Phân tích Dupont:

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH Phát triển sản phẩm công nghệ mới (Trang 31)

Mô hình Dupont là kỹ thuật có thể được sử dụng để phân tích khả năng sinh lãi của một công ty bằng các công cụ quản lí hiệu quả truyền thống. Mô hình Dupont tích hợp nhiều yếu tố của báo cáo thu nhập với bản cân đối kế toán.

- Ưu điểm:

 Tính đơn giản, dễ dàng tính toán.

 Có thể được sử dụng để thuyết phục cấp quản lí thực hiện một vài bước cải tổ nhằm chuyên nghiệp hóa chức năng thu mua và bán hàng.

- Nhược điểm:

 Không bao gồm chi phí vốn

Hiệu quả sử dụng Tài sản

ROA =Lợi nhuận sau thuế

Doanh thu thuần xDoanh thu thuầnTổng tài sản

Hay ROA = ROS x Hiệu suất sử dụng tổng Tài sản

Từ mô hình phân tích tài chính Dupont ta thấy: số vòng quay tài sản càng cao, điều đó chứng tỏ rằng sức sản xuất tài sản của doanh nghiệp càng lớn. Do vậy, để nâng cao số vòng quay của tài sản (tăng ROA), một mặt phải tăng quy mô về doanh thu thuần, mặt khác phải sử dụng tiết kiệm và hợp lí hơn cơ cấu của tổng tài sản.

Tỉ lệ lãi theo doanh thu phụ thuộc vào 2 nhân tố cơ bản là: lợi nhận thuần và doanh thu thuần, 2 nhân tố này quan hệ đồng biến. Nghĩa là doanh thu thuần tăng sẽ làm cho lợi nhận thuần tăng. Do đó, để tăng doanh thu thuần, ngoài việc phải giảm các khoản giảm trừ doanh thu, còn phải giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm,... Đồng thời thường xuyên nâng cao chất lượng sản phẩm, để tăng giá bán góp phần làm tăng tổng mức lợi nhuận.

Hiệu quả sử dụng Nguồn vốn

ROE=Lợi nhuận sau thuế

Doanh thu thuần xDoanh thu thuầnTổng tài sản xVốn chủ sở hữuTổng tài sản

ROE = Lợi nhuận biên x Vòng quay tài sản x 1

1−Đòn bẩy tài chính Một vài lưu ý trong công thức trên gồm:

- Lợi nhuận dùng để phân tích thường là lợi nhuận sau thuế.

- Doanh thu bao gồm doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ + thu nhập khác. - Tổng tài sản, Vốn chủ sở hữu: tính bình quân trong kì

Đòn bẩy tài chính: lượng VCSH được sử dụng để tài trợ (tài chính) cho tài sản ở công ty. Ngoài ra còn một số trường hợp ngoại lệ là bất cứ hoạt động nào mà nhà quản trị làm để nâng cao hệ số này đều làm tăng ROE.

Như vậy qua khai triển chỉ tiêu ROE chúng ta có thể thấy chỉ tiêu này được cấu thành bởi ba yếu tố chính là lợi nhuận ròng biên, vòng quay tài sản và đòn bẩy tài chính, nghĩa là để tăng ROE doanh nghiệp có 3 sự lựa chọn cơ bản:

- Doanh nghiệp có thể gia tăng khả năng cạnh tranh nhằm nâng cao doanh thu và đồng thời tiết giảm chi phí nhằm gia tăng lợi nhuận ròng biên.

- Doanh nghiệp có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh bằng cách sử dụng tốt hơn các tài sản sẵn có của mình nhằm nâng cao vòng quay tài sản. Hay nói một cách dễ hiểu hơn là doanh nghiệp cần tạo ra nhiều doanh thu hơn từ những tài sản của mình.

- Doanh nghiệp có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh bằng cách nâng cao đòn bẩy tài chính hay nói cách khác là vay nợ thêm vốn để đầu tư. Nếu mức lợi nhuận trên tổng

tài sảncủa doanh nghiệp cao hơn mức lãi suất cho vay thì việc vay tiền để đầu tư của doanh nghiệp là hiệu quả.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH Phát triển sản phẩm công nghệ mới (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)