lưu Thị Hương & PGS.TS Vũ Duy Hào (2012), Tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội
3. TS. Trần Ngọc Thơ (2003), Tài chính Doanh nghiệp hiện đại, Nhà xuất bản Thống kê, Thành phố Hồ Chí Minh.
4. PGS. TS Vũ Công Ty & TS. Bùi Văn Vần (2008), Giáo trình Tài chính Doanh nghiệp, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội
5. Bài giảng môn Tài chính doanh nghiệp 1 – Ths. Chu Thị Thu Thủy, Đại học Thăng Long, Hà Nội.
6. Financial Reporting and Analysis - CFA Curriculum Level 1
7. CFA Level 1 Book 3: Financial Reporting and Analysis, Kaplan, 2009
8. Gibson C.H. (2013), Financial Reporting & Analysis: Using Financial Accounting Information - 13th ed, South-Western.
9. Wahlen J.M. et.al. (2011),Financial Reporting, Financial Statement Analysis, and Valuation: A strategic Perspective -7th ed, South-Western
10. Thông tin về các chỉ số chứng khoán lấy từ trang Web: