- TH1: TR = TC thì =
3. Nhân tố quản trị trong kinhdoanh
Đây là nhân tố quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến thành công hay thất bại trong kinh doanh vì vậy nó ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Nó liên quan trực tiếp đến việc lập kế hoạch kinh doanh, tổ chức thực hiện kinh doanh, giám sát hoạt động kinh doanh hay nói cách khác nó liên quan đến tòan bộ hoạt động kinh doanh. Do đó phải tổ chức tốt nhân tố quản trị, muốn vậy phải đảm bảo nguyên tắc gọn nhẹ, thống nhất, linh hoạt từ đó có thể hạ thấp được chi phí hành chính, tránh chồng chéo trách nhiệm, tạo sức ỳ trong quản trị từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh.
4. Tiềm lực vô hình
Tiềm lực vô hình tạo nên sức mạnh của doanh nghiệp thương mại thông qua khả năng bán hàng gián tiếp của doanh nghiệp. Sức mạnh thể hiện có khả năng ảnh hưởng và tác động đến sự lựa chọn, chấp nhận và quyết định mua hàng của khách hàng.
Một hình ảnh tốt về doanh nghiệp liên quan đến hàng hóa, dịch vụ, chất lượng sản phẩm, thái độ với khách hàng, giá cả,…là cơ sở tạo ra sự quan tâm của khách hàng đến sản phẩm của doanh nghiệp. Sự cảm tình, tin cậy, hiểu biết đầy đủ về doanh nghiệp có thể giúp đỡ nhiều cho việc ra quyết định có tính ưu tiên khi mua hàng của khách hàng. Điều này cho phép doanh nghiệp dễ bán được sản phẩm của mình hơn từ đó có thể tăng doanh thu và lợi nhuận. Ngoài ra, nhóm nhân tố bên trong doanh nghiệp còn có các nhân tố như: hệ thống trao đổi, xử lý thông tin… Các nhân tố này ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh với mức độ khác nhau tùy thuộc mỗi loại hình kinh doanh của doanh nghiệp.
5. Nhân tố vốn
Đây là nhân tố tổng hợp phản ánh sức mạnh của doanh nghiệp thông qua nguồn vốn mà doanh nghiệp có thể huy động vào kinh doanh, khả năng
phân phối, đầu tư có hiệu quả các nguồn vốn, khả năng quản lý có hiệu quả nguồn vốn kinh doanh.
Vốn là yếu tố chủ chốt quyết định quy mô của doanh nghiệp, nó phản ánh sự phát triển và đánh giá về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Vấn đề là phải quản lý sử dụng vốn như thế nào nhằm tránh sự lãng phí, đồng thời phải bảo toàn và phát triển được nguồn vốn. Đối với Công ty Cổ phần Công nghệ Đầu tư và Xây dựng Thương mại Thăng Long là một công ty cổ phần nên việc huy động vốn từ các thành viên và các đối tác là việc làm vô cùng cần thiết để duy trì và nâng cao các hoạt động kinh doanh của công ty.
6. Nhân tố lao động
Trong quá trình kinh doanh con người là yếu tố quan trọng hàng đầu để đảm bảo thành công. Máy móc dù tối tân đến đâu cũng đều do con người chế tạo ra, dù có hiện đại đến đâu cũng phải phù hợp với trình độ tổ chức, trình độ kỹ thuật, trình độ sử dụng máy móc của người lao động. Lực lượng lao động có thể sáng tạo ra công nghệ, kỹ thuật mới và đưa chúng vào sử dụng tạo ra tiềm năng lớn cho việc nâng cao hiệu quả kinh doanh. Cũng chính lực lượng lao động sáng tạo ra các sản phẩm mới phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng. Lực lượng lao động trực tiếp tác động lên năng suất lao động, trình độ sử dụng các nguồn lực khác nên nó tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, cần tổ chức và sử dụng hợp lý lao động là biện pháp tăng năng suất lao động, tăng sản lượng, hạ giá thành, nâng cao hiệu quả kinh doanh.
7. Nhân tố trình độ kỹ thuật công nghệ
Trình độ kỹ thuật công nghệ tiên tiến cho phép doanh nghiệp chủ động nâng cao chất lượng hàng hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm và hạ giá thành sản phẩm. Các yếu tố này tác động hầu hết đến các mặt về sản phẩm như: đặc điểm sản phẩm, giá cả sản phẩm, sức cạnh tranh của sản phẩm. Nhờ vậy doanh nghiệp có thể tăng khả năng cạnh tranh của mình, tăng vòng quay của vốn lưu động, tăng lợi nhuận đảm bảo cho quá trình tái sản xuất mở rộng.
Ngược lại, với trình độ công nghệ thấp thì không những làm giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp mà còn làm giảm lợi nhuận và kìm hãm sự phát triển. Nhưng công nghệ cũng đòi hỏi phải phù hợp với từng giai đoạn sản xuất, với yêu cầu cũng như xu thế của thời đại. Do đó doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao, cải tiến và áp dụng công nghệ mới vào sản xuất từ đó góp phần vào sự ổn định, phát triển lâu dài và vững chắc của doanh nghiệp.
8. Nhân tố trình độ tổ chức và quản lý sản xuất kinh doanh
Đây là khả năng tổ chức và quản lý việc sử dụng lao động, vốn và tư liệu sản xuất của doanh nghiệp. Đội ngũ cán bộ có trình độ quản lý giỏi, năng động sáng tạo sẽ nắm bắt thời cơ, phân tích tình hình và quản lý tốt các yếu tố sản xuất cũng như biết kết hợp hài hòa các lợi ích của công ty. Đặc biệt trong công tác quản lý, vai trò quản lý tài chính doanh nghiệp giữ vị trí rất quan trọng. Thông qua việc lựa chọn các quyết định tài chính, khai thác các nguồn vốn, sử dụng vốn có hiệu quả, đẩy nhanh tốc độ chu chuyển vốn lưu động làm giảm bớt nhu cầu vay vốn…tất cả đều ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
2.1.6.2 Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp
Là tập hợp các nhân tố nằm ngoài sự kiểm soát của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp không thể điều khiển nó theo ý muốn mình mà nhằm tạo ra khả năng thích ứng một cách tốt nhất với xu hướng vận động của nó để nâng cao hiệu quả trong kinh doanh.
1. Giá cả
Giá cả là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Giá mua vào tuy không tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh nhưng qua giá bán, giá mua thể hiện được vai trò của mình: giá mua vào càng thấp càng tốt. Giá bán ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp, nó được xác định trên cơ sở cân bằng cung cầu trên thị trường. Để đạt được hiệu quả kinh doanh thì giá bán phải lớn hơn giá mua cộng
với các chi phí khác. Sự chênh lệch càng lớn thì hiệu quả đạt được càng cao. Do vậy, khâu dự báo thị trường và định giá là rất quan trọng.